Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ông Putin 'kết liễu' trật tự thế giới đơn cực

Phân tích

21/06/2022 08:46

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tận dụng bài phát biểu của mình tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế ở St.Petersburg hôm 17/6 vừa qua để lên án mạnh mẽ phản ứng của phương Tây đối với việc Nga tấn công Ukraina.

Phát biểu tại diễn đàn, Putin nói: "Một năm rưỡi trước, phát biểu tại diễn đàn Davos, tôi một lần nữa nhấn mạnh rằng kỷ nguyên của trật tự thế giới đơn cực đã kết thúc - tôi muốn bắt đầu với điều này, đó là một sự thật không thể tránh khỏi. Trật tự thế giới đơn cực đã kết thúc, bất chấp mọi nỗ lực nhằm giữ gìn và bảo vệ nó. 

Thay đổi là quá trình tự nhiên của lịch sử... Khi giành chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ tuyên bố họ là đại diện của Chúa trên Trái Đất, họ là những kẻ vô trách nhiệm - chỉ biết đến lợi ích. Họ tuyên bố đó là những lợi ích thiêng liêng. 

Họ dường như không nhận thấy rằng các trung tâm quyền lực mới đã xuất hiện và ngày càng phô trương. Mỗi trung tâm phát triển hệ thống chính trị và thể chế xã hội của riêng mình, nhận thức được các mô hình tăng trưởng kinh tế của riêng mình, và tất nhiên, có quyền tự vệ, bảo đảm chủ quyền quốc gia của riêng mình".

Putin nhắc lại quan điểm rằng Điện Kremlin bị "buộc phải" khởi xướng cuộc chiến Ukraina - mà Nga gọi là "chiến dịch quân sự đặc biệt" - do phương Tây từ chối giải quyết các mối quan ngại chính đáng về an ninh của Nga. 

Ông Putin 'kết liễu' trật tự thế giới đơn cực - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Ông nhấn mạnh: "Về cơ bản, phương Tây đã từ chối thực hiện các nghĩa vụ trước đó của họ... Nói đơn giản là không thể đạt được bất kỳ thỏa thuận mới nào với họ. Trong tình hình hiện nay, trước những mối đe dọa và rủi ro ngày càng lớn, Nga đã buộc phải phát động chiến dịch quân sự đặc biệt. 

Đây chắc chắn là quyết định khó khăn, nhưng bắt buộc và cần thiết. Các đồng nghiệp của chúng tôi không chỉ phủ nhận thực tế... Họ đang cố gắng chống lại dòng chảy của lịch sử. Họ nghĩ về thế kỷ trước. 

Họ đang bị giam cầm bởi những ảo tưởng về các nước nằm ngoài nhóm 'tỷ dân vàng', họ coi mọi thứ khác là ngoại lai, là sân sau của họ, họ coi những nơi này như thuộc địa của họ, và họ coi các dân tộc sống ở đó như những công dân hạng hai, bởi họ tự cho là họ đặc biệt. 

Nếu họ đặc biệt, điều đó có nghĩa những người khác chỉ là hạng hai". Putin đã đề cập đến một thuyết phổ biến ở các nước nói tiếng Nga, rằng giới tinh hoa phương Tây - được gọi là nhóm "tỷ dân vàng" - tích lũy và duy trì sự giàu có thông qua việc khai thác và cai trị một cách có hệ thống đối với các nước không thuộc phương Tây.

Ngoài ra, Putin còn tố cáo chế độ trừng phạt của phương Tây - vốn xuất hiện sau khi Nga tấn công Ukraina - là "điên rồ" và "thiếu suy nghĩ". Putin lập luận rằng "cuộc tấn công kinh tế" của phương Tây không những không làm tê liệt Nga, mà còn gây ra "thiệt hại tương đương và thậm chí lớn hơn" cho châu Âu và Mỹ.

Một số nhà hoạch định chính sách phương Tây dường như đã ngầm đồng ý với đánh giá của Putin. Đầu tuần qua, Bloomberg cho biết một số "quan chức chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang bày tỏ quan ngại rằng thay vì ngăn cản Điện Kremlin như dự định, các hình phạt đang làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát, mất an ninh lương thực và chỉ trừng phạt một số cá nhân của Nga thay vì Putin hoặc các đồng minh của ông ta". 

Phấn khích trước việc giá năng lượng tăng vọt, cùng mối quan hệ tài chính ngày càng sâu sắc với các nước chủ chốt từ chối nghe theo lệnh trừng phạt của phương Tây, Nga đã thách thức những dự đoán của chính quyền Biden về sự sụp đổ kinh tế sắp xảy ra đối với nước này.

Ông Putin 'kết liễu' trật tự thế giới đơn cực - Ảnh 3.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Các chuyên gia cho rằng tác động từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga có thể sẽ mất nhiều năm mới nhận thấy rõ. Janis Kluge, cộng tác viên kỳ cựu của Viện Quốc tế và An ninh Đức, nói với The Wall Street Journal: "Các vấn đề đối với nền kinh tế Nga sẽ gia tăng trong mùa Hè và Thu, nhưng rất chậm. Ngay cả khi đó, không có gì đảm bảo rằng bất kỳ tổn thất kinh tế nào trong tương lai sẽ xảy ra trên quy mô lớn, tạo ra những thay đổi trong tư duy chiến lược của Điện Kremlin hoặc khiến Nga phải trả giá đắt cho cuộc chiến ở Ukraina".

Viện dẫn việc giá dầu luôn ở mức cao, nhà đàm phán người Ukraina David Arakhamia cho biết sẽ mất tới 4 năm để Nga cảm nhận được hết tác động của các lệnh trừng phạt. Arakhamia nói: "Câu hỏi đặt ra là liệu chúng tôi (Ukraina) có còn tồn tại trong ba hoặc bốn năm tới để chứng kiến kịch bản này hay không".

Khi thiệt hại từ các lệnh trừng phạt ngày càng lớn và hy vọng về một cuộc phản công quyết định của Ukraina ngày càng giảm trong bối cảnh Nga có bước tiến chậm nhưng ổn định về phía Đông và phía Nam, một số nhà lãnh đạo phương Tây và các thành viên trong nhóm chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang thận trọng xem xét lại... thời hạn triển vọng cho việc thương lượng. 

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan hôm 16/6 cho biết Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraina "thông qua việc cung cấp ổn định vũ khí và thông tin tình báo", nhưng nói thêm rằng Washington đã đàm phán với Kiev về nội dung thỏa thuận với Nga.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết: "Vào một thời điểm nào đó, khi chúng tôi cố gắng hết sức để giúp Ukraina kháng cự - theo mong muốn của tôi, họ sẽ thắng và cuộc chiến sẽ chấm dứt - chúng tôi sẽ phải đàm phán... Tổng thống Ukraina và các nhà lãnh đạo của nước này sẽ phải đàm phán với Nga và các nước châu Âu chúng tôi cũng sẽ tham gia, nhằm mang lại sự đảm bảo về an ninh". Khi được hỏi Ukraina nên cân nhắc nhượng bộ như thế nào, Macron nói: "Việc này là tùy Ukraina quyết định".

Mặc dù vậy, hiện dường như không có một không gian có ý nghĩa nào để hai bên thỏa hiệp trong bối cảnh cuộc chiến đã kéo dài sang tháng thứ tư. Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, được khích lệ nhờ sự hỗ trợ quân sự chưa từng có trong lịch sử của phương Tây, đã nhiều lần khẳng định rằng Kiev sẽ không ủng hộ bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào liên quan đến nhượng bộ lãnh thổ. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Nga sẽ không xem xét đề xuất nhượng lại các vùng lãnh thổ phía Đông-Đông Nam Ukraina mà nước này đang và có thể chiếm đoạt trong tương lai.

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement