Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chiến tranh Ukraina: 'Bình minh' hay 'hoàng hôn' của phương Tây?

Phân tích

07/04/2023 10:51

Thông qua cuộc xung đột Ukraina, Mỹ một lần nữa cố gắng duy trì thế đơn cực của mình về quyền lực và ảnh hưởng toàn cầu.
news

Vào tháng 8/2022 Mỹ đã rút quân khỏi Afghanistan, chấm dứt hai thập kỷ hiện diện quân sự tại khu vực này. Việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan đã dẫn đến việc Taliban giành lại quyền kiểm soát, đồng thời được coi là sự suy tàn quyền lực của Mỹ. Khoảng 2.500 lính Mỹ đã thiệt mạng trong cái gọi là cuộc chiến dài nhất lịch sử nước này.

Các câu hỏi được đặt ra là tại sao các chính quyền kế tiếp lại lặp đi lặp lại nhiều sai lầm giống nhau như vậy. Tại sao Chính phủ và quân đội Afghanistan sụp đổ nhanh chóng như vậy. Sự sụp đổ nhanh chóng này đã phơi bày một sự thật cơ bản, là tại sao các chính quyền đã nói dối với Quốc hội trong nhiều năm về sự bền vững của quân đội Afghanistan và các thể chế cầm quyền. 

Nước Mỹ đã mất uy tín và danh tiếng trên toàn thế giới cũng như mất đi sự ủng hộ trong nước đối với chủ nghĩa phiêu lưu bên ngoài.

Xung đột Ukraina: Phương Tây củng cố quyền lực

Việc vội vàng rút quân khỏi Afghanistan bị nhiều người coi là hành động làm mất thể diện của Mỹ và giờ đây, chính quyền Biden đang tận dụng cuộc xung đột Ukraina như một công cụ để củng cố quyền lực. Các lực lượng hùng mạnh đang vẽ lại bản đồ địa chính trị toàn cầu. Cuộc chiến ở Ukraina của Nga đã "làm giọt nước tràn ly" đối với Mỹ, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và phương Tây liên quan tới những bước phát triển sâu rộng về tương lai của châu Âu.

Trước cuộc xung đột Ukraina, Đức và Pháp đã bắt đầu theo đuổi chính sách kinh tế và đối ngoại gần như độc lập đối với chiến lược của Mỹ-NATO dành cho Nga và Trung Quốc. Cuộc chiến ở Ukraina của Nga đã khiến Mỹ-NATO phải thuyết phục phương Tây rằng Nga là mối đe dọa nghiêm trọng đối với châu Âu và cả phương Tây cần phải làm suy yếu Nga. 

Chiến tranh Ukraina: 'Bình minh' hay 'hoàng hôn' của phương Tây? - Ảnh 1.

Thông qua cuộc xung đột Ukraina, Mỹ một lần nữa cố gắng duy trì thế đơn cực của mình về quyền lực và ảnh hưởng toàn cầu. Cuộc xung đột Ukraina là một cuộc chiến ủy nhiệm do Ukraina tiến hành thay cho Mỹ và NATO nhằm làm suy yếu Nga về quân sự và kinh tế. Mục đích là tạo ra một cấu trúc an ninh mạnh mẽ bên trong châu Âu để kiềm chế Nga về mặt quân sự.

Câu hỏi đặt ra là Mỹ có muốn tiếp tục vai trò 'Cảnh sát toàn cầu' nữa hay không? Câu hỏi không liên quan đối với những người không quan trọng. Lầu Năm Góc là bên đưa ra quyết định. Sau khi đã nếm trải quyền lực và vinh quang, lý do gì để Mỹ hay bất kỳ Tổng thống Mỹ nào lại từ bỏ việc được coi là người quyền lực nhất toàn cầu. Bằng chứng mới nhất là Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ. 

Tổng thống Biden với tư cách là nước chủ nhà, đã tuyên bố rằng một liên minh sẽ được thành lập để chống lại các chính phủ "lạm dụng công nghệ giám sát để đàn áp". Đây là một ví dụ nổi bật về vai trò lãnh đạo của Mỹ trong việc củng cố "nền dân chủ", miêu tả Mỹ là "Người bảo vệ hoặc Cảnh sát toàn cầu của Không gian mạng toàn cầu".

Các chính sách và hoạt động của Mỹ nhằm củng cố chính họ, duy trì vai trò là một cường quốc toàn cầu không thể bị thách thức và ngăn chặn sự trỗi dậy của bất kỳ cường quốc nào khác có thể thách thức sự thống trị của nước này. 

Nhận thức của Mỹ, như được nêu trong Chiến lược An ninh Quốc gia của Chính quyền Biden, là sự cân bằng toàn cầu đang bị đảo lộn bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự xích lại gần nhau giữa Nga và Trung Quốc, cũng như các nỗ lực của họ nhằm tạo ra một phạm vi ảnh hưởng thay thế, chủ yếu là ở lục địa Á-Âu và châu Á. Tuy nhiên, cuộc chơi quyền lực này đã bắt đầu.

Chiến lược kiềm chế Trung Quốc của Mỹ

Là một phần của chính sách ngăn chặn, Trung Quốc sẽ bị ngăn chặn trên các mặt về kinh tế, công nghệ và quân sự với mục đích làm suy yếu nước này để không gây ra mối đe dọa lâu dài đối với Mỹ. Chiến tranh Ukraina đã tạo cơ hội để củng cố các thành viên Liên minh châu Âu (EU) của NATO và định hướng lại chuỗi cung ứng năng lượng sau khi phá hoại các đường ống Nord Stream như một phần của cuộc chiến năng lượng.

Các đồng minh và đối tác của Mỹ đã thành lập các nhóm sau đây để chống lại Trung Quốc ở châu Á và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và để vị thế siêu cường của mình không bị Trung Quốc xói mòn: Nhóm Bộ Tứ (Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ; 'Bộ Tứ Trung Đông' (Mỹ, Israel, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất và Ấn Độ); AUKUS, quan hệ đối tác quốc phòng ba bên với với Australia và Anh; Khuôn khổ an ninh bên Ấn Độ-Pháp–Nhật Bản ở Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương đang trong giai đoạn hình thành.

Chiến tranh Ukraina: 'Bình minh' hay 'hoàng hôn' của phương Tây? - Ảnh 3.

Trò chơi quyền lực mới

Để chống lại sự củng cố quyền lực của phương Tây do Mỹ lãnh đạo sau cuộc tấn công Ukraina của Nga, Trung Quốc đã vươn lên dẫn đầu trong bối cảnh chính quyền Biden cho rằng cán cân toàn cầu đang bị đảo lộn bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc và hợp tác giữa Nga và Trung Quốc đang tạo ra một phạm vi ảnh hưởng thay thế. 

Căng thẳng và các biện pháp trừng phạt giữa phương Tây và Nga gia tăng đã khiến Moskva và Bắc Kinh xích lại gần nhau hơn về mặt chiến lược, như được Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình tái khẳng định nhiều lần. Chuyến thăm tới Moskva gần đây của Chủ tịch Tập Cận Bình đã củng cố thêm điều này.

Trong bối cảnh các đối thủ phương Đông-Tây mới xuất hiện, từ cuộc xung đột Mỹ-Trung cho đến cuộc chiến ở Ukraina của Nga, quyền lực của các nước đang phát triển – vốn không hoàn toàn tham gia vào một trong hai phe - đang ngày càng phát triển. 

Điều này có thể là do phương Tây đã tính toán sai phản ứng của các nước này trước thái độ hiếu chiến của họ đối với Trung Quốc và Nga. Các nhóm có cả Trung Quốc và Nga là thành viên như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), BRICS đang trở nên mạnh hơn và cũng đang được mở rộng khi kết nạp thêm thành viên.

Sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc là diễn biến chiến lược quan trọng nhất của thế kỷ này và thế giới nhiều khả năng sẽ chứng kiến các nhóm đa cực mới. Trung Quốc đang hướng tới trở thành cường quốc kinh tế và quân sự mạnh nhất thế giới thay thế Mỹ. 

Trò chơi quyền lực mới chống lại phương Tây đôi khi đã ghi nhận sự suy giảm về ảnh hưởng rõ ràng, hay nói cách khác là "Mặt Trời đang lặn" với sự kiểm soát và ảnh hưởng của phương Tây do Mỹ lãnh đạo, tương tự như "Mặt Trời từng lặn" với Đế quốc Anh. 

Điều này có nghĩa là sự suy tàn của Mỹ đã khiến quyền lực và ảnh hưởng của phương Tây chuyển sang các cường quốc kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển khác.

(Nguồn: TTXVN/Eurasiareview)

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement