Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Châu Âu 'thấp thỏm' khi Nga dừng cung cấp khí đốt trong 10 ngày để bảo dưỡng đường ống

Kinh tế thế giới

11/07/2022 18:56

Ngày 11/7, nhà điều hành đường ống khí đốt Nord Stream AG xác nhận công ty này đang tiến hành bảo trì đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang châu Âu.

Việc bảo trì này sẽ bắt đầu từ ngày 11/7 cho đến ngày 21/7 và dự kiến từ cuối ngày thứ Hai, dòng khí chảy đến châu Âu từ Nga sẽ bằng 0.

Đường ống Nord Stream 1 là cơ sở hạ tầng nhập khẩu khí đốt lớn nhất của châu Âu, nó vận chuyển khoảng 55 tỷ mét khối khí mỗi năm từ Nga đến Đức.

Châu Âu lo ngại việc Nga tạm ngừng chuyển khí đốt có thể bị kéo dài quá thời hạn 10 ngày, và điều này sẽ công tác chuẩn bị cho việc đối phó với mùa Đông của châu lục này gặp khó khăn.

Cuộc khủng hoảng khí đốt xảy ra khi châu Âu tiến hành các biện pháp cấm vận nhằm vào Nga khi nước này tấn công Ukraina khiến cho hóa đơn năng lượng tại các hộ gia đình tăng vọt.

Châu Âu 'thấp thỏm' khi Nga dừng cung cấp khí đốt trong 10 ngày để bảo dưỡng đường ống - Ảnh 1.

Nga sẽ bảo trì đường ống dẫn khi đốt sang châu Âu trong 10 ngày.

Các quốc gia EU nhận khoảng 40% khí đốt thông qua các đường ống của Nga, đang cố gắng giảm nhanh sự phụ thuộc vào các hydrocacbon của nước này để đối phó với cuộc tấn công quân sự kéo dài nhiều tháng qua mà Tổng thống Vladimir Putin tiến hành ở Ukraina.

Klaus Mueller, người đứng đầu cơ quan quản lý năng lượng của Đức, tin rằng Điện Kremlin có thể tiếp tục giảm nguồn cung cấp năng lượng của châu Âu sau khi việc bảo trì kết thúc.

"Chúng tôi không thể loại trừ khả năng việc vận chuyển khí đốt sẽ không được nối lại sau đó vì lý do chính trị", ông Mueller nói vào tuần trước.

Các nhà phân tích năng lượng đồng ý rằng nguy cơ gián đoạn tạm thời là rất cao, đặc biệt khi dòng khí đốt của Nga chảy vào châu Âu đã giảm khoảng 60% trong những tháng gần đây.

Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga đã nói rằng việc Canada chậm trả lại thiết bị cho Siemens Energy khiến cho việc bảo dưỡng bị chậm trễ và điều này là cho dòng chảy của khí tự nhiên bị hạn chế.

Cuối tuần qua, Canada cho biết họ sẽ trả lại một tuabin khí đã sửa chữa cho Đức để sử dụng trong đường ống Nord Stream 1, đồng thời mở rộng các lệnh trừng phạt đối với lĩnh vực năng lượng của Nga.

Tuần trước, Nga cho biết họ sẽ tăng cung cấp khí đốt cho châu Âu nếu tuabin đang được bảo dưỡng ở Canada được trả lại. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng bác bỏ cáo buộc rằng Nga đang sử dụng dầu và khí đốt để gây áp lực chính trị lên châu Âu, Reuters đưa tin.

Châu Âu 'thấp thỏm' khi Nga dừng cung cấp khí đốt trong 10 ngày để bảo dưỡng đường ống - Ảnh 2.

Bổ trưởng Kinh tế Đức trong cuộc họp hàng tuần với Thủ tướng nước này.

Các nhà phân tích tại công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group cho rằng, nếu Tổng thống Putin chỉ đạo việc cắt giảm tổng nguồn cung cấp khí đốt sau khi việc bảo trì trên đường ống Nord Stream 1 kết thúc Đức có thể sẽ buộc phải chuyển sang tình trạng khẩn cấp ở mức độ 3, mức độ cuối cùng trong thang khẩn cấp của nước này.

Nuếu cấp độ 3 được đưa ra, cơ quan quản lý của Đức Bundesnetzagentur cần phải quyết định cách phân phối nguồn cung cấp khí đốt trên toàn quốc.

Henning Gloystein, Giám đốc năng lượng, khí hậu và tài nguyên tại Eurasia Group, nói rằng một động thái như vậy sẽ thể hiện một kịch bản "chiến tranh kinh tế tối đa".

Gloystein nói: "Đức đã trở thành một điểm nóng đối với toàn bộ EU. Đức có dân số lớn nhất châu Âu, là nền kinh tế lớn nhất, là nước tiêu thụ khí đốt lớn nhất, là nhà nhập khẩu khí đốt duy nhất lớn nhất của Nga và có chung biên giới đất liền với nhiều quốc gia EU. Vì vậy, bất cứ điều gì xảy ra ở Đức đều tràn sang phần còn lại của châu Âu".

Nga đã cắt nguồn cung cấp khí đốt cho một số quốc gia châu Âu khi các nước này từ chối tuân thủ yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp của ông Putin.

Họ muốn có một chút thương lượng trong trường hợp châu Âu thắt chặt các lệnh trừng phạt hơn nữa, chuyên gia này nói thêm.

Người phát ngôn của Bộ Kinh tế và Hành động Khí hậu Liên bang Đức nói vào tuần trước rằng, chính phủ đang theo dõi chặt chẽ tình hình thị trường khí đốt trước các công việc bảo trì theo lịch trình.

"An ninh nguồn cung hiện vẫn được đảm bảo, nhưng tình hình nghiêm trọng", người phát ngôn của bộ này cho biết.

"Hiện tại, số lượng lớn có thể được thu mua trên thị trường, mặc dù giá cao. Hiện tại việc lưu trữ cũng đang tiếp tục. Chúng tôi đang trao đổi chặt chẽ về điều này với các thương nhân, những người đang chuẩn bị cho tình huống này", người phát ngôn cho biết thêm.

N.MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement