Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tại sao khí đốt của Mỹ không thể giải quyết được cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu?

Phân tích

02/08/2022 08:24

Nhu cầu năng lượng của châu Âu đã thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất khí hóa lỏng (LNG) của Mỹ phát triển, nhưng trên thực tế, nó không thể giải quyết được cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ở châu Âu. Nguyên nhân vì sao?
news

Khi châu Âu loại bỏ nguồn năng lượng của Nga nhằm trừng phạt cuộc tấn công quân sự của Moscow vào Ukraina khiến cho châu lục này rơi vào cuộc khủng hoảng nguồn cung và điều này đã thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất khí hóa lỏng (LNG) của Mỹ phát triển mạnh mẽ.

Mỹ hiện là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, tuy nhiên các giới hạn về chính trị, kinh tế và kỹ thuật đã ngăn cản nước này trở thành vị "cứu tinh" toàn diện đối với thế giới nói chung và châu Âu nói riêng. Và cái mà ngành công nghiệp sản xuất LNG của nước này và cả châu Âu đang gặp phải là cả hai đều khả năng cơ sở hạ tầng và sự phản ứng của các nhóm bảo vệ môi trường.

Robin Schneider, Giám đốc điều hành của nhóm phi lợi nhuận Texas Campaign for the Environment cho biết: "Đây là một con đường đầy rủi ro về nhu cầu năng lượng và khí hậu của chúng ta".

Khủng hoảng năng lượng ở Châu Âu

Giá khí đốt tự nhiên tăng vọt đã ảnh hưởng đến châu Âu kể từ khi châu lục này tìm cách phá bỏ sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga và quốc gia này, Nga, trên thực tế cũng đã hạn chế các dòng khí đốt của mình đến châu Âu thông qua các đường ống.

Tại sao khí đốt của Mỹ không thể giải quyết được cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu? - Ảnh 1.

Việc Nga giảm cung cấp khí đốt qua hệ thống đường ống khiến châu Âu rơi vào cuộc khủng hoảng năng lượng.

Giá khí đốt đã tăng 25% trong tuần trước khi Nga thông báo đường ống Nord Stream 1 đến Đức sẽ chỉ cung cấp 20% công suất. Vào tháng 5, nước này đã đáp trả các lệnh trừng phạt của châu Âu bằng cách ngăn chặn hoàn toàn các dòng khí đốt đến châu Âu thông qua đường ống Yamal.

Các quốc gia châu Âu đang cố gắng tích trữ đủ khí đốt trong bối cảnh mùa Đông đang đến gần. Rất nhiều lo ngại rằng, khẩu phần năng lượng sẽ không được cân bằng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp và một cuộc khủng hoảng năng lượng có thể gây ra suy thoái kinh tế.

Châu lục này phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên để sưởi ấm, sản xuất điện và cho các hoạt động công nghiệp khác.

Các quốc gia thành viên đã và đang ban hành một số sáng kiến để giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp giảm bớt chi phí cho khí đốt. Chẳng hạn như Đức, nước này viện trợ cho các dịch vụ liên quan đến khí đốt, trong khi đó Pháp quốc hữu hóa công ty điện lực EDF vốn được nhà nước hậu thuẫn trước đó.

Mỹ làm gì để giải cứu?

Mỹ đã trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới trong nửa đầu năm 2022, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).

Xuất khẩu trung bình hàng ngày của nước này tăng 12% trong sáu tháng qua lên 11,2 tỷ feet khối (bcf) mỗi ngày.

Thay thế châu Á, Anh và EU đã đã trở thành nhà nhập khẩu LNG hàng đầu của Mỹ khi nhận đến 71% lượng hàng xuất khẩu nhưng, họ phải trả một khoản tiền lớn hơn. Các quốc gia nghèo hơn như Brazil hoặc Bangladesh không thể cạnh tranh với châu Âu ở mức giá hiện tại.

Tại sao khí đốt của Mỹ không thể giải quyết được cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu? - Ảnh 2.

Việc vận hành các nhà máy LNG khiến các nhà hoạt động môi trường không hài lòng.

Một số nhà xuất khẩu thậm chí đã phá vỡ hợp đồng với các nước nghèo để chuyển hướng nhiên liệu sang châu Âu, thu về lợi nhuận cao hơn bất chấp các hình phạt.

Theo Eugene Kim, giám đốc nghiên cứu tại bộ phận nghiên cứu Khí đốt châu Mỹ của Wood Mackenzie, Mỹ đã nổi lên như một trong những nhà cung cấp LNG an toàn duy nhất. Và cũng theo chuyên gia này, đây là một những lĩnh vực tăng trưởng tiềm năng trước khi Nga tấn công Ukraina.

Nhưng vấn đề nảy sinh trong quá trình thay thế Nga cung cấp năng lượng cho châu Âu xuất hiện, đó là năng lực ở cả hai bờ Đại Tây Dương đã hạn chế Mỹ đóng vai "siêu anh hùng".

Trong khi Tổng thống Joe Biden hứa vào tháng 3 rằng, Mỹ sẽ xuất khẩu nhiều LNG hơn sang châu Âu, ngành công nghiệp này ngay lập tức phát huy sức mạnh tối đa. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào đường ống từ Nga, phần lớn các nước châu Âu thiếu cơ sở hạ tầng nhập khẩu đầy đủ để tiếp nhận ngay cả khi Mỹ có thể xuất khẩu nhiều LNG hơn sang châu lục này.

Về phía Mỹ, trong ngắn hạn, xuất khẩu LNG của Mỹ dự kiến sẽ giảm do vụ nổ hồi tháng 6 tại cơ sở Freeport LNG ở Gulf Coast.

Tuy nhiên, Mỹ đã được yêu cầu cung cấp nhiên liệu cho châu Âu ngay cả trước khi xảy ra sự cố ở Texas. Kim nói: "Trước khi xảy ra vụ nổ Freeport LNG vào đầu tháng 6, LNG của Mỹ đạt đủ công suất xuất khẩu theo thỏa thuận".

Cũng theo chuyên gia này, nếu không có gì thay đổi cho đến năm 2023, Mỹ sẽ đạt mức sản xuất tối đa 12 tỷ bcf một ngày.

Mặc dù năng lực sản xuất có, nhưng các công ty Mỹ bị ràng buộc bởi hợp đồng dài hạn với các quốc gia ngoài châu Âu và việc xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ chưa được hoàn chỉnh cho đến năm 2024 hoặc muộn hơn ở châu lục này.

Ngoài ra, việc xuất khẩu quá nhiều cũng đã khiến các nhóm người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ không hài lòng do họ đang phải chịu mức giá cao hơn do xuất khẩu LNG này tăng mạnh.

Paul Cicio, Giám đốc điều hành của tập đoàn thương mại nhà sản xuất Industrial Energy Consumers of America, nói với Wall Street Journal rằng "người tiêu dùng Mỹ, nền kinh tế Mỹ, an ninh quốc gia Mỹ đang gặp rủi ro trừ khi chúng ta duy trì hàng tồn kho dư thừa".

EIA gần đây đã báo cáo rằng hàng tồn kho của Mỹ thấp hơn 12% so với mức trung bình trong 5 năm qua cho thời điểm này.

Mục tiêu khí hậu bị lãng quên

Ngành công nghiệp sản xuất LNG của Mỹ cũng vấp phải sự phản kháng trong nước và quốc tế trên mặt trận khí hậu.

Các nhóm khí hậu cho rằng việc mở rộng cơ sở hạ tầng của ngành công nghiệp LNG để tăng xuất khẩu sẽ đồng nghĩa với việc phá vỡ các mục tiêu giảm khí thải phát ra từ nhiên liệu hóa thạch.

Tại sao khí đốt của Mỹ không thể giải quyết được cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu? - Ảnh 3.

Các nhà hoạt động môi trường lo ngại mục tiêu giảm phát thải khí nhà kinh bị phá vỡ.

Schneider, một thành viên của Chiến dịch vì Môi trường Texas cho biết: "Một mối quan ngại lớn là các công ty xuất khẩu LNG đang sử dụng [cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu] như một cái cớ để cố gắng thúc đẩy xuất khẩu thông qua quy trình cấp phép và cũng tránh các luật ô nhiễm không khí".

Các nhà hoạt động khí hậu chỉ ra rằng, LNG chiếm một phần ba lượng khí thải carbon của Mỹ, bao gồm gần một nửa lượng khí thải mêtan. Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu đã dán nhãn mêtan, một loại khí nhà kính đặc biệt mạnh được thải ra từ quá trình đốt cháy, là nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng khí hậu.

Hơn nữa, nghiên cứu đã chỉ ra rằng quá trình khai thác và hóa lỏng khí tự nhiên có thể cực kỳ nguy hiểm và gây ô nhiễm.

Ngoài mêtan, quá trình đốt cháy có thể giải phóng những chất có thể gây ung thư và các chất hóa học có hại khác trong môi trường xung quanh.

Quá trình hóa lỏng cũng có nguy cơ cháy và nổ như đã từng xảy ra tại cơ sở Freeport LNG ở Texas.

Schneider nói rằng vụ nổ Freeport là "một ví dụ về lý do tại sao đây là thứ nguy hiểm. Chúng tôi sợ hãi và nó có thể còn tồi tệ hơn nhiều".

Bất chấp rủi ro khí hậu, EU đã đưa khí tự nhiên vào danh sách các khoản đầu tư bền vững của mình và các nhà xuất khẩu khí đốt của Mỹ đã ký một loạt hợp đồng để đáp ứng nhu cầu của châu lục này.

Theo Eugene Kim, đã có sự thay đổi trong các ưu tiên năng lượng của châu Âu.

Kim giải thích thêm rằng: "Chuyển đổi năng lượng từng là một chủ đề rất lớn, nhưng giờ đây, an ninh năng lượng đã len lỏi vào để thay thế".

Trong khi đó, Robin Schneider nhấn mạnh rằng, châu Âu có thể tìm kiếm một lộ trình sạch hơn cho an ninh năng lượng, chẳng hạn bằng cách đầu tư nhiều hơn vào năng lượng tái tạo. Bà nói thêm rằng, các cơ sở xuất khẩu LNG mới của Mỹ thậm chí sẽ không giúp cải thiện tình hình trong 3 năm nữa và nói thêm rằng, châu Âu có thể "sử dụng cuộc khủng hoảng này để chuyển đổi sang các loại nhiên liệu bền vững hơn".

N.MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ