Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Làn sóng dịch chuyển sản xuất của doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam đang diễn ra thế nào?

Phân tích

24/01/2024 13:19

Các công ty Trung Quốc, chịu gánh nặng thuế quan và chi phí cao hơn, đã ồ ạt chuyển đến Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, môi trường pháp lý phức tạp và chi phí lao động ngày càng tăng đặt ra những thách thức đối với các công ty đang muốn chuyển đổi.
news

Sức ép dịch chuyển sang Việt Nam 

Carl Ying bị đau đầu mỗi khi mùa đơn hàng mới đến. Trong những năm gần đây, nhà xuất khẩu máy cạo râu điện này nhận thấy ngày càng ít đơn hàng hơn từ các khách hàng Mỹ. 

Nhưng sự thiếu kiên nhẫn rõ ràng mà ông nhận thấy vào cuối năm 2023, khi họ thảo luận về các chuyến hàng trong năm nay, là một dấu hiệu đáng lo ngại rằng các mối quan hệ đang bị rạn nứt. 

Ying đã cung cấp phần lớn sản phẩm của mình cho các tiệm cắt tóc và tiệm làm đẹp ở Mỹ trong nhiều năm thông qua hai nhà máy ở Trung Quốc. Trước đó, cả hai đã đồng ý chia sẻ chi phí từ mức thuế trừng phạt 10% do Washington áp đặt kể từ tháng 9/2018.

Các nhà xuất khẩu Trung Quốc đang xem xét việc dịch chuyển hoạt động ra khỏi Trung Quốc được xem là một giải pháp sống còn, trong bối cảnh căng thẳng thương mại kéo dài với Mỹ. 

Việc dịch chuyển bắt nguồn từ nỗ lực mang tính chiến lược nhằm phòng ngừa rủi ro chính trị đang ngày càng gia tăng và giữ chân các khách hàng phương Tây. Theo Ying, nhiều khách hàng nước ngoài của công ty ngày càng tỏ ra lo lắng và thận trọng hơn về chuỗi cung ứng và muốn phòng ngừa rủi ro bằng cách tìm kiếm nguồn cung từ nhiều quốc gia khác bên ngoài Trung Quốc.

Những người bạn doanh nhân của anh đã chuyển toàn bộ hoặc một phần sang Việt Nam. Thuế quan đã ảnh hưởng nặng nề đến lợi nhuận của họ và đe dọa khiến họ phải rời bỏ hoạt động kinh doanh.

Ying đã đến thăm Hải Phòng hai lần vào năm ngoái và cho biết thành phố ven biển Việt Nam đã có rất nhiều nhà máy được hỗ trợ bởi vốn đầu tư của Trung Quốc. "Tôi đang nghiêm túc suy xét đến việc di dời sản xuất của mình sang Việt Nam, đây sẽ là giải pháp an toàn nhất về lâu về dài". 

Làn sóng dịch chuyển sản xuất của doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam đang diễn ra thế nào?- Ảnh 1.

Các công ty Trung Quốc đã ồ ạt chuyển đến Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, nhưng phải đối mặt với nhiều thách thức. Ảnh: SCMP

Việt Nam thường là lựa chọn hàng đầu khi các nhà sản xuất Trung Quốc cân nhắc việc chuyển dịch ra nước ngoài, bởi quốc gia này có dân số lao động đông và dễ dàng tiếp cận các thị trường phát triển hơn.

Nhưng khi căng thẳng thương mại bước sang năm thứ 6 và Washington tăng cường giám sát nguồn gốc sản xuất, nhiều nhà xuất khẩu ở Mỹ không còn coi đó là một lựa chọn nữa mà đó là điều bắt buộc.

David Zweig, giáo sư danh dự của Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, cho biết: "Việt Nam là một địa điểm quan trọng đối với các công ty muốn có chiến lược Trung Quốc+1. Các nhà máy Trung Quốc đang sản xuất cho các công ty Mỹ này rồi vận chuyển hàng sang Mỹ sẽ phải theo chân khách hàng của họ và sang Việt Nam".

Trung Quốc + 1 "China Plus One" là một chiến lược kinh doanh mà các tập đoàn quốc tế áp dụng để tránh chỉ đầu tư vào Trung Quốc, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh sản xuất sang các quốc gia khác.

Mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng

Yan Shaohua, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế của Đại học Fudan, cũng thừa nhận áp lực từ những người mua Mỹ, những người đang chuyển một số đơn đặt hàng và quan hệ đối tác ra khỏi Trung Quốc như một hàng rào chống lại chiến lược giảm rủi ro của Washington. 

Ông nói: "Việc chuyển đến Việt Nam hoặc những nơi khác ở ASEAN có thể trở thành điều không thể tránh khỏi".

Việt Nam là thành viên của hai hiệp định thương mại lớn do Mỹ dẫn đầu là Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì Thịnh vượng (IPEF) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). 

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, các công ty Trung Quốc đã rót 2,92 tỷ USD đầu tư trực tiếp vào Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2023, tăng gần gấp đôi so với năm trước.

Nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới chứng kiến lượng hàng xuất khẩu giảm 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 3.070 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm ngoái, trong đó xuất khẩu sang Mỹ và Liên minh châu Âu giảm lần lượt là 13,8% và 11%.

Tác động đang lan rộng khắp các tỉnh ven biển như Quảng Đông, Giang Tô và Chiết Giang, nơi việc mua hàng từ phương Tây là nguồn thu nhập đáng kể.

Những khu vực này đang chứng kiến một số hoạt động sản xuất của họ di chuyển sang các nước như Việt Nam, do chi phí trong nước ngày càng tăng và căng thẳng địa chính trị đã trở thành những "yếu tố thúc đẩy" chính.

Làn sóng dịch chuyển sản xuất của doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam đang diễn ra thế nào?- Ảnh 2.

Khu công nghiệp Deep C tại Hải Phòng, Việt Nam, là nơi tập trung các hãng cung ứng lớn nhất cho các công ty công nghệ khắp thế giới. Ảnh: Financial Times

Các nhà chức trách Trung Quốc cũng có nhiều động thái nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc vẫn giảm trong 4 tháng đầu năm nay. 

Bên cạnh đó, những vụ điều tra và lục soát với các công ty tư vấn nước ngoài của Bắc Kinh càng khiến doanh nghiệp nước ngoài đẩy nhanh việc đánh giá lại những rủi ro liên quan tới việc hoạt động ở Trung Quốc.

Cơ hội lớn cho Việt Nam

Yang Yaoyuan, nhà phân tích ngoại giao và quản trị tại Đại học Nghiên cứu Quốc tế Bắc Kinh, cảnh báo về những vấn đề tương tự mà các công ty nước ngoài ở Trung Quốc phải đối mặt.

Nhà nghiên cứu cho biết: "Việc thay đổi luật và quy định với các điều khoản không được xác định rõ ràng, cũng như các vấn đề như an ninh quốc gia và bảo mật dữ liệu, thường khiến các công ty không phải là người địa phương lo lắng. Tại Việt Nam, các công ty nước ngoài có thể gặp rủi ro khi chính phủ đưa ra luật về sở hữu trí tuệ, cạnh tranh và quản lý dữ liệu". 

Yang cho biết thêm: "Luật An ninh mạng sửa đổi bắt buộc tất cả các tổ chức nước ngoài phải lưu trữ và lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam, điều này có thể làm tăng chi phí và rủi ro tuân thủ". Ông nhấn mạnh các nhà đầu tư Trung Quốc nên nghiên cứu kỹ luật thuế, sử dụng đất và lao động của Việt Nam trước khi bước vào thị trường đầy sức hút này. 

Tjia Yin Nor, phó giáo sư tại Khoa Quan hệ Công và Quốc tế của Đại học Thành phố Hồng Kông, cho biết một vấn đề cần lưu ý là việc tuân thủ luật lao động.

"Các công ty Trung Quốc có xu hướng tuyển dụng thực tập sinh tại Việt Nam, nhưng cách làm này đã bị chỉ trích. Một số công ty không quen với luật pháp địa phương sẽ phải đối mặt với cáo buộc sử dụng lao động vị thành niên", bà nói.

Yang cho biết đã có báo cáo về việc các công nhân Trung Quốc có thị thực kinh doanh bị phạt hoặc trục xuất sau các cuộc đột kích mà cơ quan thực thi pháp luật địa phương phát hiện họ làm việc mà không có giấy phép.

Năm 2022, Đại sứ quán Bắc Kinh tại Hà Nội đã đưa ra lời nhắc nhở những người kinh doanh tại Việt Nam phải tuân thủ luật lao động địa phương.

Làn sóng dịch chuyển sản xuất của doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam đang diễn ra thế nào?- Ảnh 3.

Công nhân vận hành dây chuyền sản xuất tại khu công nghiệp Bắc Ninh.

Chi phí lao động cũng tăng vọt. Chu Libin, giám đốc Công ty Máy móc và Công nghệ Tiansu ở tỉnh Chiết Giang phía Đông Trung Quốc, cho biết mức lương hàng tháng của một công nhân lành nghề ở Hải Phòng là 1.000 CNY (140 USD) vào năm 2018. Nhưng con số đó đã tăng gấp 3 lần kể từ khi tổng thống Mỹ lúc đó là Donald Trump phát động cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

Giá thuê trung bình ngày cho một nhà máy ở Hải Phòng dao động từ 1-1,5 CNY/m2, gần giống với nhiều khu công nghiệp ở Chiết Giang với cơ sở hạ tầng tốt hơn và chưa tính chi phí vận chuyển hàng hóa trung gian từ Trung Quốc.

"Chúng tôi đang mắc kẹt trong thua lỗ ở Việt Nam. Nếu không có sự thay đổi nào trong năm nay, chúng tôi có thể rút vốn và quay về", Chu nói.

Ông than thở rằng Việt Nam ngày nay hoàn toàn khác so với sáu năm trước. "Đúng, xuất khẩu sang Mỹ dễ dàng hơn từ Việt Nam nhưng chúng tôi hầu như không kiếm được lợi nhuận. Mọi thứ ngày càng đắt đỏ hơn, đến mức bạn tự hỏi liệu sản xuất ở quê nhà có tốt hơn không", ông nói.

Vào tháng 11, Texhong International, một trong những nhà sản xuất dệt may lớn nhất Trung Quốc, đã bán nhà máy rộng 250.000 m2 tại tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam, do hoạt động của công ty liên tục thua lỗ từ năm 2006.

Công ty có trụ sở tại Thượng Hải cho biết trong hồ sơ trao đổi của mình rằng động thái này là một phần trong kế hoạch tránh các hoạt động thua lỗ lớn hơn.

Nhưng Bắc Kinh vẫn coi Hà Nội là cửa ngõ ưa thích, vì cơ cấu thuế quan hiện tại của Mỹ đối với các sản phẩm Trung Quốc vẫn còn nguyên và hơn thế nữa - bao gồm hàng hóa, dịch vụ và công nghệ, có thể được điều chỉnh trong tương lai.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã đến thăm Việt Nam vào tháng trước. Lãnh đạo hai Đảng, hai nước nhất trí tiếp tục phát triển và làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác Hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.

Hà Hoàng Hợp, chuyên gia cấp cao tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, cho biết: "Việt Nam cần thu hút các nhà sản xuất Trung Quốc vào nền kinh tế của mình. Đây sẽ có cơ hội đón đầu làn sóng đầu tư nước ngoài rất lớn nếu có chính sách thu hút phù hợp".

Làn sóng dịch chuyển sản xuất của doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam đang diễn ra thế nào?- Ảnh 4.

Khách hàng Mỹ đang ủng hộ các quốc gia châu Á khác và điều này xảy ra trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu yếu kém và căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Ảnh: Getty Images

Vai trò của Trung Quốc sẽ không thay đổi một sớm một chiều

Việt Nam là một kênh quan trọng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh, một chiến lược trên phạm vi rộng nhằm xây dựng các mối liên kết cơ sở hạ tầng trên toàn khu vực.

Tuy nhiên, cải cách từ phía Trung Quốc có thể khiến việc rời bỏ quốc gia này đắt đỏ hơn. Gần đây, Bắc Kinh đã nới lỏng hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đẩy nhanh tự do hóa khu vực tài chính nhằm giúp doanh nghiệp nước ngoài dễ tiếp cận thị trường nội địa hơn.

Động thái mới của Bắc Kinh sẽ không ngăn chặn hoàn toàn những biến đổi trong chuỗi cung ứng nhưng có thể làm chậm quá trình doanh nghiệp nước ngoài chuyển đi. Trung Quốc có các biện pháp để quán lí tốc độ và qui mô của sự xáo trộn bằng cách đẩy nhanh những cải cách cần thiết.

Nếu làm đúng, Trung Quốc vẫn có thể duy trì một số ảnh hưởng đối với các chuỗi cung ứng rời khỏi nước này, bằng cách nhắm đến "sản xuất quanh Trung Quốc" thay vì "sản xuất tại Trung Quốc".

Theo báo cáo từ cơ quan truyền thông địa phương của Chiết Giang, tỉnh này hy vọng sẽ bắt chước việc mở rộng ra nước ngoài của các công ty Hàn Quốc và Nhật Bản bằng cách sử dụng các khoản đầu tư ở nước ngoài để mang lại lợi ích cho nền kinh tế trong nước đồng thời ngăn chặn sự đào thải của ngành công nghiệp bản địa.

Oscar Liu của Powernice Intelligence Technology, nhà sản xuất tấm quang điện và linh kiện đang vận hành một nhà máy ở Việt Nam, cho biết việc mở rộng ra nước ngoài không có nghĩa là công ty đã từ bỏ thị trường nội địa.

Liu nói: "Chúng tôi hy vọng chính phủ có thể giúp đỡ khi chúng tôi mang lợi nhuận và kinh nghiệm ở nước ngoài về Trung Quốc, để sử dụng thu nhập từ nước ngoài của chúng tôi vào việc đổi mới và nâng cấp ở quê nhà".

(Nguồn: SCMP)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement