Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Putin vô tình tạo ra một NATO mạnh hơn, đưa Nga vào thế khó

Phân tích

01/07/2022 14:00

Việc Nga tấn công Ukraina đã dẫn đến ít nhất một sự thay đổi lớn đối với trật tự toàn cầu, đó là sự mở rộng của NATO.

Tại Madrid (Tây Ban Nha) ngày 29/6, các nhà lãnh đạo của các quốc gia thành viên khối quân sự này đã chính thức quyết định mời Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý từ bỏ sự phản đối của mình. 

Đây là một tin xấu đối với Putin. Như Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết hôm 29/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin luôn "muốn NATO nhỏ hơn", nhưng hiện giờ, chính ông ta đang khiến "NATO lớn hơn ngay ở biên giới của mình".

Việc NATO mở rộng về phía Đông luôn là vấn đề khó chịu đối với Putin trong nhiều năm qua. Mặc dù việc Ukraina trở thành thành viên NATO sẽ không sớm trở thành hiện thực, song mối quan hệ ngày càng tăng của Ukraina với Mỹ và các cường quốc NATO khác đã được sử dụng như một lời biện minh cho quyết định tấn công của Nga ngày 24/2. 

Putin vô tình tạo ra một NATO mạnh hơn, đưa Nga vào thế khó - Ảnh 1.

Cuộc chiến ở Ukraina đã vô tình đẩy Phần Lan và Thụy Điển đến với NATO.

Giờ đây, Ukraina đang nhận được sự hỗ trợ vũ khí và các hỗ trợ khác từ các nước thành viên NATO. Và nếu cả Thụy Điển và Phần Lan đều trở thành thành viên NATO, cán cân quyền lực ở châu Âu càng bất lợi đối với Nga. Thế nhưng, mặc dù NATO sẽ trở nên mạnh hơn về số lượng sau cuộc tấn công của Nga, cuộc chiến ở Ukraina cũng đã làm nổi lên một số mâu thuẫn nội bộ của khối này.

Với một kẻ thù để tập trung vào, NATO có một ý thức mới về mục đích. Chỉ 3 năm trước, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã phàn nàn rằng NATO đang bị "chết não". Trong nhiều năm sau khi Liên Xô sụp đổ, NATO giống như một liên minh quân sự nhằm tìm kiếm kẻ thù. 

Như nhiều người gần đây đề cập, Putin và những người khác thậm chí còn đề nghị đưa Nga vào NATO - đưa Moscow vào tổ chức được thành lập như một hiệp ước chống Moscow một cách hiệu quả.

Không có nghi ngờ gì rằng sau cuộc tấn công của Nga ở Ukraina, NATO sẽ đứng về phía nào, ngay cả khi các thành viên của NATO không phải là bên trực tiếp gây ra xung đột. Ngay cả những nước do dự ban đầu như Đức cũng nhận thấy mình cần phải ủng hộ Ukraina, cung cấp vũ khí hạng nặng cho nước này bất chấp những lo ngại trước đó. 

Sự thay đổi này mở rộng ra ngoài tầng lớp chính trị, mặc dù không đồng đều. Một cuộc thăm dò gần đây của Pew khi tiến hành tại 11 quốc gia thành viên NATO cho thấy ở Anh, Ba Lan, Mỹ và Bỉ, sự ủng hộ đối với NATO đã đạt mức cao kỷ lục. 

Chỉ ở 2 quốc gia Hy Lạp và Italy, sự ủng hộ giảm kể từ khi cuộc chiến ở Ukraina bắt đầu. Những quan điểm tích cực về tư cách thành viên NATO cũng tăng vọt ở cả Thụy Điển và Phần Lan trước khi họ nộp đơn xin gia nhập.

Putin vô tình tạo ra một NATO mạnh hơn, đưa Nga vào thế khó - Ảnh 3.

Các quốc gia thành viên của NATO ở châu Âu.

Cuộc chiến này chắc chắn sẽ củng cố NATO. Thụy Điển và Phần Lan đều có lịch sử trung lập ở các mức độ khác nhau. Đáng chú ý, Thụy Điển đã không tham chiến kể từ năm 1814 và chính sách "Phần Lan hóa" của Phần Lan trong Chiến tranh Lạnh đã trở thành điển hình cho một loại chủ quyền hạn chế được thiết kế để xoa dịu một cường quốc lớn hơn.

Tuy nhiên, cả hai quốc gia này từ lâu đã cố gắng đảm bảo an ninh của họ và có sức mạnh quân sự đáng kể. Thụy Điển đã khôi phục chế độ quân dịch vào năm 2017, khôi phục chính sách thời hậu Chiến tranh Lạnh vốn khiến quân đội nước này phải giảm bớt lực lượng. Trong khi đó, Phần Lan đã hoàn tất việc mua 64 máy bay chiến đấu F-35 từ công ty Lockheed Martin của Mỹ vào đầu năm nay, trước khi Nga tấn công Ukraina.

Về mặt địa lý thuần túy, nếu Phần Lan gia nhập NATO, khối này sẽ có thêm 800 dặm nữa đến biên giới với Nga. Và các quốc gia thành viên NATO sẽ kiểm soát các khu vực quan trọng ở Biển Baltic, bao gồm cả đảo Gotland của Thụy Điển - cách Kaliningrad, vùng lãnh thổ của Nga ở châu Âu, không xa. 

Ngay cả bên ngoài các quốc gia thành viên tiềm năng này, NATO sẽ thấy mình mạnh hơn về mặt quân sự sau chiến tranh. Tổng thống Biden đã tuyên bố tăng cường lực lượng về sườn phía Đông của khối nay, với các cuộc triển khai quân sự của Mỹ bao gồm một trụ sở thường trực ở Ba Lan, trong khi ông Stoltenberg cam kết sẽ xây dựng một lực lượng phản ứng nhanh mới của NATO gồm 300.000 quân. Số lượng các quốc gia thành viên NATO thực sự dành mục tiêu 2% tổng sản phẩm quốc nội cho quốc phòng đã tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên, ngay cả khi có kẻ thù, NATO vẫn chia rẽ nội bộ. Thổ Nhĩ Kỳ - nước gần gũi với Nga về một số vấn đề quan trọng - chỉ đồng ý không phủ quyết hồ sơ xin gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan vào cuối ngày 29/6. 

Họ đã đạt được một số nhượng bộ lớn khi làm như vậy. Đổi lại, Ankara đang tìm cách dẫn độ các nghi phạm khủng bố - thành viên của các nhóm người Kurd hoặc những người có liên hệ với giáo sĩ Thổ Nhĩ Kỳ lưu vong Fethullah Gulen.

Putin vô tình tạo ra một NATO mạnh hơn, đưa Nga vào thế khó - Ảnh 5.

NATO cho hay, Phần Lân và Thụy Điển sẽ nhanh chóng trở thành thành viên của liên minh này.

Các vấn đề khác cũng đang tiềm ẩn rủi ro. Cuộc thăm dò của Pew cho thấy quan điểm khác biệt rõ rệt về NATO từ người dân của 30 quốc gia thành viên, với tỷ lệ ủng hộ cao nhất là 89% ở Ba Lan và thấp nhất là 33% ở Hy Lạp. 

Ngay cả đằng sau mặt trận thống nhất ủng hộ Ukraina vẫn có những khác biệt. Tổng thống Pháp Macron đã khiến một số đồng minh NATO tức giận khi cảnh báo công khai về nguy cơ làm bẽ mặt Nga. Sự chia rẽ hơn nữa về nguồn cung cấp vũ khí, các lệnh trừng phạt và khả năng Ukraina gia nhập NATO là không thể tránh khỏi.

Những chia rẽ này chắc chắn có thể nới rộng, đặc biệt nếu các "luồng gió" chính trị thay đổi ở các quốc gia thành viên. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump - các phụ tá của ông cho biết từng thảo luận về việc rút Mỹ ra khỏi NATO - đã nói hồi tháng 4 vừa qua rằng ông đe dọa từ bỏ cam kết an ninh tập thể của khối quân sự này trong cuộc trò chuyện với các nhà lãnh đạo thế giới vào năm 2018.

Việc tập trung vào Nga cuối cùng cũng có thể bị phân tán khỏi các mục tiêu khác. Các nhà lãnh đạo của Australia, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc đã tham dự hội nghị thượng đỉnh Madrid với tư cách là quan sát viên, đánh dấu lần đầu tiên liên minh xuyên Đại Tây Dương này mang đến một số đồng minh xuyên Thái Bình Dương. 

Một "Khái niệm Chiến lược của NATO" được viết lại đã trực tiếp thảo luận về Trung Quốc - một sự thay đổi lớn so với tài liệu trước đó hồi năm 2010, vốn hoàn toàn không đề cập đến quốc gia này.

Tuy nhiên, trong khi chiến dịch quân sự của Moskva ở Ukraina đã làm suy yếu quan niệm từ trước về sức mạnh quân sự của Nga, thì nó có thể đồng thời đánh lạc hướng sự chú ý khỏi mối đe dọa lâu dài lớn hơn là Trung Quốc.

Thăm dò ý kiến

Chiến sự Nga - Ukraina: Ai sẽ thắng?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

(Nguồn: Washingtonpost)

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement