Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Những 'lợi ích kép' từ cuộc chiến ở Ukraina

Phân tích

15/01/2023 11:54

Nhật báo "Les Échos" mới đây đăng bài viết giải mã về tác động của cuộc chiến tranh ở Ukraina, trong đó bên cạnh những thiệt hại, cũng vẫn có những lợi ích gián tiếp từ cuộc chiến tranh này.

Nhật báo "Les Échos" cho rằng ông Putin muốn "Phần Lan hóa" Ukraina nhưng ông đã thành công trong việc "NATO hóa" Thụy Điển và Phần Lan... NATO cũng nhờ đó mà thoát khỏi "tình trạng chết não"... 

Theo bài báo, trong cái gọi là cuộc chiến tranh "bất đối xứng" giữa những đối thủ được coi là quá chênh lệnh về tiềm lực, khái niệm "thiệt hại kép" đã phát triển. Vụ máy bay không người lái của Mỹ nhắm vào các lực lượng nổi dậy ở Afghanistan, tiêu diệt cả một gia đình đang tụ tập dự đám cưới, được xem như một ví dụ hoàn hảo về mô hình này: Một thiệt hại quân sự đáng kể và một cái giá chính trị phải trả. 

Thậm chí, người ta có thể nghĩ rằng các cuộc ném bom của Mỹ vào các thành phố ở Normandie, trong ngày 6/6/1944 cũng là một dạng "thiệt hại kép" đó.

Nhưng liệu có thể đảo ngược cách diễn đạt đó và nói về "lợi ích kép" không? Nếu áp dụng cho một cuộc xung đột vũ trang, cụm từ này có vẻ gây sốc vì chẳng ai được lợi từ một cuộc chiến tranh với những hình ảnh để lại sau nó là xác chết, người bị thương, người dân ly tán, các thành phố bị phá hủy, những đứa trẻ bị giằng xé khỏi cha mẹ chúng một cách tàn nhẫn.

Tuy nhiên, khái niệm "lợi ích kép" có thể được áp dụng riêng cho cuộc chiến đang diễn ra ác liệt ở Ukraina trong gần 1 năm qua. Có những "lợi ích" có vẻ đã quá rõ ràng và từng là chủ đề của nhiều bình luận, và còn có những thứ khác, gián tiếp hơn, nhưng cũng quan trọng không kém, đáng được phân tích thêm.

Những 'lợi ích kép' từ cuộc chiến ở Ukraina - Ảnh 1.

Trong số những lợi ích này, đầu tiên phải kể đến "kỳ tích" của Putin trong việc thống nhất các nền dân chủ thịnh vượng đứng lên ủng hộ Ukraina. Putin muốn "Phần Lan hóa", nếu không muốn nói là sáp nhập Ukraina, nhưng ông lại thành công trong việc "NATO hóa" Thụy Điển và Phần Lan, đồng thời buộc Đức và Nhật Bản phải xem xét lại một cách cơ bản các chính sách an ninh của họ. 

Và chính NATO, nhờ Nga, đã thoát khỏi "tình trạng chết não" để lấy lại năng lượng mới thông qua sứ mệnh ban đầu. Chiến tranh cũng đã cho phép người Ukraina, trong máu và nước mắt, kết tinh bản sắc của họ thông qua các thắng lợi tinh thần cũng như các chiến thắng trên chiến trường từ Bắc đến Nam và tới phía Đông của đất nước họ.

Các lợi ích phụ gián tiếp khác, có lẽ ít rõ ràng hơn, nhưng cũng mang tính quyết định đối với sự phát triển của thế giới. Cuộc chiến này khiến các nước phải cân nhắc và suy nghĩ kỹ trước khi bắt đầu chiến tranh. 

Người Đài Loan ở Đông Nam Á hay người Kosovo ở Balkan đã có thêm được nhiều năm yên ổn nhờ Putin. Trung Quốc - giống như Serbia - không còn vội vã theo "vết xe đổ" của Nga ở Ukraina.

Cả Bắc Kinh và Belgrade sẽ không muốn dấn thân vào một cuộc phiêu lưu quân sự khi nhìn vào bài học của Nga. Trung Quốc của Chủ tịch Tập Cận Bình khó có thể chiến đấu trên hai mặt trận cùng một lúc: Chống COVID-19 bên trong và chống Đài Loan được hỗ trợ bởi đồng minh Mỹ bên ngoài. 

Serbia đang ngày càng hướng về Liên minh châu Âu sau khi Croatia gia nhập khu vực đồng tiền chung châu Âu, nên họ đủ nhận thức để không kết hợp tham vọng này với mong muốn phục thù.

Trong cả hai trường hợp, kinh nghiệm từ cuộc chiến của Nga ở Ukraina và bài học nhãn tiền khiến cho ngày càng nhiều người nghĩ rằng không cần phải vội vã trước khi chọn con đường chiến tranh. Chúng ta có thể biết cách khơi mào một cuộc chiến. Nhưng chúng ta sẽ không bao giờ biết khi nào có thể kết thúc nó và trong tình trạng nào.

Đối với các nước trên bán đảo Balkan, yếu tố then chốt để tránh một cuộc chiến tranh có lẽ không phải là hy vọng hội nhập châu Âu của Belgrade, hay thậm chí là cuộc chiến ở Ukraina, mà là những ký ức luôn hiện hữu về các cuộc chiến ở Balkan. 

Để hiểu về Balkan vào năm 2023, có lẽ nên nghĩ về Tây Ban Nha vào những năm 1970, những năm trước và sau cái chết của Tướng Franco, và xem phim "Chiến tranh đã kết thúc", một bộ phim của Alain Resnais phát hành năm 1966, đã báo trước tâm trạng của đa số người Tây Ban Nha qua tiêu đề phim.

Những 'lợi ích kép' từ cuộc chiến ở Ukraina - Ảnh 3.

Cuộc chiến Ukraina đã tàn phá nặng nề về mọi thứ ở đất nước này. Ảnh: AP

Ở Balkan, những hình ảnh về Ukraina còn đánh thức ký ức về vụ thảm sát Srebrenica đối với một số người, về các cuộc oanh tạc của NATO vào Belgrade đối với những người khác. Nhà tâm thần học Boris Cyrulnik, người đã từng trải qua nỗi kinh hoàng của Chiến tranh thế giới thứ hai khi còn nhỏ, trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh đã chia sẻ về tác động gây bất ổn sâu sắc của những hình ảnh và âm thanh từ cuộc chiến ở Ukraina đối với tâm lý của chính ông. 

Nhưng nó cũng củng cố niềm tin trong ông rằng hòa bình là một điều tốt quý và hiếm, cần được gìn giữ như một báu vật, nhưng không phải trả giá bằng sự phản bội các giá trị của nó.

Ngoài các khái niệm về "thiệt hại kép" và "lợi ích kép", một số khu vực trên thế giới thận trọng hơn khi gọi đó là "sự bất ổn kép", bởi sẽ rất khó để khẳng định rằng Trung Quốc ở Trung Á và Thổ Nhĩ Kỳ ở Caucasus ngày mai sẽ là những người hưởng lợi lớn từ những thất bại quân sự của Nga ở Ukraina

Ngoài ra, cũng có thể nghĩ rằng khi Nga đã chứng minh khoảng cách giữa tham vọng và năng lực của mình, thế giới sẽ dần quay trở lại cuộc đối đầu lưỡng cực cố hữu giữa hai cường quốc duy nhất thực sự quan trọng: Mỹ và Trung Quốc. 

Vậy nên, một lợi ích khác mà cuộc phiêu lưu quân sự đáng tiếc của Nga ở Ukraina mang lại, đó là làm rõ ràng hệ thống quốc tế trong thế lưỡng cực mới của nó.

Ngoài ra, sẽ là vô cùng lạc quan nếu cho rằng những người hưởng lợi chính, về lâu dài, từ cuộc chiến ở Ukraina, sẽ chính là người dân Nga - một dân tộc cuối cùng sẽ có thể tự do lựa chọn các nhà lãnh đạo của họ.

(Nguồn: TTXVN)

P.V (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement