Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mỹ giúp gì được cho châu Âu trong bối cảnh Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt?

Phân tích

27/07/2022 07:16

Các quan chức Mỹ cho biết, chính quyền của Tổng thống Biden đang nỗ lực hết sức để giữ cho các đồng minh châu Âu đoàn kết chống lại Nga trong bối cảnh Moscow tiếp tục cắt giảm nguồn cung cấp năng lượng cho khối này.

Hôm thứ Hai (26/7), Công ty khí đốt Gazprom của nhà nước Nga cho biết, họ sẽ cắt giảm thêm một nửa sản lượng khí đốt đến Đức thông qua đường ống Nord Stream 1, tức chỉ còn 20% công suất so với trước thời điểm diễn ra cuộc chiến tại Ukraina.

Một quan chức Mỹ cho biết động thái này là để trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây, và đưa phương Tây vào "vùng lãnh thổ chưa được khai thác".

Để đối phó với tình trạng hỗn loạn này, Nhà Trắng đã cử điều phối viên của Tổng thống về năng lượng toàn cầu Amos Hochstein đến châu Âu vào hôm nay, thứ Ba (27/7), các quan chức cho biết.

Mỹ giúp gì cho châu Âu trong bối cảnh Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt? - Ảnh 1.

Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt cho châu Âu chỉ còn 20%.

Ông Amos Hochstein sẽ tới Paris và Brussels để thảo luận về kế hoạch dự phòng, đó là một lực lượng được gọi là "đặc nhiệm năng lượng Mỹ-EU", một nhóm được được thành lập vào tháng 3 năm nay, một tháng sau khi Nga tấn công quân sự Ukraina.

"Đây là nỗi sợ hãi lớn nhất của chúng tôi", một quan chức Mỹ nói đồng thời cho biết tác động đối với châu Âu có thể khiến cuộc khủng hoảng năng lượng quay trở lại Mỹ, làm tăng giá khí đốt tự nhiên và giá điện. Đây cũng sẽ là một bài kiểm tra lớn về khả năng phục hồi và đoàn kết của châu Âu chống lại Nga, khi Điện Kremlin không có dấu hiệu rút lui khỏi Ukraina.

Mỹ và Brussels đã yêu cầu các thành viên EU tiết kiệm khí đốt và dự trữ cho mùa Đông, và hôm thứ Ba, các bộ trưởng năng lượng củ EU đã đồng ý về nguyên tắc cắt giảm sử dụng khí đốt 15% từ tháng 8 năm nay đến tháng 3 năm sau.

Các quan chức Mỹ cho biết cũng sẽ có các cuộc thảo luận trong những ngày tới về việc tăng sản lượng điện hạt nhân trên khắp châu Âu để bù đắp tình trạng thiếu khí đốt.

Đức đang có kế hoạch loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng năng lượng hạt nhân vào cuối năm 2022, nhưng các quan chức Mỹ đang hy vọng sẽ thuyết phục được Berlin kéo dài thêm thời gian hoạt động của 3 nhà máy điện hạt nhân còn lại trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng đang diễn biến phức tạp.

Các quan chức Hoa Kỳ, những người đã liên hệ chặt chẽ với Đức và Pháp về vấn đề này, cực kỳ lo ngại rằng châu Âu có thể đối mặt với tình trạng thiếu khí đốt nghiêm trọng khi bước vào mùa Đông. Và các nước EU sẽ phải vật lộn để lấp đầy kho dự trữ trong vài tháng tới trong bối cảnh Nord Stream 1 chỉ cung cấp một phần nhỏ công suất.

Đức đã loại bỏ kế hoạch cho một đường ống dẫn khí đốt Nga-Âu khác, Nord Stream 2, chạy qua lãnh thổ mình sau khi Nga tấn công Ukraina vào tháng 2. Mỹ đã phản đối đường ống dẫn dầu này và cảnh báo rằng nó sẽ chỉ làm gia tăng sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt của Nga.

Mỹ giúp gì cho châu Âu trong bối cảnh Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt? - Ảnh 2.

Đức là nước phụ thuộc lớn vào đường ống dẫn khí đốt từ Nga.

Nhưng Đức lập luận rằng đường ống này là một dự án thương mại thuần túy và nó có thể đóng vai trò như một cầu nối năng lượng khi nước này loại bỏ dần điện hạt nhân và than đá.

Hiện tại, các quan chức cho biết việc cắt giảm 15% lượng tiêu thụ khí đốt của châu Âu, cùng với sự gia tăng nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng toàn cầu, bao gồm cả từ Mỹ, cũng khó có thể đủ bù đắp đủ sự thiếu hụt.

Tổng thống Ukraina Volodymr Zelensky cho biết: "Đây là một cuộc chiến khí đốt mà Nga đang tiến hành chống lại một châu Âu thống nhất". Quan chức Mỹ cho biết rõ ràng người Nga đang "đả kích" và cố gắng "gây bất ổn châu Âu" vì họ không đạt được mục tiêu ở Ukraina.

Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ gọi những động thái mới nhất của Nga là "sử dụng khí đốt tự nhiên như một vũ khí chính trị và kinh tế".

"Hành động cưỡng chế năng lượng của Nga đã gây áp lực lên thị trường năng lượng, tăng giá cho người tiêu dùng và đe dọa an ninh năng lượng toàn cầu. Những hành động này chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của công việc mà Mỹ và Ủy ban châu Âu đang làm để chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga", người phát ngôn cho biết.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác châu Âu của mình để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga và hỗ trợ các nỗ lực của họ để chuẩn bị cho sự bất ổn thị trường năng lượng của Nga", người phát ngôn nói.

N.MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement