04/08/2022 15:29
'Căng thẳng Đài Loan' lan sang Biển Đông
Cuộc khủng hoảng tiềm tàng ở Đài Loan không thể tách rời cuộc tranh giành sức ảnh hưởng tối cao giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông.
Dù chuyến bay của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tránh đi qua Biển Đông khi trên đường đến Đài Loan, nhưng cuộc cạnh tranh Trung-Mỹ trong vùng biển tranh chấp có lẽ sẽ gia tăng trong những tuần tới.
Để phô diễn sức mạnh, những ngày gần đây, Trung Quốc đã tổ chức các cuộc tập trận gần như đồng thời trên Biển Đông. Các cuộc tập trận lớn vào cùng thời điểm là biện pháp trả đũa đối với chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ, nhưng cũng là phản ứng đối với những gì mà Bắc Kinh mô tả là chiến thuật "bắt nạt hàng hải" của Mỹ.
Những năm gần đây, Trung Quốc có xu hướng tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn và thường diễn ra đồng thời trong thời gian ngắn, thể hiện khả năng nhanh chóng huy động sức mạnh quân sự khổng lồ để đối phó với mối đe dọa của Mỹ trong khu vực biển tranh chấp.
Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã nhanh chóng xây dựng một mạng lưới rộng lớn các đảo nhân tạo và căn cứ quân sự trải dài từ quần đảo Hoàng Sa ở phía Bắc đến quần đảo Trường Sa ở phía Nam của Biển Đông.
Chẳng bao lâu nữa, Trung Quốc sẽ có thể sẽ áp đặt Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên toàn bộ khu vực, hạn chế nghiêm trọng quyền tự do hàng hải và hàng không đối với các nước đối thủ và Đài Loan.
Để ngăn chặn hành vi bành trướng của Trung Quốc, Mỹ đã tăng cường triển khai hải quân trong vùng biển này thông qua hoạt động tự do hàng hải (FONOP). Trong một số trường hợp, các tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc đã suýt tấn công nhau trong bối cảnh Bắc Kinh sử dụng đội tàu bán quân sự để khẳng định các tuyên bố chủ quyền của nước này trên Biển Đông.
Chỉ vài tuần trước chuyến công du châu Á của bà Pelosi, Lầu Năm góc đã triển khai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Benfold đến gần quần đảo Trường Sa, không lâu sau khi Trung Quốc tuyên bố trục xuất một tàu tương tự khỏi vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa.
Để ngăn chặn hành vi gây hấn của Trung Quốc, Lầu Năm góc cũng đã triển khai một nhóm tấn công do tàu sân bay USS Ronald Reagan dẫn đầu đến Biển Đông ngay trước chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, Mỹ đã tìm cách trấn an các đồng minh Đông Nam Á về cam kết của nước này đối với an ninh khu vực. Cuối tuần này, Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã bắt đầu chuyến công du khu vực dự kiến sẽ đến Philippines, một đồng minh theo hiệp ước của Mỹ.
Đây sẽ là cuộc gặp cấp cao thứ hai giữa các quan chức Mỹ và tân Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr, trước đó ông đã gặp Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman trong năm 2022.
Trước chuyến thăm của ông Blinken, Bộ trưởng Hải quân Mỹ Carlos Del Toro đã thực hiện chuyến công du khu vực riêng, gặp gỡ những người đồng cấp ở Thái Lan và Philippines. Khi được hỏi liệu Trung Quốc có theo chân Nga bằng cách thực hiện các hành động gây hấn chống lại Đài Loan hoặc các nước nhỏ hơn hay không, ông Del Toro cho biết: "Tôi tin rằng các đồng minh và đối tác sẽ sát cánh cùng nhau làm điều tương tự tại Thái Bình Dương".
Đài Loan: Trung Quốc bắn nhiều tên lửa đạn đạo
Bộ Quốc phòng Đài Loan thông báo, trong khuôn khổ cuộc tập trận ngày 4/8, lực lượng Trung Quốc đã bắn "nhiều" tên lửa đạn đạo ra phía vùng biển xung quanh hòn đảo tự trị. Bộ Quốc phòng Đài Loan chỉ trích đây là "hành động phi lý phá hoại hòa bình khu vực".
Trong một thông báo ngắn, Bộ trên nêu rõ: "Bộ Quốc phòng Đài Loan tuyên bố Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bắn một loạt tên lửa đạn đạo Đông Phong ra phía vùng biển xung quanh khu vực Đông Bắc và Tây Nam Đài Loan từ khoảng 13h56 chiều nay".
Về phần mình, Bộ Tư lệnh Quân khu miền Đông Trung Quốc cho hay lực lượng này đã hoàn tất việc bắn thử các tên lửa thông thường ra khu vực ngoài khơi bờ biển phía Đông Đài Loan. Theo một người phát ngôn, các biện pháp kiểm soát vùng biển và không phận liên quan đã được dỡ bỏ sau khi vụ bắn hoàn thành.
(Nguồn: Asia Times)
Tin liên quan
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp