Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nga đang sử dụng vàng để phá vỡ các lệnh trừng phạt của phương Tây?

Vàng - Ngoại tệ

10/01/2023 07:43

Các chuyên gia nói đùa rằng, số vàng do Nga khai thác đang nằm trong các hầm chứa của Anh "cũ đến mức có khắc hình đại bàng hai đầu có từ thời Sa hoàng". Tuy nhiên, quyền sở hữu của nó đã chuyển sang tay những người không phải là người Nga từ nhiều thập kỷ trước.

Điều nay cho thấy Nga là một trong những nước sở hữu rất nhiều vàng và các nhà đầu tư lo rằng, Nga có thể được sử dụng nó để phá vỡ lệnh trừng phạt của phương Tây.

Sự lo lắng của các nhà đầu tư là có cơ sở. Vàng là tiền tệ của sự sợ hãi và mất lòng tin. Các hệ thống tài chính của phương Tây và phương Đông đang tách rời nhau và điều đó mở rộng vai trò của vàng đối với dự trữ quốc gia và đối với các giao dịch khác.

Những người theo chủ nghĩa về đầu cơ coi kim loại màu vàng là vô dụng. Thị trường không đồng ý. Vàng đang giao dịch ở mức 1.840 USD/ounce, gần với mức cao kỷ lục. Cuộc chiến ở Ukraina đã thúc đẩy nhu cầu lớn hơn.

Nga đang sử dụng vàng để phá vỡ các lệnh trừng phạt của phương Tây?
 - Ảnh 1.

Nga bị nghi ngờ đang sử dụng vàng để phá vỡ các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Ngay trước Giáng sinh, Hội đồng vàng thế giới, một cơ quan có trụ sở tại Vương quốc Anh, đã ước tính lượng mua tích lũy trong năm 2022 là 673 tấn và hầu hết được mua bởi chính phủ của các nước. Con số đó bao gồm 400 tấn trong quý thứ ba, một mức được Adrian Ash của BullionVault, một nền tảng giao dịch, mô tả con số này là siêu khủng.

Điều này trái ngược với con số chỉ 333 tấn trong 9 tháng đầu năm 2022, số liệu do các ngân hàng trung ương báo cáo với IMF.

Ngoài ra, trong 12 tháng tính đến tháng 11, vàng trong các của Anh - kho lưu trữ lớn nhất - đã giảm 500 tấn, hơn 5%, theo dữ liệu của Hiệp hội vàng London (Anh). Tính theo thời giá hiện tại, những thỏi này trị giá 30 tỷ USD.

Suy luận không thể tránh khỏi là, các quốc gia bị thách thức bởi cái gọi là "sự chuyên chế của đồng USD", chính là những người đang âm thầm mua vàng để thay thế ngoại tệ trong kho dự trữ hoặc cho các mục đích khác.

Và Nga được các chuyên gia liên tưởng khi mà hầu hết các tổ chức chính phủ, ngân hàng và các ông lớn của họ đều bị trừng phạt bởi phương Tây. Trung Quốc cũng phải chịu một loạt các biện pháp kiềm chế thương mại trong bối cảnh căng thẳng về vấn đề Đài Loan (Trung Quốc).

Trung Quốc và Nga có rất nhiều vàng từ các mỏ riêng của họ. Hơn nữa, vàng là một sự thay thế cho đồng USD tuy có nhiều bất tiện đôi chút, như Barry Eichengreen, Giáo sư kinh tế Berkeley đã chỉ ra trong một báo cáo gần đây. Ông lưu ý: "Vận chuyển số vàng trị giá 1 tỷ USD sẽ cần sáu xe tải 20 feet".

Thanh toán qua Swift chắc chắn dễ dàng hơn. Nhưng Nga phần lớn đã bị loại khỏi hệ thống ngân hàng quốc tế. Trung Quốc cũng muốn tìm giải pháp thay thế.

Nga đang sử dụng vàng để phá vỡ các lệnh trừng phạt của phương Tây?
 - Ảnh 2.

Nga là một trong những nước có trữ lượng vàng lớn của thế giới.

Vàng thường xuyên được chuyển đi khắp thế giới bất chấp trọng lượng của nó. Bất cứ khi nào bạn bay từ London đến Zurich, khoang chứa máy bay có thể chứa một số thỏi vàng cùng. Có một thị trường bán lẻ lớn đối với vàng trang sức. Giá cả không ổn định, nhưng ít hơn so với tiền điện tử.

Vàng cũng có thể được giao dịch dễ dàng hơn do không có sự giám sát của Hoa Kỳ so với USD.

Tăng dự trữ vàng - mà không đẩy giá lên bằng cách thừa nhận nó - sẽ là một động thái thực tế đối với Nga và Trung Quốc. Sử dụng vàng làm tiền tệ giao dịch sẽ là một phần mở rộng mặc định của chính sách từ tránh lệnh trừng phạt sang phá vỡ lệnh trừng phạt.

Điều đó sẽ không có gì mới. Một thập kỷ trước, Thổ Nhĩ Kỳ bị cáo buộc đã trả hàng tỷ USD bằng vàng để mua khí đốt tự nhiên từ Iran, dưới lệnh trừng phạt nặng nề vì chương trình hạt nhân của nước này.

Thụy Sĩ là nguồn cung cấp vàng thỏi hàng đầu thế giới. Theo một báo cáo từ Sáng kiến toàn cầu chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Geneva, Iran đã đổi một phần trong số đó ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) để lấy ngoại tệ.

Vào năm 2020, Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính, một cơ quan của G7, đã phát hiện ra rằng thị trường vàng rộng lớn và đang hoạt động của UAE tạo ra rủi ro đáng kể cho việc rửa tiền. Điều này nếu viện dẫn thực tế hiện nay là khá hợp lý, bởi Dubai được xem là ngôi nhà thứ hai của người Nga và tài sản của họ.

Từ những thực tế trên, các chuyên gia cho rằng, việc tiêu thụ vàng tăng đột biến trong năm 2022 có liên quan đến các lệnh trừng phạt của phương Tây và Nga được xem là đang sử dụng kim loại quý này để phá vỡ các lệnh trừng phạt đó.

(FT)

N.MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement