Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Kinh tế Trung Quốc đã đạt đỉnh?

Kinh tế thế giới

08/01/2024 15:08

Ngoài nhân khẩu học không thuận lợi, Trung Quốc còn phải vật lộn với các vấn đề như nợ lớn, phân bổ vốn sai, ô nhiễm nghiêm trọng và lĩnh vực bất động sản gặp khó khăn. Nhưng chính phủ Trung Quốc đã nhận thức rõ những vấn đề này và quyết tâm giải quyết.

Câu chuyện về nền kinh tế Trung Quốc đang gần đạt đến đỉnh - hoặc đã đến đỉnh – đã xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông phương Tây. Nhưng nếu đọc kỹ những phân tích của những người bi quan, bạn sẽ thấy rằng nhiều lý do họ đưa ra cho những đánh giá ảm đạm không phải là mới. 

Ngược lại, chúng có xu hướng nêu bật chính xác những thách thức mà các nhà kinh tế và giới bình luận đã nhấn mạnh trong ít nhất một thập kỷ, nếu không muốn nói là hơn thế.

Tất nhiên, bối cảnh toàn cầu đã thay đổi. Có lẽ quan trọng nhất là câu chuyện phổ biến về Trung Quốc phần lớn đã trở nên tiêu cực, và phương Tây hiện có thái độ thù địch với nước này nhiều hơn so với 10 hoặc thậm chí 5 năm trước. Với việc Mỹ đang nỗ lực hơn bao giờ hết để kiềm chế Trung Quốc, xuất khẩu trực tiếp của Trung Quốc sang Mỹ đã giảm mạnh.

Dù vậy, việc "tách rời" hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có lẽ đã bị cường điệu hóa. Một nghiên cứu gần đây của nhà kinh tế Caroline Freund thuộc Đại học California (San Diego) và các đồng nghiệp của bà cho thấy Mỹ và Trung Quốc thực sự đang giảm can dự trong một số lĩnh vực. 

Ví dụ, tăng trưởng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc thấp hơn nhiều so với tăng trưởng nhập khẩu của Mỹ từ các nước khác đối với các sản phẩm chịu thuế của Mỹ.

Kinh tế Trung Quốc đã đạt đỉnh?- Ảnh 1.

Nhập khẩu vào Trung Quốc bất ngờ giảm 0,6% so với cùng kỳ xuống còn 223,54 tỷ USD vào tháng 11/2023, không đạt được dự báo của thị trường về mức tăng 3,3% và đảo ngược so với mức tăng trưởng 3,0% của tháng trước. Đây là lần giảm mua hàng thứ 10 tính từ đầu năm đến nay, cho thấy nhu cầu nội địa mong manh bất chấp kế hoạch rộng rãi của chính phủ nhằm khôi phục tiêu dùng.

Nhưng nghiên cứu tương tự cũng cho thấy chuỗi cung ứng của Mỹ và Trung Quốc vẫn có mối liên kết chặt chẽ, đặc biệt là đối với "các sản phẩm chiến lược". Hơn nữa, các quốc gia mà Mỹ nhập khẩu ngày càng tăng thường phụ thuộc sâu hơn vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc. 

Trên thực tế, các quốc gia đang tìm cách thay thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng của Mỹ đang tăng cường nhập khẩu từ Trung Quốc, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp chiến lược. Đồng thời, các công ty toàn cầu dường như đang theo đuổi chiến lược "Trung Quốc+1", đầu tư vào các quốc gia khác ngoài Trung Quốc nhưng không thay thế Trung Quốc. 

Về phần mình, các công ty Trung Quốc đã tăng cường đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm gần đây và triển khai nhà máy sản xuất của riêng họ ở bên ngoài Trung Quốc, đặc biệt là ở các quốc gia có thể tránh được thuế quan (trừng phạt) của Mỹ. Xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục tồn tại, đảm bảo vốn của Trung Quốc tiếp tục chảy vào phần còn lại của thế giới.

Những người bi quan có thể sẽ chỉ ra rằng Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với những thách thức trong nước. Ngoài nhân khẩu học không thuận lợi, Trung Quốc còn phải vật lộn với các vấn đề như nợ lớn, phân bổ vốn sai, ô nhiễm nghiêm trọng và khủng hoảng bất động sản. Nhưng chính phủ Trung Quốc đã nhận thức rõ những vấn đề này từ một thập kỷ qua. 

Ví dụ, chương trình "cải cách cơ cấu bên cung" của Trung Quốc đã hình thành từ năm 2015 và bao gồm các quy định tài chính chặt chẽ hơn cũng như tăng cường sự giám sát của chính phủ - thậm chí can thiệp - đối với các lĩnh vực mắc nợ nhiều và năng lực sản xuất dư thừa. 

Mặc dù chương trình này giúp ngăn chặn khủng hoảng nợ hoặc khủng hoảng tài chính, nó cũng làm chậm sự tăng trưởng ở nhiều lĩnh vực có nợ cao, chẳng hạn như bất động sản. Tuy nhiên, quan điểm cho rằng lĩnh vực bất động sản trì trệ sẽ dẫn đến sự sụp đổ kinh tế của Trung Quốc là quá kịch tính hóa.

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc hiểu rằng quá trình chuyển đổi là không thể tránh khỏi trong lĩnh vực bất động sản và cam kết đảm bảo quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ.

Nhìn rộng hơn, những cải cách cơ cấu đã được thực hiện đã thúc đẩy khả năng phục hồi kinh tế của Trung Quốc, và bất chấp thuế quan của Mỹ, xuất khẩu của Trung Quốc vẫn mạnh. Đồng thời, các lĩnh vực mới – từ dịch vụ đến nền kinh tế số và các ngành công nghệ cao – đang tăng trưởng nhanh chóng.

Kinh tế Trung Quốc đã đạt đỉnh?- Ảnh 2.

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý 3/2023, vượt dự báo thị trường là 4,4% và mang lại hy vọng rằng nền kinh tế này sẽ đạt được mục tiêu hàng năm chính thức là khoảng 5% trong năm nay, do gói kích thích duy trì từ Bắc Kinh bù đắp cho tác động của cuộc khủng hoảng tài sản kéo dài và giao dịch yếu.

Tất cả những điều này giúp giải thích tại sao Trung Quốc đạt mức tăng trưởng trung bình 3 năm là 6,6% trong giai đoạn 2017-2019. Đại dịch COVID-19 đã làm giảm tốc độ tăng trưởng trong năm 2020, nhưng nền kinh tế đã phục hồi mạnh mẽ vào năm 2021, với mức tăng trưởng 8,1%. Và tốc độ tăng trưởng trong năm 2023 dự kiến sẽ đạt trên 5%; ngay cả một loạt đợt phong tỏa hồi năm 2022 cũng không ngăn cản được sự tăng trưởng.

Điều này không có nghĩa là Trung Quốc đã thoát ra khỏi đại dịch mà không bị tổn hại gì. Ba năm cơ hội tạo thu nhập bị giảm sút đã hạn chế khả năng phục hồi nhanh chóng sau đại dịch của người tiêu dùng Trung Quốc. Chính phủ hiện vẫn phải nỗ lực để hỗ trợ nhu cầu trong nước và tạo việc làm bằng cách theo đuổi các chính sách tài chính và tiền tệ mở rộng hơn trong hai năm tới.

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cũng phải nỗ lực đẩy nhanh quá trình tự do hóa một số lĩnh vực nhất định. Ví dụ, các dịch vụ sản xuất mà đầu tư tư nhân và nước ngoài bị cấm tham gia phải được giải phóng khỏi những hạn chế này càng sớm càng tốt. 

May mắn thay, có những dấu hiệu cho thấy cơ quan chức năng đã nhận thức được yêu cầu cấp bách này: các cơ quan quản lý tài chính vừa cấp phép thanh toán không tiền mặt cho công ty phát thành thẻ Mastercard của Mỹ. Trung Quốc cũng đơn phương áp dụng miễn thị thực cho 6 quốc gia (trong đó có Pháp, Đức và Italy) vào tháng trước.

Không ai mong đợi Trung Quốc sẽ duy trì được mức tăng trưởng hai con số mãi mãi. Tích lũy vốn sẽ chậm lại và cổ tức ban đầu được tạo ra từ các động lực tăng trưởng cơ cấu sẽ suy yếu. Từ giờ trở đi, tăng trưởng kinh tế sẽ đòi hỏi tỷ trọng chi tiêu cho tiêu dùng hộ gia đình cao hơn là đầu tư. 

Đó là lý do tại sao chính phủ Trung Quốc cần khẩn cấp giảm tỷ trọng đầu tư trong GDP và hỗ trợ tiêu dùng hộ gia đình, chẳng hạn như thông qua chuyển giao thu nhập và các chương trình phúc lợi mạnh hơn (điều này sẽ cho phép các hộ gia đình giảm tiết kiệm phòng ngừa). Điều này sẽ tạo ra một thị trường nội địa thịnh vượng, khuyến khích mở rộng ngành dịch vụ và hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang tăng trưởng bền vững.

Nền kinh tế Trung Quốc chưa cạn kiệt tiềm năng phát triển, cũng chưa trưởng thành đến mức mất đi sức sống. Tình trạng hiện tại của nền kinh tế đã tạo điều kiện cho việc tái cân bằng cũng như tạo cơ hội cho giới lãnh đạo Trung Quốc xem xét thực hiện cải cách cơ cấu. 

Chắc chắn, tốc độ tăng trưởng đang chậm lại và bối cảnh toàn cầu đã thay đổi, tạo ra cảm giác cấp bách. Nhưng điều này có thể sẽ có lợi cho đất nước, đẩy nhanh các cải cách cơ cấu mà mô hình tăng trưởng mới nổi của nước này đang cần.

(Nguồn: TTXVN/Project-Syndicate)

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement