Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chủ tịch TSMC cảnh báo căng thẳng tại Đài Loan sẽ khiến các bên cùng thua

Phân tích

03/08/2022 14:45

Chủ tịch TSMC Mark Liu cảnh báo, nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, nhà máy sản xuất chip hiện đại nhất thế giới sẽ mất khả năng hoạt động.

Theo CNBC, trong cuộc phỏng vấn với CNN tuần này, Chủ tịch Mark Liu của TSMC nói rằng nếu Đài Loan bị Trung Quốc tấn công thì nhà máy sản xuất chip của công ty sẽ không thể hoạt động vì nó phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ông nói, "Không ai có thể kiểm soát TSMC bằng vũ lực. Nếu có người sử dụng các lực lượng quân sự để chiếm lấy TSMC, kẻ đó sẽ khiến nhà máy của TSMC không thể hoạt động được. Vì nhà máy này là cơ sở sản xuất cực kỳ phức tạp, phụ thuộc vào kết nối thời gian thực với thế giới bên ngoài, với châu Âu, Nhật Bản và Mỹ, để có được vật liệu cho đến hóa chất, phụ tùng thay thế, phần mềm kỹ thuật..."

Cuộc phỏng vấn được đăng tải trong bối cảnh căng thẳng giữa Đài Loan và Trung Quốc leo thang trong những ngày gần đây bởi chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới hòn đảo này. Ông Liu nhấn mạnh: "Chiến tranh sẽ không tạo ra người chiến thắng, mọi người đều là kẻ thua cuộc".

Chủ tịch TSMC cảnh báo căng thẳng tại Đài Loan sẽ khiến các bên cùng thua - Ảnh 1.

Chủ tịch Mark Liu của TSMC - tập đoàn sản xuất chip lớn nhất thế giới và vốn hóa lớn châu Á. Ảnh: Bloomberg

Tuần trước, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật trị giá 280 tỷ USD nhằm hỗ trợ ngành sản xuất chip bán dẫn trong nước.

Với 243 phiếu thuận và 187 phiếu chống, dự luật đã được Hạ viện phê chuẩn và sẽ chờ Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành.

Trong tuyên bố, ông Biden đã hoan nghênh động thái này, khẳng định dự luật sẽ giúp giảm chi phí của những mặt hàng được sử dụng hằng ngày.

Theo nhà lãnh đạo Mỹ, dự luật sẽ giúp tạo thêm việc làm có mức lương cao trong lĩnh vực sản xuất trên khắp cả nước, đồng thời giúp củng cố vị thế dẫn đầu của Mỹ trong các lĩnh vực công nghiệp tương lai.

Thông qua việc sản xuất thêm thiết bị bán dẫn tại Mỹ, dự luật sẽ thúc đẩy sản xuất trong nước, giảm chi phí cho các gia đình, tăng cường an ninh quốc gia nhờ giảm sự phụ thuộc vào các nguồn thiết bị bán dẫn từ nước ngoài.

Trước đó, với 64 phiếu thuận và 33 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua dự luật này.

Dự luật sẽ cung cấp 54 tỷ USD dành cho sản xuất chip trong nước và đổi mới chuỗi cung ứng không dây công cộng, gồm 39 tỷ USD hỗ trợ tài chính để xây dựng, mở rộng và hiện đại hóa các cơ sở bán dẫn trong nước và 15 tỷ USD cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của Bộ Thương mại.

Chủ tịch TSMC cảnh báo căng thẳng tại Đài Loan sẽ khiến các bên cùng thua - Ảnh 2.

Một người đàn ông đi ngang qua logo của TSMC tại trụ sở chính của công ty ở Tân Trúc, Đài Loan. Ảnh: AFP

Dự luật cũng sẽ cung cấp 200 tỷ USD cho nghiên cứu khoa học, trong đó bao gồm 81 tỷ USD cho Quỹ Khoa học quốc gia (NSF), 10 tỷ USD hỗ trợ các trung tâm công nghệ địa phương và 68 tỷ USD dành cho Bộ Năng lượng.

Những người ủng hộ dự luật nói rằng điều quan trọng với an ninh quốc gia Mỹ là đảm bảo nguồn cung chip hiện đại và hiệu quả cho đất nước nếu Trung Quốc tấn công hay gây khó dễ cho việc sản xuất chip ở Đài Loan.

Bài học từ Ukraina

Theo CNBC, ông Liu so sánh xung đột tiềm tàng ở Đài Loan với cuộc tấn công của Nga vào Ukraine. Ông nói rằng tuy hai xung đột rất khác nhau nhưng tác động kinh tế sẽ nghiêm trọng tương tự. 

Ông kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị tránh chiến tranh: "Cuộc chiến ở Ukraina không đem lại lợi ích cho bất cứ bên nào, đó là kịch bản Nga, Ukraina và thế giới phương Tây cùng thua".

Ông Liu cảnh báo một cuộc tấn công vào đảo Đài Loan sẽ gây rối kinh tế ở Trung Quốc, Đài Loan và cả các nước phương Tây. Ông cho biết TSMC bán chip cho những công ty phục vụ khách hàng trực tiếp ở Trung Quốc, và các đối tác này cần dịch vụ và nguồn cung chip máy tính tiên tiến của TSMC.

"Làm thế nào chúng ta có thể tránh được chiến tranh? Làm thế nào chúng ta có thể đảm bảo rằng động cơ của nền kinh tế thế giới tiếp tục hoạt động và chúng ta hãy có một cuộc cạnh tranh công bằng", ông Liu nói.

(Nguồn: CNBC)

GIA HÂN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement