Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mỹ và NATO bắt đầu 'phân công' đối phó Nga - Trung

Phân tích

12/07/2022 13:47

Lần đầu tiên kể từ khi bị Mông Cổ xâm lược vào thế kỷ XIII, châu Âu giờ đây mới lại coi một cường quốc châu Á là mối đe dọa trực tiếp về an ninh.
news

Khác với Nhật Bản, vốn chiếm lại các thuộc địa của châu Âu ở Đông Á trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Trung Quốc lại đang là một siêu cường có tầm ảnh hưởng toàn cầu. 

Trong "Khái niệm Chiến lược mới" của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), được thông qua tại Hội nghị Madrid hồi tháng trước, liên minh này coi các tham vọng và chính sách chèn ép của Trung Quốc là một thách thức đối với những lợi ích, giá trị và an ninh của các nước thành viên. 

Tuy nhiên, việc tập trung vào Trung Quốc về cơ bản sẽ khác với vai trò truyền thống của NATO trong việc xác định các mối đe dọa lãnh thổ tại châu Âu, trong bối cảnh Mỹ và các thành viên NATO ở châu Âu đã có một số rạn nứt. 

5 yếu tố dưới đây sẽ lý giải cho quyết sách mang tính cột mốc của NATO, trong đó, một số yếu tố đã là chủ đề tranh luận an ninh quen thuộc những năm qua, còn một số khác chỉ mới thu hút sự chú ý trong thời gian gần đây.

Mỹ và NATO bắt đầu 'phân công' đối phó Nga - Trung - Ảnh 1.

So sánh sức mạnh quân sự giữa NATO (bao gồm Mỹ) vs Nga và Trung Quốc.

Đầu tiên - và rõ ràng nhất - chiến lược của NATO là để phản ứng trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự xuất hiện của một hệ thống quốc tế lưỡng cực mới, thay thế cho cái gọi là trật tự đơn cực của Mỹ trong những năm 1990 và đầu những năm 2000. 

Với việc ước tính nền kinh tế Trung Quốc sẽ lớn hơn nền kinh tế Mỹ 25% vào năm 2026 (dựa trên GDP tính theo sức mua tương đương), Bắc Kinh hiện sở hữu nhiều nguồn lực để gia tăng hơn nữa ngân sách quốc phòng, vốn đã gấp 4 lần so với Nga. 

Những người có góc nhìn thực dụng, chẳng hạn như nhà khoa học chính trị Kenneth Walts, đã nhấn mạnh rằng một cấu trúc quyền lực lưỡng cực sẽ buộc các nước khác phải chọn bên. Mặc dù Mỹ đã công bố kế hoạch xoay trục sang châu Á hồi năm 2011, song khoảng cách địa lý và sự đình trệ chiến lược đã cản trở phản ứng của châu Âu trước sức mạnh ngày càng lớn của Bắc Kinh. Do đó, việc này đã khiến châu Âu và NATO phải mất thêm một thập kỷ mới xác định sự trỗi dậy của Trung Quốc là một thách thức an ninh.

Thứ hai, sự phát triển công nghệ cuối cùng đã buộc châu Âu phải hành động. Bên cạnh đó, do đang tăng cường quan hệ thương mại với Trung Quốc và ưu tiên coi Bắc Kinh như một đối tác trong mọi vấn đề, nên nhiều nước châu Âu tỏ ra chậm chạp trong việc đối phó với thách thức này. 

Những cơ hội dành cho Bắc Kinh vũ khí hóa công nghệ mạng, 5G và nhiều thành tựu khác của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã đưa Trung Quốc dần bắt kịp châu Âu. Hơn bất kỳ chủ đề nào khác, lệnh cấm nhằm vào các hoạt động của Huawei tại châu Âu là chủ đề tranh luận chính giữa Washington và châu Âu liên quan đến Trung Quốc trong 3-4 năm gần đây.

Thứ ba là yếu tố đã thúc đẩy châu Âu thay đổi lập trường với Trung Quốc: sự bất ổn gia tăng ở châu Âu về các cam kết dài hạn của Mỹ đối với an ninh xuyên Đại Tây Dương. Từ khi Washington cam kết kiềm chế Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, châu Âu đã có thể hưởng lợi từ sự đảm bảo an ninh của Mỹ. Tất nhiên, điều này không còn đúng ở hiện tại. 

Trong thập kỷ vừa qua, châu Âu đã chứng kiến Mỹ dần tái cân bằng sự tập trung và nguồn lực sang châu Á, và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bất ngờ khiến giới tinh hoa châu Âu nhận ra khả năng Mỹ rút khỏi châu Âu có lẽ chỉ còn cách một cuộc bầu cử nữa. Với hy vọng gắn kết chặt chẽ hơn cùng Mỹ, các thành viên NATO ở châu Âu đã tự đi theo Washington - trong đó có việc thay đổi lập trường với Trung Quốc sớm hơn dự định ban đầu.

Thứ tư, sự thay đổi hệ tư tưởng của Trung Quốc cũng đẩy nhanh việc châu Âu coi Bắc Kinh là một mối đe dọa. Xu hướng độc tài ngày càng gia tăng của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình, sự thâu tóm ngày càng mạnh của nước này đối với Hong Kong, cùng chính sách cai trị đối với Tân Cương đã thực sự hủy hoại hình ảnh của Bắc Kinh ở châu Âu. 

Quyết định của Liên minh châu Âu (EU) năm 2021 về việc đóng băng thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc là một phản ứng trực diện trước chính sách của Bắc Kinh ở Tân Cương nhằm vào người Duy Ngô Nhĩ. Trong khi đó, chính sách ngoại giao "Chiến Lang" ngày càng hung hăng của Trung Quốc, cùng khả năng ngăn chặn các quyết sách của EU ở Brussels thông qua các nước "khách hàng" ở châu Âu cũng là điều không thể xem thường.

Yếu tố thứ năm làm thay đổi lập trường của NATO đối với Trung Quốc chính là sự phát triển của trục Nga-Trung, vốn được tăng cường sau khi Nga tấn công Ukraine. Điều này đang gây chia rẽ lớn về địa chính trị. Bằng cách đẩy mạnh hỗ trợ về kinh tế và ngoại giao cho Nga kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột, Trung Quốc đã tự biến mình trở thành một tác nhân trong cuộc chiến quan trọng nhất ở châu Âu kể từ năm 1945.

Mỹ và NATO bắt đầu 'phân công' đối phó Nga - Trung - Ảnh 3.

Cuộc chiến Ukraina giúp NATO đoàn kết hơn, nhưng cũng khiến Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau hơn. Ảnh: FT

Tuy nhiên, kể cả khi "Khái niệm Chiến lược mới" phát đi một tín hiệu mạnh mẽ về sự đoàn kết xuyên Đại Tây Dương, vẫn còn quá sớm để kết luận rằng nó đã giúp Mỹ và châu Âu tạo nên một cách tiếp cận chung và hiệu quả đối với Trung Quốc. Lý do cần cảnh giác chính là yếu tố địa lý. 

Cuộc đối đầu Mỹ-Trung đang đặt ra cho NATO một thách thức khác hẳn so với cuộc đối đầu Mỹ-Liên Xô. Trong Chiến tranh Lạnh, từ vị thế trụ cột ở lục địa Á-Âu, Liên Xô đã đặt ra một mối đe dọa cho toàn bộ vùng rìa Á-Âu, từ châu Âu sang tận Viễn Đông, cũng là một thách thức cho hai bên sườn của Mỹ. 

Châu Âu từng là vùng lõi trên đấu trường chiến lược Chiến tranh Lạnh, và điều này không chỉ tạo nên một hiểu biết chung giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu về mối đe dọa, mà còn là cả một chiến lược quân sự chung. Mặt khác, vị trí địa lý của Trung Quốc không định hình liên minh xuyên Đại Tây Dương theo cách tương tự.

Chuyển từ chiến lược sang chính sách khi công bố Khái niệm chiến lược, Mỹ và các thành viên NATO ở châu Âu sẽ phát hiện ra rằng tư duy địa chiến lược về cuộc đối đầu Mỹ-Trung sẽ định hình một "sự phân công công việc" xuyên Đại Tây Dương mới theo 3 hướng chính.

Thứ nhất, từ vị trí địa lý ở vùng rìa châu Á, giáp Thái Bình Dương, Trung Quốc đang đặt ra thách thức cho một bên sườn của Mỹ. Do đó, việc Mỹ đứng ra làm đối trọng với Trung Quốc chủ yếu sẽ chỉ ở phạm vi khu vực, tập trung vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và giảm sự ưu tiên cho sườn xuyên Đại Tây Dương.

Thứ hai, việc đối đầu với Trung Quốc ở mặt trận Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ đòi hỏi Mỹ phải dựa nhiều hơn vào các thành viên Nhóm Bộ tứ và các đối tác châu Á thay vì NATO. NATO đang tăng cường quan hệ với các đối tác châu Á-Thái Bình Dương bằng thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực như an ninh mạng, các công nghệ mới và chống tin giả. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ chính xác châu Âu sẽ đóng góp như thế nào về quân sự cho Mỹ ở châu Á.

Cuối cùng, với tầm ảnh hưởng địa lý còn hạn chế trên toàn khu vực Á-Âu, Trung Quốc vẫn chưa phải mối đe dọa lớn của châu Âu giống như Nga. Với việc Nga là một mối đe dọa mở trong tương lai gần, các nguồn lực của châu Âu sẽ tập trung cho khu vực này, cản trở cách tiếp cận chung xuyên Đại Tây Dương ở vùng Viễn Đông.

Mỹ và NATO bắt đầu 'phân công' đối phó Nga - Trung - Ảnh 5.

NATO đang đau đầu với Nga ở châu Âu, thì ở châu Á, Trung Quốc còn khiến liên mình này lo lắng hơn, đặc biệt là Mỹ. Ảnh: FT

Trong bối cảnh này, thách thức không thể tránh khỏi cho Mỹ và châu Âu những năm tới sẽ là phải thiết kế phân công công việc xuyên Đại Tây Dương. Vấn đề là việc này cần được thực hiện theo cách phức tạp hơn so với việc châu Âu răn đe Nga, trong khi Mỹ đối phó với Trung Quốc. 

Hơn nữa, răn đe Nga không phải là nhiệm vụ đơn giản và một chiều. Ở Đông Âu, đây là một chiến trường trên bộ, trong khi ở Bắc Âu, đây lại là chiến trường trên biển. Mỗi nơi lại có những đòi hỏi khác nhau đối với hợp tác xuyên Đại Tây Dương.

Cuộc tranh luận về phân công công việc đã bắt đầu. Một chiến lược thành công đòi hỏi nhiều công sức và trí tuệ, trong đó có sự tham vấn của các nhà hoạch định chính sách, giới chức ngoại giao, quốc phòng và cộng đồng chiến lược của Mỹ, châu Âu cùng các đối tác châu Á. Hiểu biết muộn màng của NATO ở Madrid về cán cân quyền lực mới của thế giới đồng nghĩa công việc này đã có thể được triển khai.

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement