12/07/2022 13:33
Sau Nga, Trung Quốc sẽ là mục tiêu tiếp theo của NATO?
Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra tại Madrid hồi tháng 6 vừa qua đã củng cố vị trí lịch sử của Nga với tư cách là đối thủ chính của khối, nhưng nó cũng đánh dấu những thay đổi đáng kể khác trong địa chính trị toàn cầu.
Mặc dù mọi con mắt đều đổ dồn vào cuộc chiến ở Ukraina và thậm chí ngay cả Thổ Nhĩ Kỳ đã "bật đèn xanh" cho việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự, song các nhà lãnh đạo NATO đã làm sáng tỏ tại Hội nghị thượng đỉnh Madrid điều mà họ gọi là "thách thức hệ thống", đó là Trung Quốc.
Tài liệu "Khái niệm chiến lược của NATO" đã công nhận Trung Quốc là một trong những ưu tiên chiến lược của khối này, trong đó liệt kê các lĩnh vực quan tâm đa chiều, nhưng không phân loại Trung Quốc là kẻ thù rõ ràng.
Việc Nga xâm lược Ukraina vẫn còn phủ sóng khắp các mặt báo và người ta có thể kết luận rằng Trung Quốc cảm thấy thoải mái khi "bị" đẩy xuống mặt sau của trang nhất các báo. Nhưng sự tập trung ngày càng tăng vào châu Á không phải là không có đối với NATO.
Sau Thế vận hội mùa Đông, Bắc Kinh đã phải trải qua những thách thức nghiêm trọng ở trong nước liên quan chính sách "Không COVID", cụ thể là phong tỏa trên diện rộng và suy thoái kinh tế, làm dấy lên đồn đoán về một cuộc khủng hoảng có thể xảy ra trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và một số quốc gia châu Á cũng leo thang, bao gồm cả các đồng minh truyền thống của Mỹ. Khi Hàn Quốc và Nhật Bản được mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO hồi tháng 6/2022, Trung Quốc ngay lập tức đưa ra thông điệp bác bỏ, cho rằng liên minh NATO do Mỹ dẫn đầu muốn đẩy căng thẳng ở châu Âu sang châu Á.
Sự thật là căng thẳng đã tồn tại ở châu Á từ rất lâu trước khi chúng xuất hiện trở lại ở châu Âu. Cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương dẫn đến việc thành lập nhóm Bộ tứ (liên minh hải quân-quân sự giữa Ấn Độ, Mỹ, Australia và Nhật Bản) và AUKUS (liên minh hải quân-quân sự giữa Australia, Anh và Mỹ).
Ngoài ra, việc Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng kinh tế, chính trị và quân sự trên một số đảo ở Thái Bình Dương đã thúc đẩy các cuộc chiến ngoại giao với Australia, Mỹ và New Zealand. Những phát triển này của Trung Quốc ở các đảo Thái Bình Dương, đặc biệt là Fiji, Quần đảo Solomon và Kiribati, chắc chắn khiến NATO cân nhắc việc gia nhập nhanh chóng kết nạp Australia và New Zealand vào khối.
Hai quốc gia này, cùng với Hàn Quốc, Nhật Bản và 30 thành viên khác của liên minh Bắc Đại Tây Dương, đều tuyên bố rằng "Trung Quốc không phải là kẻ thù, nhưng hành động của Bắc Kinh gây lo ngại cho các nước khác trong liên minh".
NATO có thể phải đối mặt với những thất bại trong việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraina, nhưng liên minh đã chứng tỏ sự đoàn kết hơn bao giờ hết. Chỉ cách đây vài năm, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần nói rằng NATO vô tích sự. Giờ đây, với sự hồi sinh của NATO sau khi Nga phát động cuộc xâm lược vào Ukraina, dễ hiểu nếu liên minh này mở rộng sự chú ý sang Trung Quốc.
Trở thành mục tiêu trọng tâm của NATO là một vấn đề chiến lược nghiêm trọng đối với Trung Quốc. Trong bối cảnh căng thẳng hiện nay với Mỹ và Australia, việc trở thành tâm điểm của các kế hoạch và chiến lược ngăn chặn của 30 quốc gia thành viên NATO là một vấn đề chiến thuật đau đầu mà Bắc Kinh chắc chắn không muốn.
Tin liên quan
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp