Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cuộc chiến ở Ukraina tiết lộ điều gì về quan hệ Nga - Trung Quốc?

Phân tích

16/12/2022 12:12

Chu Ba (Zhou Bo), chuyên gia nghiên cứu cao cấp thuộc Trung tâm Chiến lược và An ninh Quốc tế thuộc Đại học Thanh Hoa, vừa có bài phân tích về lập trường của Trung Quốc đối với cuộc chiến ở Ukraina, vấn đề an ninh châu Âu cũng như trật tự quốc tế trong và sau cuộc xung đột.
news

Đầu tiên, theo tác giả, đối với cuộc khủng hoảng ở Ukraina, Trung Quốc hoàn toàn không biết rằng một cuộc chiến tranh sắp nổ ra. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng lo ngại về cuộc chiến này không kém gì Anh bởi cuộc chiến này đã gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích và đầu tư của Trung Quốc ở châu Âu, cũng như sự phát triển của Sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) ở Lục địa già.

Tệ hơn nữa, lập trường trung lập và công bằng của Trung Quốc đã khiến nhiều quốc gia châu Âu hiểu sai và diễn giải sai ở mức độ đáng kể, gây căng thẳng trong các mối quan hệ quốc tế của Trung Quốc. Vào thời điểm Mỹ tăng cường cạnh tranh với Trung Quốc, điều Bắc Kinh không muốn nhất là sự xấu đi trong quan hệ với các nước châu Âu. Điều rất quan trọng đối với Trung Quốc là châu Âu không phải lúc nào cũng đứng về phía Mỹ.

Vì sao Trung Quốc không đứng về phía nào trong cuộc khủng hoảng ở Ukraina? Như tác giả đã viết trên tờ "The Economist" (Anh), nếu kẻ thù của kẻ thù là bạn, thì kẻ thù của bạn có phải là kẻ thù của mình không? Không nhất thiết. 

Trên thực tế, không dễ dàng gì khi không chọn bên. Một mặt, Trung Quốc là đối tác chiến lược của Nga, mặt khác Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Ukraina. Vì vậy, Bắc Kinh đang dốc sức để tìm ra sự cân bằng trong cuộc chiến này giữa 2 người bạn của chúng tôi. Ngay cả Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng nói rằng ông hiểu Trung Quốc có những quan ngại riêng về cuộc chiến.

Cuộc chiến ở Ukraina tiết lộ điều gì về quan hệ Nga - Trung Quốc? - Ảnh 1.

Trung Quốc hiểu những lo ngại chính đáng của Nga về sự bành trướng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nhưng đồng thời nhấn mạnh rằng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia phải được tôn trọng. 

Các nhà lãnh đạo Liên Xô (trước đây) cho đến các nhà lãnh đạo Nga - tức là, từ Gorbachev đến Yeltsin và rồi Putin – luôn có lập trường rõ ràng phản đối sự mở rộng của NATO về phía Đông. Điểm khác biệt của Putin là ông đã biến sự phản đối từ lời nói thành hành động quân sự.

Liệu sự trung lập của Trung Quốc có phải là điều mà 2 nước tham chiến cần nhất? Tất nhiên là không, nhưng lập trường này được cả hai bên chấp nhận. Nếu Trung Quốc vào hùa với phương Tây lên án Nga, tất nhiên Mỹ và hầu hết các nước châu Âu sẽ hoan hô, nhưng Trung Quốc sẽ mất Nga với tư cách đối tác. Và sẽ không lâu nữa, Mỹ sẽ "lật lọng" và đối phó với Trung Quốc. Bắc Kinh ý thức rất rõ điều này.

Sự hiểu lầm lớn nhất về quan hệ đối tác chiến lược Trung-Nga là: Vì Bắc Kinh từng tuyên bố rằng tình hữu nghị giữa hai nước là vô tận (không có giới hạn), nên có nhiều suy đoán Trung Quốc và Nga tạo lập một liên minh. 

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng ở Ukraina đã chứng minh rằng quan hệ Trung-Nga không phải là một liên minh quân sự. Thay vì cung cấp viện trợ quân sự cho Nga, Trung Quốc đã hơn một lần cung cấp thực phẩm, túi ngủ và các hình thức viện trợ nhân đạo và quyên góp khác cho Ukraina.

Một trong những lý do liên quan tới sự phi liên minh giữa Trung Quốc và Nga là mặc dù hai nước đều kêu gọi một thế giới đa cực, thế giới quan của hai nước lại khác nhau. Nước Nga, dưới sự lãnh đạo của Putin, đang hoài niệm về thời kỳ hoàng kim của Đế chế Xô Viết. Bản thân Putin từng than thở rằng sự tan rã của Liên Xô là thảm họa địa chính trị lớn nhất của thế kỷ XX, và Nga coi mình là nạn nhân của trật tự quốc tế hiện hành.

Ngược lại, Trung Quốc là nước hưởng lợi từ hệ thống tài chính và thương mại quốc tế thời hậu chiến do phương Tây dẫn dắt và là nước hưởng lợi lớn nhất từ quá trình toàn cầu hóa. Do đó, Trung Quốc sẵn sàng bảo vệ trật tự quốc tế hiện hành. 

Đây là lý do tại sao Trung Quốc và phương Tây, bất chấp những khác biệt về ý thức hệ và quan hệ đôi lúc căng thẳng, ít nhất vẫn duy trì trao đổi kinh tế mạnh mẽ mà không bên nào sẵn sàng cắt đứt quan hệ.

Cuộc chiến ở Ukraina tiết lộ điều gì về quan hệ Nga - Trung Quốc? - Ảnh 2.

Về tương lai của châu Âu, Putin đã đúng về một điều: Đó không phải là cuộc chiến giữa Nga và Ukraina, mà là cuộc chiến giữa Nga và phương Tây. Nói cách khác, đó là cuộc chiến giữa Nga và các quốc gia thành viên NATO. 

Việc phương Tây giờ đây liên tục cung cấp vũ khí cho Ukraina đã gợi nhớ lại thập kỷ 80 của thế kỷ trước, khi quân đội Liên Xô ở Afghanistan suy yếu trước các tay súng Mujahideen ở Afghanistan được Mỹ hậu thuẫn. Tuy nhiên, điều đó khó có thể lặp lại lần này vì Nga có lợi thế về mặt địa lý. 

Thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh của châu Âu nằm ở chỗ: NATO càng mở rộng thì châu Âu càng trở nên kém an toàn hơn. Tất cả các liên minh quân sự đều dựa vào các mối đe dọa để tồn tại, giống như đỉa cần hút máu để sống. NATO hy vọng duy trì sức sống thông qua việc mở rộng, nhưng sự bành trướng đó đã đẩy châu Âu đến bờ vực hạt nhân.

An ninh châu Âu thực chất là vấn đề thỏa hiệp giữa NATO và Nga về phạm vi ảnh hưởng của hai phía. Thuật ngữ "phạm vi ảnh hưởng" có vẻ không hấp dẫn, nhưng nếu Nga cho rằng họ có phạm vi ảnh hưởng và sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ nó, thì phạm vi ảnh hưởng thực sự tồn tại.

Cuộc khủng hoảng ở Ukraina hiện chưa có hồi kết. Một hệ quả có thể xảy ra là trong vòng một thập kỷ tới, quyền tự chủ chiến lược của châu Âu sẽ xuất hiện. Cho đến nay, tự chủ chiến lược chỉ là một khẩu hiệu được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sử dụng. 

Từ năm nay, do cuộc khủng hoảng ở Ukraina, Đức đặt mục tiêu chi 2% GDP hàng năm cho xây dựng quân đội, qua đó đáp ứng mục tiêu chi tiêu quân sự do NATO đề ra. Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng tuyên bố thành lập một quỹ quốc phòng đặc biệt trị giá 100 tỷ Euro. Nhưng quyền tự chủ chiến lược của châu Âu sẽ củng cố hay làm suy yếu NATO?

Các nước châu Âu nhìn chung lo ngại Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc chiến này. Như tác giả đã chỉ ra trong bài viết trên tờ "Financial Times" ngày 27/10, Trung Quốc cần kiên quyết phản đối việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trên chiến trường, vì điều đó vi phạm tuyên bố chung do 5 ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đưa ra hồi tháng 1 năm nay, trong đó tuyên bố một cuộc chiến tranh hạt nhân không thể xảy ra và sẽ không có ai chiến thắng. 

Việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân cũng sẽ đặt ra một tình huống rất khó khăn cho Trung Quốc, vì Trung Quốc đã duy trì chính sách không sử dụng vũ khí hạt nhân phủ đầu trong hơn nửa thế kỷ qua. Chính sách hạt nhân của Trung Quốc là minh bạch, nhất quán và ổn định nhất trong tất cả các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.

Cuộc chiến ở Ukraina tiết lộ điều gì về quan hệ Nga - Trung Quốc? - Ảnh 3.

Hai ngày sau khi bài báo trên được xuất bản, Tổng thống Putin đã tuyên bố tại Diễn đàn Câu lạc bộ quốc tế Valdai rằng Nga không có ý định sử dụng vũ khí hạt nhân. Hôm 4/11, khi Thủ tướng Đức tới Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói với nhà lãnh đạo Đức rằng cộng đồng quốc tế nên cùng nhau phản đối việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, ủng hộ chống chiến tranh hạt nhân và ngăn chặn khủng hoảng hạt nhân trên lục địa Á-Âu.

Đáp lại, Scholz tuyên bố chuyến thăm Trung Quốc của ông là đáng giá vì sự đồng thuận này. Tại cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden bên lề Hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Bali, Indonesia, Chủ tịch Tập Cận Bình một lần nữa nhấn mạnh lập trường của Trung Quốc về vấn đề hạt nhân. Đây là một sự đồng thuận quan trọng và hiếm có giữa Trung Quốc và Mỹ.

Vậy làm thế nào để giải quyết tình thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh của châu Âu? Cho đến nay, không có giải pháp đơn lẻ nào có thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu an ninh của châu Âu, vì vậy theo tác giả, chiến tranh sẽ còn kéo dài thêm một thời gian nữa trước khi các bên thực sự sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán. 

Về vấn đề này, chuyên gia Chu Bột có 3 gợi ý: Thứ nhất, NATO nên đơn phương cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân phủ đầu nhằm vào Nga. Thứ hai, NATO nên ngừng mở rộng để đổi lấy cam kết của Nga không sử dụng vũ khí hạt nhân. Thứ ba, NATO nên giảm số lượng lớn vũ khí thông thường để đổi lấy việc Nga cắt giảm vũ khí hạt nhân. Mặc dù cả 3 đề xuất này đều không dễ thực hiện, nhưng chúng cân bằng và giải quyết được mối lo ngại của cả hai.

Cuối cùng, về trật tự thế giới trong tương lai, tác giả cho rằng cuộc khủng hoảng ở Ukraina sẽ làm suy yếu đáng kể sức mạnh quốc gia và ảnh hưởng toàn cầu của Nga. Đồng thời, ảnh hưởng của nền dân chủ phương Tây trên thế giới cũng sẽ tiếp tục suy giảm. 

Theo dữ liệu từ Freedom House của Mỹ, nền dân chủ phương Tây đã suy thoái trong 15 năm liên tiếp và sự suy giảm đó sẽ tăng tốc trong tương lai. Theo báo cáo của Hội nghị An ninh Munich, không chỉ thế giới đang trở nên "ít phương Tây hơn" mà ngay cả phương Tây cũng đang trở nên như vậy. Đây là những thống kê và kết luận của chính phương Tây.

Hiện nay, địa chính trị và kinh tế toàn cầu đang dịch chuyển về phía Đông với tốc độ ngày càng nhanh. Điều này không chỉ do sự trỗi dậy của Trung Quốc, mà còn là do sự trỗi dậy của Ấn Độ và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). 

Cuộc chiến ở Ukraina tiết lộ điều gì về quan hệ Nga - Trung Quốc? - Ảnh 4.

Mọi người đều quen thuộc với cái gọi là trật tự quốc tế tự do, nhưng không có trật tự như vậy trong quá khứ và nhiều khả năng sẽ có một trật tự như vậy trong tương lai. Thuật ngữ này phản ánh một kiểu tự ái và là sự giả tạo của phương Tây.

Chắc chắn nhiều quy tắc và thể chế, chẳng hạn như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), đã được phương Tây tạo ra sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhưng chỉ những quy tắc và thể chế này không xác định trật tự quốc tế. 

Trật tự quốc tế thời hậu chiến còn được định hình bởi các sự kiện lớn như phong trào giành độc lập chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi, Chiến tranh Lạnh, sự tan rã của Liên Xô và sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trật tự quốc tế bao gồm các tôn giáo, văn hóa, phong tục, bản sắc dân tộc và thể chế xã hội khác nhau, một số trong đó có thể đã tồn tại hàng nghìn năm.

Trật tự quốc tế ngày nay cũng được định hình bởi toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu, đại dịch và phổ biến vũ khí hạt nhân. Trên thực tế, thời kỳ dường như gần giống với trật tự quốc tế tự do nhất là 15 năm sau khi Liên Xô sụp đổ, trước khi Trung Quốc thực sự trỗi dậy.

Tất nhiên, nếu không có trật tự quốc tế tự do, sẽ không có cuộc tranh luận về "chế độ dân chủ đối đầu với chế độ chuyên chế". Theo Chỉ số Dân chủ năm 2021 do Economist Intelligence Unit công bố, trong tổng số 167 quốc gia và khu vực, chỉ có 21 quốc gia được coi là "quốc gia dân chủ" và chỉ chiếm 6,4% dân số thế giới. Khái niệm về một trật tự quốc tế tự do không thể giải thích tại sao nền dân chủ đang suy yếu trên toàn cầu nếu mô hình này thực sự dựa trên nền tảng đạo đức cao.

Trung Quốc và Mỹ không phải là kẻ thù, và Trung Quốc không phải là đối thủ có hệ thống của châu Âu. Cuộc khủng hoảng ở Ukraina cho thấy một sự đồng thuận: Chúng ta phải cùng tồn tại bất chấp sự khác biệt.

(Nguồn: TTXVN)

P.V (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement