Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Căng thẳng ở Đài Loan có dẫn đến một cuộc chiến kinh tế mới?

Phân tích

04/08/2022 16:04

Chiến tranh, như câu nói nổi tiếng của Tướng William Tecumseh Sherman trong cuộc Nội chiến Mỹ, là địa ngục. Nhưng chiến tranh gây ảnh hưởng như thế nào tới kinh tế và cụ thể là lạm phát?
news

Trong bài viết đăng tải trên tờ Australian Financial Review (AFR), nhà nghiên cứu James Thomson nhận định các nhà đầu tư nên xem xét lập luận rằng một cuộc chiến kinh tế có thể xuất hiện giữa Đông và Tây sẽ định hình lại đáng kể triển vọng lạm phát, trong bối cảnh xuất hiện căng thẳng ở Đài Loan.

Theo tác giả, đối với các nhà đầu tư đang "vật lộn" để tìm ra mối liên hệ giữa những thay đổi "chóng vánh" trong điều kiện kinh tế vĩ mô với giá cổ phiếu và trái phiếu, thì căng thẳng leo thang ở Đài Loan, sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, là một đường cong khác.

Tác giả cho rằng khó có thể nói trước những xáo trộn do vấn đề Đài Loan sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Nhưng ít nhất, những căng thẳng ở Đài Loan đại diện cho một "cú sốc" khác, diễn ra vào thời điểm mà thị trường toàn cầu đang rất "mong manh". Với việc sự biến động cao đã được bảo hiểm, giá cổ phiếu sẽ luôn có xu hướng tăng vọt.

Để có thể hình dung rõ nhất về xu hướng này, hãy nhìn vào thị trường trái phiếu Mỹ, một thị trường trái phiếu lớn và sâu rộng nhất thế giới. Vào ngày 1/8, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống mức thấp nhất của bốn tháng qua là 2,56%. Điều này diễn ra khi các nhà đầu tư tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất sâu hơn nữa.

Căng thẳng ở Đài Loan có dẫn đến một cuộc chiến kinh tế mới? - Ảnh 1.

Tại Mỹ, chi phí thực phẩm tăng 10,4%, cao nhất kể từ tháng 2/1981, với thực phẩm tại nhà tăng 12,2%, cao nhất kể từ tháng 4 năm 1979. Giá cũng tăng đáng kể đối với nơi ở (5,6%, cao nhất kể từ tháng 2 năm 1991), đồ đạc gia đình và hoạt động (9,5% ), xe mới (11,4%), ô tô và xe tải đã qua sử dụng (1,7%), và giá vé máy bay (34,1%).

Nhưng chuyến thăm của bà Pelosi - kết hợp với việc các quan chức Fed tuyên bố cuộc chiến chống lạm phát còn lâu mới kết thúc - đã đẩy lợi suất của loại trái phiếu này lên 2,77% vào cuối phiên giao dịch ngày 2/8. Cho đến ngày 3/8, nhiều biến động hơn nữa đã xuất hiện và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã mở đầu phiên giao dịch ở ngưỡng 2,85%, sau đó giảm xuống còn 2,7% vào cuối phiên.

Cần lưu ý rằng thanh khoản của thị trường trái phiếu hiện rất thấp, một phần không nhỏ là do người mua trái phiếu lớn nhất trong những năm gần đây chính là Fed, thông qua chiến dịch nới lỏng định lượng. Nhưng hiện Fed đã không còn có mặt trên thị trường. Mặc dù vậy, sự biến động vẫn đang xảy ra và sự lo lắng trong sáu tháng qua còn lâu mới kết thúc.

Những căng thẳng ở Đài Loan có thể sẽ tạm "lắng dịu" trong vài ngày tới. Nhưng toàn bộ câu chuyện nhấn mạnh sự chia rẽ giữa hai quốc gia lớn nhất thế giới. Điều này làm sâu sắc thêm các vấn đề xảy ra ở Ukraina, có thể sẽ khiến Nga rơi vào tình trạng "đóng băng ngoại giao" mạnh mẽ hơn nữa, kéo dài trong hàng thập kỷ tới, đưa tới lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng căng thẳng địa chính trị rất có thể sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn.

Một lần nữa, các nhà đầu tư có quyền tự hỏi: Những gì đang xảy ra thực sự quan trọng đến mức nào?

Lạm phát cao có phải là vấn đề đáng lo ngại?

Để trả lời cho câu hỏi này, nhà chiến lược gia Zoltan Pozsar của công ty Credit Suisse, người đã đề cập đến những căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ (và rộng hơn là phương Tây) và Trung Quốc và Nga, như một phần của một cuộc chiến tranh kinh tế, làm mất ổn định trạng thái lạm phát thấp của thế giới, vốn được duy trì trong nhiều thập kỷ vừa qua. Và lạm phát cao hơn trong một thời gian dài thực sự rất quan trọng đối với các nhà đầu tư.

Quan điểm của ông Pozsar là lạm phát thấp được xây dựng dựa trên ba yếu tố đơn giản: người nhập cư giữ mức tiền lương thấp ở Mỹ (và thậm chí là ở cả các nước phương Tây khác); hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc xuất khẩu sang, giúp nâng cao mức sống trong bối cảnh tiền lương trì trệ ở mức thấp; và khí đốt giá rẻ của Nga cung cấp năng lượng cho toàn bộ khu vực châu Âu nói chung và đặc biệt là Đức nói riêng.

Tuy nhiên, cấu trúc này trong vài năm qua đã bị thay đổi đáng kể. Các chính sách chống nhập cư của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm giảm nguồn cung lao động của cường quốc mạnh nhất hành tinh và tăng trưởng tiền lương được đẩy nhanh hơn bởi tác động của việc đóng cửa biên giới do dịch bệnh COVID-19, làm giảm thêm lượng dân nhập cư vốn đang ít dần đi và khiến nhiều nhân viên muốn nghỉ hưu sớm.

Trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng gia tăng, chính sách Zero COVID (Không COVID) của Trung Quốc khiến nguồn cung hàng hóa giá rẻ cho thế giới bị "bóp nghẹt".

Và cuộc xung đột Nga-Ukraine đã thúc đẩy Mỹ vũ khí hóa đồng USD nhằm "nghiền nát" nền kinh tế Nga, trong khi Nga, để đối phó lại, đã lựa chọn năng lượng làm "vũ khí".

Căng thẳng ở Đài Loan có dẫn đến một cuộc chiến kinh tế mới? - Ảnh 3.

Tỷ lệ lạm phát hàng năm ở Mỹ đã tăng tốc lên 9,1% vào tháng 6/2022, cao nhất kể từ tháng 11/1981, từ mức 8,6% vào tháng 5 và cao hơn mức 8,8% dự báo của thị trường.

Chiến tranh kinh tế

Hầu hết giới đầu tư đều đồng thuận rằng đợt tăng lạm phát hiện tại là do phía nguồn cung gây ra, xuất phát từ cuộc xung đột ở Ukraine, các vấn đề về dịch bệnh COVID-19 và gián đoạn chuỗi cung ứng. Nhưng họ cũng tin rằng lạm phát sẽ giảm đi tương đối nhanh trong thời gian tới.

Chuyên gia Pozsar đánh giá các vấn đề về nguồn cung là kết quả của cuộc chiến kinh tế giữa các nhà lãnh đạo ngày càng chuyên quyền, đặc biệt là ở Nga và Trung Quốc. Ông nói: "Hãy coi cuộc chiến kinh tế là cuộc đụng độ giữa phương Tây do người tiêu dùng thúc đẩy, nơi mức cầu đã được tối đa hóa và phương Đông dựa vào sản xuất, nơi mức cung đã được tối đa hóa để phục vụ nhu cầu của phương Tây. Khi mối quan hệ Đông-Tây trở nên tồi tệ hơn, nguồn cung đã bị ách tắc".

Nhìn qua lăng kính này, ông Pozsar cho rằng các ngân hàng trung ương có một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn. Thay vì cố gắng làm tăng lạm phát trong một thế giới, nơi mà toàn cầu hóa đang đẩy chi phí lao động và hàng hóa xuống thấp hơn, thì giờ đây họ có nhiệm vụ "dọn dẹp các xung lực lạm phát đến từ một cuộc chiến tranh kinh tế phức tạp".

Ông lập luận các nhà lãnh đạo chính trị có thể đóng vai trò quan trọng hơn các thống đốc ngân hàng trung ương trên thị trường. Do những quyết định chính trị không thể đoán trước được sẽ tạo ảnh hưởng tới nguồn cung nhiều hơn là các chính sách tiền tệ.

Chuyên gia Pozsar nhấn mạnh đây là một kịch bản kích thích suy nghĩ của các nhà đầu tư hơn là một dự báo và có những quan điểm quan trọng cần xem xét.

Ví dụ, Trung Quốc sẽ khó có thể đẩy mạnh bất kỳ cuộc chiến kinh tế nào nhằm vào Mỹ và phương Tây, mà không làm tổn hại đến nền kinh tế của chính quốc gia này. Thật vậy, các biện pháp trừng phạt tương đối nhẹ mà Bắc Kinh công bố áp dụng đối với Đài Loan đã chứng minh cho điều đó. Mỹ cũng không đủ khả năng để "chi trả" cho một cuộc chiến tranh kinh tế, trong khi Nga đã phải trả một cái giá quá đắt về kinh tế cho một cuộc xung đột thực sự.

Nhưng đối với các nhà đầu tư, lập luận của chuyên gia Pozsar rất đáng để suy ngẫm. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng lạm phát sẽ giảm mạnh trong 12 tháng tới, vì thị trường đang có các hoạt động ứng phó kịp thời. 

Mặc dù vậy, rất khó để có thể thấy xung lực lạm phát, do giá hàng hóa tăng cao trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng, thị trường lao động thắt chặt hơn khi dân số toàn cầu già đi, chuỗi cung ứng ít toàn cầu hóa hơn trong một thế giới căng thẳng địa chính trị, có thể hoàn toàn biến mất.

Hay như nhà chiến lược gia của Credit Suisse đã nói: "Bạn thấy lạm phát xuất hiện theo chu kỳ (do những biện pháp kích thích kinh tế quá mức mà các chính phủ đã áp dụng trong suốt thời điểm đại dịch bùng phát) hay cơ cấu (một sự chuyển đổi lộn xộn sang một thế giới đa cực, nơi hai cường quốc đang thách thức quyền bá chủ của Mỹ)? 

Ông Pozsar lý giải: "Nếu là chu kỳ thì có thể hiểu lạm phát đã lên đến đỉnh điểm. Nhưng nếu là cơ cấu thì lạm phát hầu như chưa bắt đầu và thực sự có thể được hiểu là lạm phát đã hoàn toàn trở thành một công cụ của chiến tranh".

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement