Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Động thái đáng ngờ của Nga khi tạm dừng Dòng chảy phương Bắc 1

Kinh tế thế giới

12/07/2022 17:08

Ngày 11/7, một đường ống dẫn khí đốt tự nhiên lớn từ Nga đến Tây Âu đã đóng cửa để bảo trì hằng năm trong lúc Đức chuẩn bị "bật đèn xanh" cho 10 nhà máy nhiệt điện than khởi động lại vì lo ngại rằng Nga có thể không nối lại dòng khí như đã định.

Đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 chạy dưới Biển Baltic từ Nga là nguồn cung cấp khí đốt chính của Đức. Nguồn khí đốt này cũng thường được gửi tới các quốc gia khác. Đường ống được dự kiến sẽ ngừng hoạt động cho đến ngày 21/7 để thực hiện công việc bảo trì thường xuyên mà nhà điều hành cho biết bao gồm "kiểm tra các yếu tố cơ khí và hệ thống tự động hóa". Dữ liệu của nhà điều hành cho thấy dòng khí đã ngừng như kế hoạch vào sáng 11/7.

Tuy nhiên, căng thẳng gia tăng giữa Nga và các đồng minh phương Tây đã làm tăng thêm lo ngại rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ cắt dòng khí đốt tự nhiên trong một thời gian dài hơn nữa để đáp trả các lệnh trừng phạt kinh tế - một động thái có thể đẩy châu Âu vào một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn diện. 

Timm Kehler, Giám đốc điều hành của hiệp hội công nghiệp Đức Zukunft Gas, nói với Reuters: "Vài tháng qua đã cho thấy một thực tế rằng: Không có điều gì được coi là cấm kỵ với Putin. Do đó, không thể loại trừ khả năng việc cung cấp khí đốt qua đường ống Dòng chảy phương Bắc bị ngừng hoàn toàn".

Các quan chức Đức cũng đang nghi ngờ về ý định của Nga, đặc biệt là sau khi công ty Gazprom của Nga vào tháng trước đã giảm 60% lưu lượng khí đốt qua Dòng chảy phương Bắc 1. Gazprom đã viện dẫn các vấn đề kỹ thuật liên quan đến một tuabin khí cung cấp năng lượng cho một trạm nén mà đối tác Siemens Energy đã gửi đến Canada để đại tu và chưa thể hoàn trả do các lệnh trừng phạt liên quan đến cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina.

Động thái đáng ngờ của Nga khi tạm dừng Dòng chảy phương Bắc 1 - Ảnh 1.

Đường ống dự kiến ngừng hoạt động trong 10 ngày, nhưng cơ quan quản lý năng lượng của Đức cho biết vẫn chưa rõ khi nào Nga sẽ khởi động lại các dòng khí đốt.

Cuối tuần qua, Canada cho biết họ sẽ cho phép giao bộ phận này cho Đức, do những "khó khăn rất đáng kể" mà nền kinh tế Đức sẽ phải gánh chịu nếu không có đủ nguồn cung cấp khí đốt. Các chính trị gia Đức đã bác bỏ lời giải thích kỹ thuật của Nga về việc giảm lượng khí đốt chảy qua Dòng chảy phương Bắc 1 vào tháng trước, nói rằng quyết định này là một ván bài chính trị nhằm gieo rắc sự không chắc chắn và đẩy giá năng lượng lên cao.

Phó thủ tướng Đức Robert Habeck cho biết ông nghi ngờ rằng Nga có thể viện dẫn "một số chi tiết kỹ thuật nhỏ" làm lý do để không tiếp tục cung cấp khí đốt qua đường ống sau đợt bảo trì tháng này. 

Klaus Mueller, người đứng đầu cơ quan quản lý mạng lưới của Đức (Bundesnetzagentur) nói rằng "không ai có thể nói chính xác" liệu khí đốt có trở lại hay không. Klaus Mueller nói với kênh truyền hình ZDF: "Chúng tôi đang nhận được nhiều tín hiệu khác nhau từ Nga. Những người phát ngôn của Điện Kremlin nói rằng khi kết hợp với tuabin Siemens, họ có thể gửi nhiều khí đốt hơn; nhưng Điện Kremlin cũng đưa ra những thông điệp rất hung hăng khác".

Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao và Bộ Năng lượng của Ukraina cho rằng việc các tuabin của Dòng chảy phương Bắc 1 hoạt động trở lại "đang điều chỉnh chế độ trừng phạt theo ý muốn của Nga".

Trong bài phát biểu hằng đêm vào ngày 11/7, Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky dự đoán Nga sẽ lại hành động một lần nữa để cắt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu "vào thời điểm gay gắt nhất". 

Zelensky nói: "Đây là những gì chúng ta cần chuẩn bị hiện nay, đây là những gì đang bị kích động". Ông nói thêm rằng quyết định của Canada cho phép vận chuyển tuabin khí đã sửa chữa sẽ đặt ra một tiền lệ nguy hiểm mà Nga sẽ khai thác "bởi mọi nhượng bộ trong điều kiện như vậy đều được giới lãnh đạo Nga coi là động cơ để gây áp lực mạnh mẽ hơn".

Đức và phần còn lại của châu Âu đang cố gắng lấp đầy kho khí đốt kịp thời cho mùa Đông và giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng của Nga. Đức, với nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đã và đang nhận được khoảng 35% lượng khí đốt từ Nga cho ngành công nghiệp điện và sản xuất điện.

Tháng trước, Phó thủ tướng Habeck đã kích hoạt giai đoạn hai trong kế hoạch khẩn cấp ba giai đoạn của Đức về nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên, cảnh báo rằng nước này phải đối mặt với một "cuộc khủng hoảng" và các mục tiêu lưu trữ cho mùa Đông đầy nguy cơ. 

Để bù đắp cho sự thiếu hụt, chính phủ Đức đang chuẩn bị thông qua một sắc lệnh vào ngày 13/7, trong đó "bật đèn xanh" cho các công ty tiện ích đốt cháy 10 nhà máy nhiệt điện than không hoạt động và 6 nhà máy chạy bằng nhiên liệu dầu. Có 11 nhà máy nhiệt điện than khác dự kiến ngừng hoạt động vào tháng 11/2022 sẽ được phép tiếp tục hoạt động.

Động thái đáng ngờ của Nga khi tạm dừng Dòng chảy phương Bắc 1 - Ảnh 3.

Các đường ống Nord Stream (1 màu đỏ; 2 màu nâu) chạy bên dưới Biển Baltic, nối Nga và Đức.

Các nhà bảo vệ môi trường đã cảnh báo rằng việc đốt than và dầu thải ra nhiều khí CO2 hơn các nhà máy điện chạy bằng khí đốt tự nhiên, khiến các mục tiêu khí hậu của Đức gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, chính phủ lập luận rằng sự gia tăng phát thải trong thời gian ngắn sẽ được bù đắp bằng các biện pháp mới để đẩy nhanh việc lắp đặt năng lượng tái tạo.

Các quốc gia khác cũng lo ngại về tác động của việc cắt giảm nguồn cung gần đây của Nga thông qua Dòng chảy phương Bắc 1 và các tuyến đường khác. Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp Bruno Le Maire nói rằng việc ngừng cung cấp hoàn toàn khí đốt của Nga là một "khả năng có thể xảy ra". 

Ông cho biết Pháp phải vào "thế chiến đấu" vào mùa Hè này để chuẩn bị cho mùa Đông khi "chúng ta sẽ phải đưa ra những lựa chọn can đảm" do khả năng thiếu hụt năng lượng. Le Maire nói: "Chúng ta sẽ không thể giữ ấm cho mình và hành động như thể không có gì thay đổi. Chúng ta phải lên kế hoạch và tổ chức ngay bây giờ. Chúng ta phải thay đổi thói quen, giảm tiêu hao (năng lượng)".

Trong khi đó, công ty năng lượng Italy ENI cho biết Gazprom đã cắt giảm khoảng 1/3 lượng khí đốt hôm 11/7 so với mức trung bình trong những ngày gần đây. Theo ENI, Gazprom sẽ cung cấp 21 triệu mét khối khí đốt, so với mức trung bình khoảng 32 triệu mét khối.

Habeck đã ký một thỏa thuận về an ninh năng lượng với người đồng cấp Czech hôm 11/7 nhằm đảm bảo quốc gia không giáp biển này sẽ được hưởng lợi từ các trạm tiếp nhận khí tự nhiên hóa lỏng mới mà Đức đang xây dựng. 

Jozef Síkela, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Czech, khẳng định: "Vladimir Putin đang sử dụng năng lượng như một vũ khí chống lại chúng ta. Ông ta đang tìm cách đẩy chúng ta đối mặt với mối đe dọa thiếu hụt khí đốt và giá năng lượng tăng cao, điều dẫn tới sự xuống cấp của mức sống. Việc có các đồng minh từ Liên minh châu Âu (EU) đứng về phía chúng ta là lợi thế lớn trong cuộc chiến năng lượng này. Rõ ràng là sự hợp tác với Đức, nơi trung chuyển hầu như tất cả khí đốt sang đất nước chúng tôi, sẽ rất cần thiết cho chúng tôi".

(Nguồn: AP/NYPost)

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement