Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đây là lý do Putin sẽ không rút quân khỏi Ukraina

Quân sự

13/07/2022 17:39

Cuộc chiến của Nga ở Ukraina có nguồn gốc lịch sử sâu xa. Và gần đây, ông Putin tuyên bố sứ mệnh của Nga ở Ukraina là "khôi phục và củng cố" chủ quyền quốc gia của mình bằng cách tái hợp nhất lãnh thổ lịch sử.

Từ khẳng định trước đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng người Ukraina, người Belarus và người Nga là "một dân tộc", và tuyên bố vào tháng 2 của ông rằng một "chiến dịch quân sự đặc biệt" là cần thiết để phi quân sự hóa Ukraina và bảo vệ người dân vùng Donbass của Ukraina, nhà lãnh đạo Nga đang tự ví mình như Peter Đại đế và cuộc chiến ở Ukraina giống như cuộc chinh chiến của Nga nhằm giành lại vùng Baltic từ tay Thụy Điển.

Trong bài phát biểu ngày 10/6 nhân kỷ niệm 350 năm ngày sinh của Peter Đại đế, Putin nhấn mạnh rằng vị hoàng đế đầu tiên của Nga không lấy gì từ Thụy Điển mà thay vào đó ông đã giành lại lãnh thổ cho Nga. Nhà lãnh đạo Nga còn tuyên bố sứ mệnh của Nga ở Ukraina là "khôi phục và củng cố" chủ quyền quốc gia của mình bằng cách tái hợp nhất lãnh thổ lịch sử. 

Những bình luận gần đây của Putin không chỉ là sự so sánh cá nhân với Peter Đại đế; chúng cho thấy một đại chiến lược mà Nga đã áp dụng trong nhiều thế kỷ. Ban đầu là dự án chính trị của hoàng tử thời trung cổ Ivan III, các nhà cai trị Nga trong nhiều thế kỷ đã tìm cách kiểm soát vùng lãnh thổ cũ của Kievan Rus - nay là một phần của Belarus, Ukraina và Nga. 

Dưới thời Peter Đại đế, dự án thống nhất này đã trở thành một công trình đế quốc, được tuyên bố cách đây 301 năm sau chiến thắng của Nga trước Thụy Điển trong Đại chiến phương Bắc. Như được thể hiện qua các kế hoạch gần đây của Nga nhằm sát nhập miền Nam Ukraina và vùng Donbass bị chiếm đóng, dự án đế quốc của Peter Đại đế vẫn được tiếp tục.

Đây là lý do Putin sẽ không rút quân khỏi Ukraina - Ảnh 1.

Trong suốt quá trình lịch sử, đại chiến lược của Nga đã khiến Nga coi việc mở rộng lãnh thổ là chính sách an ninh được ưu tiên. Các vùng lãnh thổ cốt lõi của Nga, lấy Moskva làm trung tâm, không giáp biển và luôn dễ bị tấn công do thiếu các hàng rào tự nhiên có thể cản trở bước tiến của kẻ thù hay nhận tiếp nhận những hộ trợ để bảo vệ lãnh thổ. 

Sau khi Ivan III tuyên bố độc lập vào năm 1480, các nhà cai trị Nga đã dần dần mở rộng về phía Đông, phía Nam và phía Tây. Khi Nga mở rộng bờ cõi, nước này đã hình thành các vùng đệm giữa biên giới của mình và các vùng lãnh thổ bên trong, đồng thời luôn ưu tiên tiếp cận biển, đặc biệt là Biển Baltic và Biển Đen.

Ngày nay, Putin tìm cách kiểm soát những vùng lãnh thổ địa lý tương tự như Peter Đại đế. Vì không có quốc gia nào thách thức chủ quyền của Nga đối với St.Petersburg hay con đường Nga tiếp cận vùng Baltic, trọng tâm chiến lược của Putin là tập trung vào Ukraina và Biển Đen. Tuy nhiên, khi những thành công của quân đội Ukraina khiến Putin không đạt được những mục tiêu ban đầu, các lực lượng Nga đã rút lui khỏi Kiev, Chernihiv và Sumy để tập trung đánh chiếm vùng Donbass và đường bờ biển của Ukraina

Việc thiết lập quyền kiểm soát đối với đỉnh Donets và cao nguyên Azov ở Donbass sẽ củng cố vị thế của Nga ở khu vực nằm giữa lãnh thổ do Ukraina nắm giữ và sông Don vốn rất quan trọng về mặt kinh tế, giúp kết nối mạng lưới thương mại đường sông của miền Trung nước Nga với Biển Đen, một tuyến đường quan trọng của thương mại toàn cầu. 

Tương tự như trong cuộc chinh phục đầu tiên của Peter Đại đế, khi ông tìm cách chiếm giữ pháo đài Azov ở cửa sông Don, Nga đã chiếm giữ toàn bộ đường bờ biển của Biển Azov và thiết lập một cây cầu nối đất liền Nga và Bán đảo Crimea. Hơn nữa, việc Nga kiểm soát thành phố Kherson khiến Ukraina không thể tiếp cận đường biển thông qua sông Dnipro và đánh thẳng vào sườn bất kỳ tuyến phòng thủ tiềm năng nào ở sông Dnipro nhằm bảo vệ miền Tây Ukraina.

Việc Putin so sánh mình với Peter Đại đế đã giúp chúng ta nhìn rõ hơn ý định của ông ở Ukraina. Bắt đầu vào năm 1700, Đại chiến phương Bắc kéo dài 21 năm và bắt đầu bằng một thất bại lớn của Nga trong trận Narva. Peter Đại đế đã dành 8 năm để xây dựng lại quân đội Nga trước khi đối mặt với cuộc xâm lược đe dọa tới sự sống còn của quân đội Thụy Điển có sức mạnh vượt trội lúc bấy giờ. 

Đây là lý do Putin sẽ không rút quân khỏi Ukraina - Ảnh 3.

Người Cossack ở Ukraina nổi dậy vào năm 1708 và liên minh với quân xâm lược Thụy Điển trong nỗ lực giành độc lập khỏi Nga. Chiến thắng quyết định của Peter Đại đế ở Poltava trước quân đội Thụy Điển-Ukraina đã thay đổi đáng kể cục diện cuộc chiến theo hướng có lợi cho Nga và vẫn là một trong những chiến thắng vĩ đại nhất của Nga. Đó cũng là khởi đầu cho sự kết thúc của Hetmanate - nhà nước Ukraina đầu tiên.

Tuy nhiên, cách giải thích việc Putin so sánh ông với Peter Đại đế vẫn có thiếu sót. Peter Đại đế phụ thuộc rất nhiều vào các đồng minh và ưu tiên xây dựng liên minh chống lại Thụy Điển. Ngày nay, hầu hết châu Âu đều đoàn kết với nhau thông qua Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU) để chống lại sự xâm lược của Nga. Bản thân Thụy Điển thậm chí đã từ bỏ quan điểm trung lập lâu năm để tìm cách trở thành thành viên NATO. 

Ngay cả sau chiến thắng ở Poltava, Peter Đại đế đã phải chiến đấu thêm 12 năm nữa và cần xây dựng một liên minh bao gồm Đan Mạch, Saxony, Ba Lan-Litva, Hanover và Phổ để đánh bại Thụy Điển. Ngày nay, một liên minh quốc tế đang ủng hộ Ukraina, trong khi Liên bang Nga lại gần giống với kẻ thù của Peter Đại đế lúc bấy giờ là Đế chế Thụy Điển.

Những phát biểu của Putin làm rõ thêm ý định lâu dài của Nga ở Ukraina. Thứ nhất, Nga sẽ tiếp tục ưu tiên kiểm soát Ukraina và khu vực Biển Đen. Thứ hai, những tổn thất của Nga sẽ không thể ngăn cản các nhà lãnh đạo Nga tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào Ukraina. Thứ ba, bất kỳ lãnh thổ nào của Ukraina bị lực lượng Nga chiếm đoạt đều có khả năng trở thành một tổn thất lâu dài đối với Kiev trong tương lai gần. 

Mỗi bước tiến của Nga đều giúp phục hồi và củng cố sức mạnh quốc gia của Nga, do đó việc trao đổi hoặc trả lại lãnh thổ là điều không thể chấp nhận được. Miễn là Nga có các phương tiện quân sự để đạt được các mục tiêu của mình, Moskva sẽ tiếp tục "khôi phục và củng cố" vị trí của mình ở Ukraina. Đối với Putin, chủ quyền của Nga đòi hỏi điều đó.

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement