Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Điều gì xảy ra với nước Đức nếu Nga dừng cung cấp khí đốt?

Kinh tế thế giới

15/07/2022 17:18

So với các quốc gia châu Âu khác, Đức phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt Nga và lý do vì sao mà quốc gia này "đứng ngồi không yên" khi Nga dừng cung cấp khí đốt cho nước này với lý do "bảo trì đường ống" trong bối cảnh mùa Đông đang đến gần.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đang sử dụng nguồn cung cấp năng lượng của Đức như một vũ khí chính trị - đó là điều mà Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck và Thủ tướng Olaf Scholz đã nhiều lần nhấn mạnh. Bộ trưởng Habeck nói với đài truyền hình RTL rằng mình sẽ "phải nói dối" nếu nói rằng mình không sợ những hậu quả có thể xảy ra.

Mọi thứ đang dần trở nên nghiêm trọng hơn khi vào hôm thứ Tư (13/7), Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga thông báo rằng, họ không chắc liệu nguồn cung cấp khí đốt từ Moscow có được đảm bảo hay không sau khi công việc bảo trì đường ống Nord Stream kết thúc. Đường ống này bắt đầu được sửa chữa từ hôm 11/7 và dự kiến sẽ kết thúc sớm nhất vào ngày 21/7.

Gazprom trước đó đã cắt giảm nguồn cung khí đốt cho Đức thông qua đường ống này và nói rằng việc này liên quan đến việc một tuabin quan trọng đang được bảo dưỡng ở Canada vẫn chưa được nước này trả về. Chính phủ Đức đã bác bỏ lời giải thích này và nói rằng việc chậm giao tuabin nói trên không liên quan đến việc cắt giảm nguồn cung.

Điều gì xảy ra với nước Đức nếu Nga dừng cung cấp khí đốt? - Ảnh 1.

Ảnh: Getty Images

Thời gian gần đây, chỉ có khoảng 40% khối lượng khí đốt được chuyển từ Nga sang Đức. Khí đốt của Nga cực kỳ quan trọng đối với Đức, đặc biệt là ở các ngành công nghiệp và hộ gia đình. Một nửa số ngôi nhà ở Đức được sưởi ấm bằng khí đốt do các công ty Nga cung cấp.

Sự phụ thuộc của Đức vào khí đốt của Nga vẫn ở mức cao, mặc dù chính phủ đã nỗ lực giảm bớt trong những tháng gần đây. Klaus Müller, người đứng đầu Cơ quan đường ống Liên bang, cơ quan quản lý của chính phủ, cảnh báo rằng người dân Đức nên chuẩn bị cho việc chi phí khí đốt của họ tăng gấp ba lần.

Sự ủng hộ đối với các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga cũng đang giảm dần do ngày càng có nhiều người cảm thấy lạm phát tăng cao.

Ưu tiên cho hộ gia đình?

Cơ quan quản lý đường ông Liên bang chịu trách nhiệm xác định ai sẽ nhận được lượng khí đốt. Người đứng đầu tổ chức này, Klaus Müller, là một thành viên của Đảng Xanh, một đảng chủ trương bảo vệ môi trường luôn nhấn mạnh rằng các hộ gia đình nên được cung cấp trước hết.

Ông nói với nhóm truyền thông RND rằng, cả "luật của Đức và châu Âu đều quy định về việc bảo vệ các hộ gia đình" trước các doanh nghiệp.

Nhưng Bộ trưởng Kinh tế của Đảng Xanh gần đây đã nghi ngờ về điều này, đặt câu hỏi về sự khôn ngoan của việc ưu tiên người tiêu dùng cá nhân hơn ngành công nghiệp trong trường hợp nguồn cung cấp khí đốt bị ngừng hoàn toàn.

Đề xuất của Bộ trưởng Habeck là xem xét lại việc ưu tiên cho công nghiệp hơn là sử dụng cá nhân, để nền kinh tế không bị thiệt hại quá nhiều, đã vấp phải sự chỉ trích dữ dội từ các nhóm xã hội dân sự.

Verena Bentele, Chủ tịch của hiệp hội phúc lợi xã hội nói với nhóm truyền thông Funke rằng các gia đình có trẻ nhỏ, người khuyết tật, người già, người bệnh mãn tính và những người cần được chăm sóc đặc biệt cần phải có nguồn cung cấp khí đốt an toàn.

Eugen Brysch, người đứng đầu Tổ chức Bảo vệ bệnh nhân Đức, trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo Osnabrücker Zeitung, đã lập luận rằng không nên để một bộ trưởng chính phủ quyết định vấn đề ưu tiên.

Không đủ khí dự trữ trong kho

Theo luật, các cơ sở lưu trữ của Đức phải đầy 80% vào đầu tháng 10 và đầy 90% vào đầu tháng 11. Tuy nhiên, rất ít khả năng dự trữ sẽ đáp ứng được các mức đó. Hiện tại, chúng chỉ đầy khoảng 65%, không đủ để đảm bảo nguồn cung tối thiểu trong suốt mùa Đông và có khả năng Hạ viện, Quốc hội liên bang của Đức, sẽ sớm tranh luận xem ai sẽ được ưu tiên sử dụng khí đốt.

Trong khi đó, Ủy ban EU dự đoán rằng Nga sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu hoàn toàn trước cuối năm nay. Do đó, một kế hoạch khẩn cấp quy định các tòa nhà công cộng và thương mại chỉ được sưởi ấm ở mức tối đa là 19 độ C (66 độ F) kể từ mùa Thu.

Điều này đã quá rõ ràng: đây sẽ là một mùa Thu và mùa Đông khó khăn cho người tiêu dùng khí đốt ở châu Âu.

(Nguồn: DW)

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement