Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nga đang vẽ lại bản đồ năng lượng thế giới

Kinh tế thế giới

03/08/2022 15:55

4 tháng chiến tranh Ukraina cũng đủ khiến Nga soán ngôi Saudi Arabia trở thành nhà cung cấp dầu mỏ lớn nhất cho Trung Quốc.
news

Nhờ Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thái tử Mohammed Bin Salman của cường quốc dầu mỏ vùng Vịnh lại được trọng vọng 4 năm sau vụ sát hại nhà báo đối lập. Nhiều nước châu Âu như Đức và Italy hối hả đi tìm các nguồn cung năng lượng khác lấp vào chỗ trống dầu mỏ và khí đốt của Nga trong khi Mỹ phải sử dụng đến kho dự trữ chiến lược.

Moscow dường như đang "vẽ lại bản đồ năng lượng thế giới". Thống kê của Trung Quốc cho thấy, trong tháng 5/2022, lần đầu tiên Nga trở thành nguồn cung số 1 của nước này. Công xưởng châu Á nhập vào "gần 8,42 triệu tấn dầu" của Nga qua đường biển, chủ yếu là đường ống đi từ miền Đông Siberia ra đến Thái Bình Dương. Cùng kỳ, Saudi Arabia chỉ xuất khẩu hơn 7,8 triệu tấn dầu cho Trung Quốc. Tổng kim ngạch xuất khẩu dầu mỏ của Nga sang Trung Quốc tăng 55% so với cùng kỳ năm 2021.

Trọng tâm của thị trường Nga chuyển sang châu Á

Lượng dầu của Nga xuất khẩu sang Mỹ chỉ còn tương đương với 12% so với hồi đầu tháng 2/2022, trước khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina. Thế vào chỗ của Mỹ là Ấn Độ. New Delhi mua vào 0,9 triệu thùng dầu/ngày, thay vì 0,1 triệu thùng giai đoạn trước chiến tranh.

Liên minh châu Âu (EU) cũng không còn là khách hàng "nặng ký nhất" của các tập đoàn dầu khí Nga. Cuối tháng 5/2022, Brussels quyết định "cấm vận dầu mỏ Nga" và đến cuối 2022, "ngừng nhập khẩu 92% dầu từ Nga".

Cũng trong hơn 5 tháng qua, giá một thùng dầu Brent đang từ 87 USD có lúc đã vượt ngưỡng 120 USD, trước khi rơi xuống 109 USD/thùng (ngày 19/7). 

Nga đang vẽ lại bản đồ năng lượng thế giới - Ảnh 1.

CHUYỂN SANG CHÂU Á: Gần một nửa lượng dầu thô của Nga hiện được chuyển đến châu Á. Nguồn: Dữ liệu theo dõi tàu thuyền do Bloomberg giám sát. Lưu ý: Trung bình động 4 tuần của các chuyến hàng dầu thô từ tất cả các cảng của Nga.

Trả lời đài truyền hình Pháp France 24, Francis Perrin, Giám đốc nghiên cứu Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS), nhìn nhận rất khó dự báo giá dầu ở thời điểm hiện tại, song gần như chắc chắn chiến tranh Ukraina còn kéo dài, Moscow còn tiếp tục khai thác lá bài năng lượng. 

Ông Perrin nói: "Một số nước châu Âu đã giảm, hoặc ngừng nhập dầu mỏ của Nga. Cũng có những tập đoàn dầu khí chủ yếu là muốn tránh mang tiếng vẫn khai thác năng lượng Nga, nên đã giảm hẳn giao dịch với các đối tác Nga. 

Thêm vào đó, lệnh trừng phạt của phương Tây bắt đầu ảnh hưởng đến ngành dầu mỏ của Nga. Mức sản xuất sụt giảm từ tháng 4 và xu hướng này còn sẽ tiếp diễn trong 6 tháng cuối 2022. Nga không đủ khả năng để cung cấp nhiều dầu mỏ hơn nữa.

 Trong bối cảnh từ trước chiến tranh Ukraina, thị trường dầu khí thế giới đã rất căng, giá cả liên tục bị đẩy lên cao, tôi nghĩ rằng từ nay đến cuối năm 2022, không có gì thay đổi, tức là mức cung không đủ để phục vụ nhu cầu của thị trường. Có thể giá dầu còn bị đẩy lên cao hơn nữa, nhưng đó chỉ là một khả năng mà thôi".

Một cuộc săn lùng các đối tác mới

Châu Âu đang ở trong hoàn cảnh chật vật vì khí đốt của Nga. Lệ thuộc đến 45% vào khí đốt của Nga (trước chiến tranh Ukraina), Italy không có sự chọn lựa nào khác. Từ cuối tháng 2/2022, Algeria đã trở thành nhà cung cấp dầu mỏ số 1 cho Italy.

Tại Berlin, Thủ tướng Olaf Scholz cũng đau đầu vì bài toán năng lượng. Nếu Nga khóa van khí đốt, GDP của nền kinh tế số 1 EU sẽ mất từ 4-5% tăng trưởng. Các nhà cung cấp của Nga chiếm hơn 50% thị trường Đức. Berlin đã phải vội vã chuyển hướng sang châu Phi, chủ yếu nhắm vào Senegal, nơi Đức đã đầu tư nhiều vào các dự án khí hóa lỏng và các chương trình phát triển năng lượng tái tạo.

Paris những ngày qua đã liên tiếp đón lãnh đạo Các tiểu vương quốc Arab thống nhất Mohamed Ben Zayed al Nahyane (MBZ) và Thái tử Saudi Arabia Mohammed Bin Salman (MBS). Pháp kỳ vọng UAE và Saudi Arabia có thể giúp "hạ nhiệt trên thị trường năng lượng" thế giới.

Tổng thống Joe Biden, trước các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, cũng không muốn Đảng Dân chủ để mất phiếu vì lạm phát và xăng dầu tăng giá bào mòn sức mua của người Mỹ. Ông đã tới Riyadh, đánh dấu chuyến công du được coi là điểm khởi đầu "phục hồi danh dự" cho lãnh đạo tương lai của vương quốc dầu mỏ này, sau những cáo buộc Thái tử Saudi Arabia trực tiếp liên quan đến vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi hồi năm 2018.

Nga đang vẽ lại bản đồ năng lượng thế giới - Ảnh 3.

Từ khi cuộc chiến Ukraina diễn ra, Nga tích cực tìm nguồn ra cho dầu thô, còn EU tìm nguồn cung cấp.

Yêu sách của Saudi Arabia

Cũng từ sau cuộc tiếp xúc với Tổng thống Mỹ trung tuần tháng 7/2022, MBS đã mạnh dạn trở lại sân khấu quốc tế, với chuyến công du châu Âu với một chặng dừng quan trọng là thủ đô Paris. Cả Mỹ và Pháp cùng trông chờ vào Saudi Arabia, thành viên quan trọng nhất Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) để tăng mức sản xuất dầu, bù đắp phần thiếu hụt từ Nga. Tuy nhiên, chuyên gia về dầu mỏ Francis Perrin, viện IRIS chỉ ra rằng Nga là một trong 10 quốc gia của OPEC+ và không có gì bảo đảm là Mỹ hay Pháp còn có đủ sức thuyết phục với Saudi Arabia như xưa. 

Ông nói: "OPEC+ không chắc giữ được lời hứa tăng sản lượng cho thế gới, cho dù đó chỉ là một mục tiêu khiêm tốn sản xuất thêm 648 triệu thùng dầu/ngày, vì rất nhiều lý do. Thứ nhất, Nga là một trong số 23 thành viên của OPEC+ và mỗi quyết định chung cần được toàn khối nhất trí thông qua. Moscow đương nhiên không chấp nhận để cho OPEC+ mở van dầu, vì như vậy bất lợi cho Nga. 

Điểm thứ hai, bản thân các quốc gia xuất khẩu có lợi khi giá dầu tăng cao. Hiện tại giá một thùng dầu là khoảng 120 USD, và như vậy còn thấp hơn nhiều so với đỉnh điểm hổi tháng 7/2008 (140 USD/thùng). OPEC hay OPEC+ chẳng dại gì tăng mức cung để hạ nhiệt giá dầu. Lý do thứ ba, OPEC không muốn để mất Nga, cho nên dù có chiều lòng phương Tây, khối này cũng chỉ nhượng bộ một cách chừng mực. 

Sau cùng, việc sản xuất dầu hỏi hỏi phải có những phương tiện tài chính, kỹ thuật và còn tùy thuộc vào yếu tố địa chính trị nữa. Do vậy, nhiều nhà quốc gia có dầu nhưng không đủ sức để cung cấp thêm cho thế giới. Trong ngành công nghiệp dầu mỏ muốn sản xuất thêm là một chuyện, có làm được việc đó hay không lại là chuyện khác".

Vấn đề là mối quan hệ giữa Riyadh và Washington vẫn trong thời kỳ băng giá, liệu chuyến đi của Biden có "bõ công"? Chuyên gia Francis Perrin phân tích: "Saudi Arabia đang lạnh nhạt với Mỹ. Trong những tháng gần đây, cả Saudi Arabia lẫn UAE đều muốn gửi một thông điệp mạnh đến Joe Biden. Một cách gián tiếp hai vương quốc này chỉ trích Mỹ không quan tâm đến lợi ích của Ryiadh cũng như Abu Dhabi. 

Cả hai cùng chỉ trích Washington muốn các đối tác vùng Vịnh này sản xuất và xuất khẩu nhiều dầu mỏ hơn để làm hạ nhiệt thị trường, nhưng đồng thời Mỹ lại đàm phán về hạt nhân với Iran, kẻ thù không đội trời chung của Saudi Arabia và UAE. Đương nhiên, không ai chính thức nêu ra điều đó, nhưng mọi người cùng hiểu rằng đây là một thông điệp ngầm. 

Saudi Arabia đủ sức để sản xuất nhiều hơn. Ryiadh là một trong những đối tác hiếm hoi có khả năng mở van dầu. Nhưng vương quốc này có muốn chiều lòng Mỹ hay không là còn tùy thuộc vào quan hệ với Washington và do vậy thị trường dầu mỏ đã theo dõi kỹ chuyến công du hồi giữa tháng 7 vừa qua của Tổng thống Joe Biden".

Nga đang vẽ lại bản đồ năng lượng thế giới - Ảnh 5.

Nord Stream 1 hiện đã giảm công suất xuống một nửa, gây thiếu hụt trầm trọng khí đốt ở châu Âu.

Chìa khóa năng lượng của thế giới thuộc về Moscow

Trong khi đó, tại Moscow, Tổng thống Vladimir Putin vẫn tiếp tục "làm mưa làm gió" với chìa khóa đóng hay mở van dầu mỏ và khí đốt đổ vào châu Âu. Nga đã lần lượt ngừng cung cấp khí đốt cho một số thành viên EU như Ba Lan, Bulgaria, Hà Lan… và đang đe dọa cả Đức.

Đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 đã ngừng hoạt động từ khi Nga tràn vào lãnh thổ Ukraina. Còn Nord Stream 1 đã giảm công suất, và tập đoàn quản lý Gazprom trong tháng 6 qua đã 2 lần ngừng vận hành đường ống này vì lý do "kỹ thuật". 

Trong tháng 7, Nord Stream 1 "tạm ngừng" hoạt động trong hơn 10 ngày để sửa chữa và cuối tháng này, Gazprom lại tiếp tục hạn chế công suất. Châu Âu lại thêm "khát" dầu của Nga. Chuyên gia về năng lượng Simone Tagliapietra, làm việc tại trung tâm nghiên cứu Bruegel (Bỉ), đánh giá đây là một đòn hiểm của Nga. 

Ông nói: "Cứ mỗi lần Nga tuyên bố giảm lượng xuất khẩu, giá khí đốt lại tăng thêm 10%. Điều đó có lợi cho Moscow, cho phép thu nhập cao hơn một chút. Hiện tại khối lượng xuất khẩu của Nga sang châu Âu chỉ bằng 1/3 so với trước chiến tranh Ukraina. Hơn thế nữa, giá năng lượng bị đẩy lên cao gây thiệt hại cho kinh tế của các nước châu Âu. 

Chủ trương của Moscow là bắt châu Âu trả giá cho việc trừng phạt Nga, vì năng lượng đắt đỏ, vật giá leo thang. Nga muốn rằng, sau cùngvì chịu không nổi, các nước châu Âu sẽ phải dỡ bỏ hoặc giảm nhẹ các trừng phạt Nga. Đó là nước cờ của Kremlin và đừng quên rằng đây cũng là một cuộc chiến tranh kinh tế. Chính trên mặt trận này EU phải có cùng một tiếng nói".

Chiến tranh Ukraina chưa biết đi về đâu và cũng không biết đến khi nào mới hy vọng kết thúc, song rõ ràng trong chưa đầy nửa năm, bàn cờ năng lượng thế giới đang được vẽ lại. Châu Âu hối hả đi tìm những nguồn cung ứng mới, quan tâm trở lại đến châu Phi, hay Trung Á, từ Algeria đến Senegal hay Azerbaijan… Mỹ dễ dàng quên đi những cam kết về nhân quyền để làm hòa với Saudi Arabia và thậm chí cũng không còn gay gắt với Venezuela như hơn 1 năm trước đây.

Trong khi đó, Trung Quốc, Ấn Độ trở thành những điểm tựa của ngành dầu khí Nga. Dầu mỏ Iran có phần "mất giá" với Bắc Kinh, khi Trung Quốc đã có một thỏa thuận "không giới hạn" trong việc hỗ trợ Moscow.

Ở Kiev, Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky vẫn đang miệt mài kêu gọi phương Tây "tăng cường các biện pháp trừng phạt và cấm vận" Nga, cho dù một phần dầu khí của các tập đoàn Nga vẫn được xuất khẩu qua các đường ống băng ngang lãnh thổ Ukraina.

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement