Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Phương Tây thất bại trong việc 'giới hạn trần giá dầu Nga', vì sao?

Phân tích

12/09/2023 14:22

Ở thời điểm hiện tại, giá dầu thế giới liên tục tăng và Nga vẫn kiếm được hàng tỷ USD từ dầu mỏ. Điều này cho thấy quy định áp trần giá dầu của Nga dường như không hiệu quả. Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề?
news

Theo bài viết trên tạp chí Tấm gương (Der Spiegel) của Đức, các nước phương Tây cho rằng biện pháp áp trần giá dầu Nga đã giúp hạn chế nguồn lực của nước này tham gia vào cuộc xung đột với Ukraina.  

Trong mùa Hè vừa qua, có một "đường cong hy vọng" mà nhiều nước phương Tây hướng tới. Trong nhiều tuần, họ theo dõi xu hướng giảm giá của đồng ruble với hy vọng có phần viển vông về một cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ xảy ra ở nước này.

Nhưng cũng có một đường cong khác đã rẽ sang hướng mới trong mùa Hè. Đường cong này không tốt cho Ukraina và các đồng minh, nhưng nó gần như không được chú ý nhiều. Đó là diễn biến giá dầu thô trên thị trường thế giới, hay nói chính xác hơn, đó là diễn biến giá dầu Urals của Nga. 

Vào tháng 6/2023, giá loại dầu này trên thị trường thế giới vẫn dao động trong khoảng từ 54-56 USD/thùng. Nhưng hiện tại, giá dầu loại này đã lên tới 74 USD/thùng. Giá đã tăng thêm khoảng 20 USD/thùng sẽ tạo ra sự khác biệt lớn về thu nhập cho Nga. Đó là khoản doanh thu bổ sung khoảng 37 tỷ USD cho năm nay.

Vì sao giá dầu Nga lại tăng cao như vậy? Các chuyên gia lý giải điều này nằm ngoài ý muốn của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7). Mùa Đông năm ngoái, G7 đã quyết định giới hạn giá bán dầu thô của Nga trên thị trường thế giới. Các công ty vận tải và bảo hiểm phương Tây không được vận chuyển và bảo hiểm dầu của Nga, trừ khi dầu được giao dịch dưới mức giá 60 USD/thùng.

Phương Tây thất bại trong việc 'giới hạn trần giá dầu Nga', vì sao? - Ảnh 1.

Ý tưởng thông minh nhưng không thực tế

Ít nhất về mặt lý thuyết, đó là một ý tưởng đáng lưu ý do Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và các đối tác đề xuất. Quy định này sẽ hạn chế thu nhập của Nga từ việc bán dầu thô, nhưng lại không khiến giá loại nguyên liệu thô quan trọng này tăng vọt một cách mất kiểm soát trên thị trường thế giới.

Trong một thời gian nhất định, dường như quy định này đã phát huy hiệu quả. Giá bán của các chuyến hàng dầu của Nga vận chuyển qua biển Baltic và Biển Đen đã giảm mạnh. Trên những tuyến đường này, Nga gần như phải bán dầu với giá 40-45 USD/ thùng. 

Dầu Nga chủ yếu đến tay người mua Ấn Độ hoặc các nơi khác ở châu Á. Doanh thu thuế của Nga từ dầu cũng sụt giảm mạnh, đến mức Chính phủ phải bù đắp những khoản thâm hụt ngân sách đáng kể.

Nhưng theo chuyên gia kinh tế Benjamin Hilgenstock từ Trường Kinh tế Kiev, giờ đây giá dầu của Nga tại các cảng Primorsk trên biển Baltic và Novorossiysk trên Biển Đen đã tăng lên hơn 60 USD/thùng.

Đầu tháng 9/2023, đại diện Bộ Tài chính Mỹ khẳng định với hãng tin Bloomberg rằng "mức trần giá đang phát huy tác dụng". Nhưng tuyên bố này liệu có phù hợp với thực tế hay không?

Chuyên gia Hilgenstock cho rằng vấn đề ở đây là các chính phủ phương Tây đã nhầm lẫn giữa diễn biến giá dầu thực tế và kết quả của biện pháp áp trần giá dầu do họ đặt ra. Sau khi phương Tây áp dụng quy định, giá dầu xuất khẩu thực tế của Nga đã thực sự giảm. Nhưng kết quả này không phải do biện pháp áp trần giá dầu tạo nên.

Gần như cùng lúc với việc áp trần giá dầu, người châu Âu quyết định sử dụng công cụ thứ hai để hạn chế nguồn thu của Nga từ dầu mỏ: EU áp đặt lệnh cấm nhập khẩu sâu rộng đối với dầu Nga được vận chuyển bằng đường biển. 

Trong chốc lát, những khách hàng truyền thống lớn nhất của Nga - những người mua dầu từ các cảng Primorsk và Novorossiysk - đột ngột biến mất. Thời điểm đó, các tàu chở dầu của Nga buộc phải chuyển hướng từ biển Baltic đến Ấn Độ. Tại đây, những khách hàng mới của Nga yêu cầu mức chiết khấu cao hơn cho mỗi thùng dầu Nga. Điều này khiến giá dầu của nước này buộc phải giảm.

Chuyên gia Hilgenstock nhận định việc giảm giá "không liên quan gì đến giới hạn trần giá dầu của phương Tây", nhưng dù sao các chính phủ phương Tây cũng có thể cho rằng đây là một thành công. Vì vấn đề chính là doanh thu từ dầu mỏ của Nga đang giảm.

Trong bối cảnh đó, Saudi Arabia và Nga đã cùng nhau quyết định cắt giảm lượng xuất khẩu dầu. Điều này đẩy giá trên thị trường dầu mỏ thế giới tăng cao và kéo giá dầu Urals của Nga lên trên 60 USD/thùng. Nó cho thấy rõ sự thất bại của quy định áp trần giá dầu Nga.

Phương Tây thất bại trong việc 'giới hạn trần giá dầu Nga', vì sao? - Ảnh 2.

Nhà máy lọc dầu LUKOIL của Nga.

Dấu hiệu cảnh báo từ cảng Kosmino

Những điểm yếu của các biện pháp trừng phạt Nga đã được biết đến từ lâu. Chuyên gia Hilgenstock và nhóm nghiên cứu của ông đã gióng lên hồi chuông cảnh báo từ mùa Xuân vừa qua. Trong thời gian dài, họ đã theo dõi diễn biến giá dầu xuất khẩu tại các cảng quan trọng nhất của Nga. 

Ngoài cảng Primorsk trên biển Baltic và cảng Novorossiysk trên Biển Đen, Nga còn có cảng Kosmino trên biển Nhật Bản. Theo truyền thống, các khách hàng quan trọng khác luôn được Nga cung cấp dầu từ đây.

Vài tháng trước, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một lượng lớn dầu của Nga từ cảng này vẫn được vận chuyển với giá trên 60 USD/thùng. Đặc biệt, khoảng một nửa số tàu ghé cảng ở vùng Viễn Đông này hoặc thuộc các công ty vận tải phương Tây hoặc được các công ty phương Tây cung cấp bảo hiểm.

Hiện tại, mô hình tương tự cũng có thể nhận thấy trên các tuyến đường qua biển Baltic và Biển Đen. Theo dữ liệu từ Trung tâm nghiên cứu năng lượng và không khí sạch (CREA), khoảng một nửa số tàu chở dầu trên cảng Primorsk gần đây có liên quan đến các công ty vận chuyển và công ty bảo hiểm phương Tây. Ở cảng Novorossiysk, tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn.

Chuyên gia Hilgenstock cho rằng đây là "tin tốt trong số tin xấu". Nga vẫn phụ thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ phương Tây để xuất khẩu dầu - bất chấp việc nước này nỗ lực thành lập "hạm đội tàu chở dầu bóng tối". Về nguyên tắc, cơ chế áp dụng trần giá vẫn còn nguyên vẹn.

Vậy vì sao trần giá dầu vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả? Chuyên gia Hilgenstock giải thích lệnh trừng phạt như vậy chỉ có hiệu quả nếu các chính phủ thể hiện rõ một cách đáng tin cậy cho các công ty, rằng họ sẽ thực thi quyết liệt quy định đó. Điều này có nghĩa là cho đến nay, các nước G7 hầu như không làm gì để thực sự thực hiện quy định mức trần giá dầu của họ.

Phương Tây thất bại trong việc 'giới hạn trần giá dầu Nga', vì sao? - Ảnh 3.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ở Samarkand, Uzbekistan, ngày 16/9. Ảnh: AP

Cách Nga hưởng lợi

Cho đến nay, Liên minh châu Âu (EU) mới chỉ yêu cầu các chủ tàu và công ty bảo hiểm phải cung cấp cái gọi là "bản chứng thực". EU đã ban hành quy định về "bản chứng thực" này nhưng với độ dài chỉ chưa đầy nửa trang văn bản. Các công ty vận tải cần phải sử dụng bản chứng thực đó để đảm bảo rằng họ tuân thủ giới hạn giá dầu. 

Mặc dù vậy, tới nay vẫn chưa rõ liệu chính quyền các nước G7 có kiểm tra những bản chứng thực đó hay không và kiểm tra ở mức độ nào? Nếu có vi phạm thì đã xác định được bao nhiêu hành vi vi phạm? Việc xử lý những vi phạm này như thế nào?

Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC) cho biết các cơ quan có thẩm quyền ở các quốc gia thành viên EU phải chịu trách nhiệm về điều này. Nhưng vẫn chưa rõ đó chính xác là cơ quan nào. Dữ liệu về các vi phạm không có sẵn. Cho đến nay, cũng chưa có quốc gia thành viên EU nào thông báo về việc bắt đầu các thủ tục xử lý đối với những người vi phạm lệnh trừng phạt.

Theo người phát ngôn Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu Đức, Chính phủ Đức cũng không có thông tin về các hành vi vi phạm lệnh trừng phạt. Bộ này cho rằng dữ liệu thương mại cho thấy nguồn thu ngân sách nhà nước của Nga đang bị sụt giảm. Ngoài ra, không có gì chắc chắn rằng giá dầu xuất khẩu của Nga đã vượt mốc 60 USD/thùng.

Nhưng cái giá của việc không hành động là rất cao. Chuyên gia Hilgenstock và các đồng nghiệp của ông tính toán rằng nếu mức giá trần được kiểm soát chặt chẽ, Nga sẽ chỉ kiếm được 144 tỷ USD từ doanh số bán dầu vào trong 2024. 

Nếu các nước G7 hạ mức giá trần xuống còn 50 USD/thùng, Nga thậm chỉ sẽ chỉ thu được 64 tỷ USD từ dầu Urals và các loại dầu khác. Ngược lại, nếu quy định không được thực thi chặt chẽ, lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ có thể mang về cho Nga tới 188 tỷ USD trong năm 2024.

(Nguồn: TTXVN)

PV
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement