Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Liệu có xảy ra 'Chiến tranh Thế giới lần thứ ba'?

Phân tích

25/04/2023 11:05

Nếu Trung Quốc thực sự tấn công Đài Loan, hiệu ứng domino về sự sụp đổ có nguy cơ xảy ra ngay lập tức.
news

Theo bài viết trên báo Die Welt (Đức) ngày 23/4, Mỹ có nghĩa vụ pháp lý để can thiệp vào cuộc chiến. Trong khi đó, Bắc Kinh luôn sẵn sàng mở các trung tâm tuyển mộ binh lính mới. Và một khi tình hình leo thang, mọi con mắt đều hướng về phía Nga.

Thế giới ngày càng chú ý nhiều hơn đến các hành động đe dọa quân sự của Trung Quốc với hòn đảo Đài Loan, như phong tỏa vùng biển xung quanh Đài Loan, thiết lập vùng cấm bay, cắt cáp Internet ngầm... Chính phủ Mỹ đã tuyên bố sẽ nhanh chóng hỗ trợ hòn đảo này nếu nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ra lệnh tiến hành một cuộc tấn công quân sự vào Đài Loan. 

Trách nhiệm bảo vệ mà Washington đã cam kết với Đài Loan từ năm 1979 sẽ khiến cuộc xung đột leo thang thành cuộc chiến tranh thế giới ngay lập tức. Điều này có khả năng sẽ không xảy ra, nhưng cũng không thể chắc chắn.

Điều chắc chắn là Trung Quốc đã sẵn sàng mở các trung tâm tuyển mộ binh lính mới trên khắp đất nước bất cứ lúc nào để có đủ lực lượng trong trường hợp chiến tranh xảy ra. Trong khi đó, ở Đài Loan, các biển chỉ đường đến nơi trú ẩn gần nhất bằng tiếng Trung và tiếng Anh sẽ được thiết lập và thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc sẽ được nâng từ 4 tháng lên 1 năm.

Liệu có xảy ra 'Chiến tranh Thế giới lần thứ ba'? - Ảnh 1.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ nhanh chóng phải đối mặt với sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc đối với đồng minh Đài Loan. Ảnh: Getty/AFP

Đài Loan là một phần của Trung Quốc?

Kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2013, ông càng ngày càng đưa ra lập trường cứng rắn hơn với Đài Loan. Cho đến nay, việc chinh phục hòn đảo mà Bắc Kinh cho là "một tỉnh ly khai" của Trung Quốc là một trong những mục tiêu chính của Tập Cận Bình. 

Theo nhà lãnh đạo Trung Quốc, chỉ khi nào Đài Loan thống nhất với Trung Quốc Đại lục thì quá trình "phục hưng dân tộc Trung Hoa" mới hoàn thành.

Trái ngược với những gì Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố, Đài Loan chưa bao giờ là một phần của Trung Quốc Đại lục. Sau nội chiến Trung Quốc, chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo đã giành được toàn bộ lãnh thổ đại lục và đảo Hải Nam. 

Trong khi đó, chính phủ Trung Hoa Dân quốc (dưới sự lãnh đạo của Quốc dân đảng) và khoảng 2 triệu người chạy ra đảo Đài Loan - thời điểm đó hòn đảo này thuộc về Trung Hoa Dân quốc. Do đó, Trung Hoa Dân quốc tiếp tục tồn tại với lãnh thổ và người dân của họ trên đảo Đài Loan, hiến pháp của Trung Hoa Dân quốc vẫn còn hiệu lực.

Khi Bắc Kinh nói rằng "những phần tử ly khai" đang đấu tranh giành độc lập khỏi Trung Quốc, các chính trị gia từ hai chính đảng tại Đài Loan là Quốc dân đảng và Đảng Dân Tiến đều nhất trí rằng Đài Loan là "một quốc gia độc lập", có Hiến pháp riêng, không phải là "một phần lãnh thổ" của Trung Quốc. 

Trong "Đồng thuận 1992" - một thỏa thuận đạt được vào năm 1992 giữa chính quyền Quốc Dân Đảng ở Đài Loan và chính quyền Bắc Kinh - hai bờ Eo biển Đài Loan thừa nhận chỉ có một nước Trung Quốc duy nhất. Nhưng cả hai bên có cách hiểu khác nhau về sự đồng thuận này. 

Năm 2016, chính quyền của Thái Anh Văn công khai đặt nghi vấn về thỏa thuận này.

Liệu có xảy ra 'Chiến tranh Thế giới lần thứ ba'? - Ảnh 2.

Trung Quốc liên tục tập trận bắn đạn thật quanh Đài Loan trong thời gian qua. Ảnh: AP

Đa số không muốn sát nhập với Trung Quốc Đại lục

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy đại đa số người dân Đài Loan mong muốn giữ nguyên hiện trạng như thời gian từ sau cuộc nội chiến. Chỉ 7% người được hỏi ủng hộ việc tuyên bố độc lập chính thức, đồng thời cũng chỉ 7% nhất trí sát nhập với Trung Quốc Đại lục.

Lý do thực sự khiến nhà lãnh đạo Tập Cận Bình muốn sáp nhập đảo Đài Loan có thể không phải là để "xua đuổi những kẻ ly khai" mà do lo sợ một nền dân chủ đang vận hành tốt ngay trước cửa ngõ Trung Quốc. Trong tư tưởng của ông, không phải "xã hội dân chủ" theo kiểu phương Tây mà "chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc" mới là xã hội dành cho người Hán ở Đại lục cũng như ở đảo Đài Loan.

Đài Loan đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng dân chủ quốc tế của Tạp chí The Economist. Để so sánh, nước Đức xếp vị trí thứ 15, trong khi Mỹ xếp vị trí thứ 26 trong bảng xếp hạng này. Thành công của nền dân chủ của Đài Loan, vốn chỉ mới trở thành một nền dân chủ từ đầu những năm 1990, đã tạo ra sức hút lớn ở châu Á - điều mà Bắc Kinh không mong muốn.

Câu hỏi hiện tại là liệu một cuộc chiến tranh chống Đài Loan có xảy ra hay không và nếu có thì khi nào. Lâu nay, Chủ tịch Tập Cận Bình đã gắn vận mệnh chính trị của ông với việc "thống nhất" Trung Quốc và Đài Loan. 

Đồng thời, sự chuyển hướng nhanh chóng chính sách "Không COVID" hồi tháng 11/2022 cũng là dấu hiệu cho thấy "sự quay ngoắt 180 độ" của chính quyền Bắc Kinh. Vì vậy, khả năng nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đi theo "con đường chiến tranh" hoàn toàn có thể xảy ra. 

Các quốc gia dân chủ phương Tây thì cho rằng nếu Bắc Kinh nhận ra "cái giá" mà họ phải trả cho việc sáp nhập Đài Loan là quá cao, họ sẽ không thực hiện điều này.

Liệu có xảy ra 'Chiến tranh Thế giới lần thứ ba'? - Ảnh 3.

Nga là một ẩn số quan trọng của Trung Quốc nếu chiến tranh Đài Loan nổ ra.

Liệu Trung Quốc có giành chiến thắng trong cuộc chiến?

Cho đến nay, trước những hành động đe dọa của Bắc Kinh, Đài Bắc đang tự bảo vệ thành công và không để xảy ra cuộc đụng độ thực tế nào. Tuy nhiên, luôn có nguy cơ tình hình Eo biển Đài Loan sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát. 

Nếu Bắc Kinh leo thang căng thẳng thành xung đột quân sự, nhiều khả năng Mỹ sẽ can thiệp vào cuộc chiến. Hiện quân đội Mỹ đang đóng ở nhiều khu vực phụ cận như Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines. Ngay cả khi Washington để ngỏ việc can thiệp chính thức, như Tổng thống Mỹ Joe Biden nhiều lần tuyên bố, thì hầu hết các chuyên gia đều cho rằng trong trường hợp chiến sự nổ ra, không giống như ở Ukraina, quân đội Mỹ sẽ can thiệp trực tiếp vào Eo biển Đài Loan.

Do đó, không có gì đảm bảo chắc chắn rằng Bắc Kinh sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại Đài Loan và Mỹ. Việc đổ bộ lên bờ biển Đài Loan cũng như tiếp tế cho quân đội Trung Quốc nếu họ thực sự có thể chiếm được bờ biển, được coi là một nhiệm vụ hết sức khó khăn.

Đồng minh của Trung Quốc là Nga có công nghệ quân sự và các hệ thống vũ khí hiện đại có thể giúp gia tăng cơ hội chiến thắng của Bắc Kinh. Trong quá khứ, Moscow thường do dự về các thỏa thuận mua bán vũ khí với Trung Quốc. Nhưng trong bối cảnh hiện tại, Điện Kremlin khó có thể từ chối nếu Bắc Kinh yêu cầu hỗ trợ, do Nga đang phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.

Hiện tại, ẩn số lớn nhất là liệu nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình có sẵn sàng tiến hành cuộc chiến bất chấp rủi ro hay không. Thời gian qua, ông đã nhiều lần công khai đề cập đến việc tiến hành hành động quân sự với Đài Loan. Các hoạt động của quân đội Trung Quốc ở cả Đại lục và xung quanh đảo Đài Loan đều thể hiện điều này.

Các quốc gia phát triển không nên coi nhẹ lời đe dọa của nhà lãnh đạo Bắc Kinh. Các chính phủ từ Washington đến Berlin đều cần khẳng định rõ quyền quyết định tương lai của người dân Đài Loan thuộc về chính họ, đồng thời bác bỏ luận điệu của Bắc Kinh về Đài Loan. Chỉ khi thế giới phương Tây cùng đồng lòng thì mới có thể ngăn chặn cuộc chiến tại Đài Loan.

(Nguồn: TTXVN)

P.V (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement