21/01/2024 14:47
Sầu riêng Việt Nam và Philippines đổ bộ Trung Quốc, thị phần của Thái Lan giảm mạnh
Năm 2023 được đánh giá là năm thắng lớn của sầu riêng Việt tại thị trường Trung Quốc với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2 tỷ USD.
Trung Quốc hiện là thị trường chính tiêu thụ sầu riêng-loại trái cây ăn quả được trồng phổ biến tại nhiều các nước ở Đông Nam Á. Giá sầu riêng cao khiến cuộc đua xuất khẩu sầu riêng vào thị trường tỷ dân là Trung Quốc càng khốc liệt.
Nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc tăng vọt trong năm 2023, nhưng khi nước này mở rộng phạm vi để đáp ứng nhu cầu của lượng người tiêu dùng khổng lồ của mình, Thái Lan đã ở thế thua cuộc trong sự thay đổi đó và các nhà xuất khẩu đối thủ như Việt Nam và Philippines đã được hưởng lợi, theo SCMP.
Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, Trung Quốc đã nhập khẩu 1,4 triệu tấn sầu riêng trong 12 tháng đầu năm 2023, tăng 69% so với năm trước.
Tỷ trọng nhập khẩu của Thái Lan tính theo đồng USD đã giảm từ gần 100% vào năm 2021 xuống còn 95,36% một năm sau đó và 67,98% vào năm ngoái tính đến tháng 12.
Sầu riêng Thái Lan đã giảm thị phần sau khi Trung Quốc bắt đầu cho phép các nhà xuất khẩu Việt Nam vận chuyển sầu riêng tươi vào năm 2021.
Xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc đã tăng từ mức gần 0 lên 4,63% thị phần, đạt 188,1 triệu USD vào năm 2022 và tăng vọt lên 31,82% trong 11 tháng đầu năm ngoái với tổng giá trị là 2,1 tỷ USD.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc cho biết xuất khẩu trái cây của Việt Nam trên toàn thế giới đạt 4,9% tổng khối lượng vào năm 2022 ở mức 40,88 triệu kg, thêm vào đó thị phần của Việt Nam thấp hơn 1% vào năm trước và bằng 0 trước đó.
Theo SCMP, dự báo Việt Nam đang đặt mục tiêu đạt doanh thu sầu riêng 3,5 tỷ USD trong năm nay - tăng 55% so với năm ngoái, bằng cách thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc.
Hơn 90% xuất khẩu sầu riêng đến Trung Quốc, HSBC cho biết trong một báo cáo nghiên cứu năm ngoái.
Sầu riêng đã trở thành món hàng được ưa chuộng đối với tầng lớp trung lưu Trung Quốc. Mặc dù bị một số người không thích vì mùi của nó, loại cây phủ đầy gai này vẫn có giá cao và thu hút được một lượng lớn tín đồ, họ mệnh danh nó là "vua của các loại trái cây".
Ông Nguyễn Thành Trung, nhà khoa học chính trị tại Đại học Fulbright Việt Nam cho biết, nhiều nông dân Việt Nam đã trồng lại và mua thiết bị mới để chuyển sang trồng sầu riêng.
"Nông dân Việt Nam biết cách luân canh và kéo dài thời gian thu hoạch", ông Nguyễn Thành Trung nói. "Sầu riêng được coi là cây trồng quý ở Việt Nam và có thể mang lại rất nhiều lợi ích. Người nông dân biết cách tận dụng tối đa cơ hội của mình".
Philippines cũng đã giành được một phần thị phần. Vào tháng này một năm trước, Trung Quốc đã đồng ý bắt đầu nhập khẩu sầu riêng tươi của Philippines, loại sầu riêng mọc chủ yếu ở vùng đất núi lửa của núi Apo trên đảo Mindanao phía nam.
Cơ quan Thông tấn Philippine do chính phủ điều hành đưa tin xuất khẩu sầu riêng của Philippine sang Trung Quốc đạt trị giá 1,88 triệu USD từ tháng 1 đến tháng 6/2023.
Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy Philippines chiếm 0,2% thị phần nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc trong 11 tháng đầu năm ngoái tính theo giá trị đồng USD.
Jonathan Ravelas, giám đốc điều hành của công ty tư vấn Quản lý dịch vụ tiếp thị và kinh doanh có trụ sở tại Manila, cho biết những người trồng sầu riêng vẫn ưu tiên thị trường nội địa và xuất khẩu phần dư thừa.
Năm ngoái, Trung Quốc cũng công bố đã trồng thành công vụ mùa nội địa đầu tiên trên đảo Hải Nam.
"Sầu riêng trong nước dự kiến sẽ có sản lượng 250 tấn trong năm nay và đến năm sau chúng có thể được cung cấp số lượng lớn trên thị trường và khi đó sản lượng có thể đạt 500 tấn", Feng Xuejie, Giám đốc Viện Nhiệt đới Trung Quốc cho biết.
Năm ngoái, Hải Nam đạt tổng sản lượng 50 tấn, con số mà ông Feng cho rằng không đủ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc.
"Về giá cả và hương vị của sầu riêng nội địa trong thời gian tới, chúng ta hãy chờ xem", ông Feng nói thêm.
Vận chuyển từ Philippines đến Trung Quốc thường có chi phí cao hơn mức mà các nhà xuất khẩu Đông Nam Á khác phải trả do các rào cản về khoảng cách và cơ sở hạ tầng. Điều đó có thể thay đổi, Ravelas nói.
Ông cho biết: "Philippines hiện là điểm cung cấp thay thế tiềm năng đầu tiên. "Chính phủ có thể sẽ cải thiện cơ sở hạ tầng trang trại, như kho lạnh".
Simon Chin, người sáng lập công ty xuất khẩu Malaysia DKing, cho biết các nhà xuất khẩu sầu riêng ở Malaysia đang thúc đẩy một thỏa thuận trong năm nay để kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Ngày nay, Malaysia chỉ được phép vận chuyển sầu riêng đông lạnh.
"Hiện chúng tôi đang trao đổi Trung Quốc để tìm hiểu việc xuất khẩu trái cây tươi, giống như người Thái và những gì họ đã làm", ông Chin nói.
Xét về mặt thu nhập, tổng lượng xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan sang Trung Quốc vẫn tăng trong năm ngoái khi thị trường tiêu dùng ở các thành phố cỡ trung của Trung Quốc bắt đầu chín muồi, Sam Sin, giám đốc phát triển của S&F Produce Group ở Hồng Kông, cho biết. S&F vận chuyển sầu riêng từ Thái Lan.
"Nguồn cung không bao giờ đủ cho Trung Quốc", Sin nói. "Hiện tại, (thị trường) khá phát triển ở các thành phố cấp một và cấp hai, nhưng chưa phát triển ở các thành phố cấp ba, cấp bốn và cấp năm".
Năm 2021, giá trị nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc tăng 82,4%, lên 4,205 tỷ USD, gấp gần 4 lần so với năm 2017. Năm 2022, nước này cũng chi tới gần 4,4 tỷ USD để nhập sầu riêng.
Nhập sầu riêng rất nhiều song chỉ khoảng 10% người dân Trung Quốc được ăn sầu riêng vì giá quá đắt. Các chuyên gia cho rằng, hàng chục năm tới, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới, với dung lượng có thể đạt 20 tỷ USD vào năm 2025.
Thực tế, xuất sầu riêng sang Trung Quốc đang có sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ có Thái Lan và Việt Nam bán sầu cho Trung Quốc mà Philippines cũng được xuất khẩu sầu riêng tươi sang Trung Quốc từ tháng 1/2023, sau khi có nghị định thư.
(Nguồn: SCMP)
Tin liên quan
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement