Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bước lùi lịch sử của G7?

Kinh tế thế giới

01/07/2022 19:40

Cuộc chiến ở Ukraina đã gây ra một cuộc tranh giành quyền lực và ảnh hưởng. Nga và Trung Quốc đang thách thức trật tự thế giới hiện nay. Trong khi đó, các nền dân chủ phương Tây đang tìm cách chống lại điều này và tìm kiếm các đồng minh.
news

Vào ngày cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh G7, khi Mặt Trời đã khuất bóng, những đám mây đen bao trùm trên nền núi hùng vĩ phía sau Lâu đài Elmau, Thủ tướng Đức Olaf Scholz xuất hiện lần cuối với một bầu không khí có phần u ám phản ánh thông điệp của ông với giới báo chí. 

Đề cập đến cuộc chiến ở Ukraina và hậu quả của nó, ông nói: "Một tương lai không chắc chắn đang ở phía trước của chúng ta. Chúng ta không thể biết trước nó sẽ kết thúc như thế nào". Scholz đã nói về một "chặng đường dài" và những hậu quả đối với mọi người. 

Theo Thủ tướng Đức, 7 quốc gia công nghiệp hàng đầu phương Tây là Đức, Pháp, Anh, Italy, Nhật Bản, Canada và Mỹ tập hợp lại với tư cách là "những người bạn và đồng minh thân thiết" để thể hiện tình đoàn kết.

Bước lùi lịch sử của G7? - Ảnh 1.

Đối đầu với Trung Quốc

Các nước G7 đã ra tuyên bố chung, trong đó tập trung chỉ trích Trung Quốc, mối quan hệ của Bắc Kinh với Moskva, vụ việc vi phạm nhân quyền và thực tiễn kinh tế của nước này. Trung Quốc được đề cập đến 14 lần trong bản tuyên bố chung của G7. 

Các nước phương Tây kêu gọi Bắc Kinh vận dụng ảnh hưởng của mình với Nga về tình hình ở Ukraina, cảnh báo Trung Quốc không leo thang căng thẳng ở Eo biển Đài Loan và Biển Hoa Nam (Biển Đông). G7 đồng thời nêu rõ sự cần thiết phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng để đạt được độc lập khỏi Trung Quốc.

Có thể nói rằng sự chú ý của giới lãnh đạo G7 đối với Trung Quốc đã tăng lên rõ rệt so với năm ngoái. Một năm trước, Trung Quốc chỉ được đề cập bốn lần trong bản tuyên bố chung. Tuy nhiên, trên thực tế, lập trường của G7 đã có rất ít thay đổi. 

Các nhà lãnh đạo G7 nhắc lại những lời chỉ trích và vẫn cáo buộc Trung Quốc vi phạm nhân quyền. Họ vẫn kêu gọi Trung Quốc thực thi Tuyên bố chung Trung-Anh và Luật cơ bản của Đặc khu hành chính Hong Kong. Họ nói về các mối đe dọa trên Biển Đông và nhấn mạnh rằng nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng là không thể chấp nhận được. 

Cường độ chơi "quân bài" Đài Loan đã tăng lên. Trung Quốc được cảnh báo không nên cố gắng giải quyết vấn đề Đài Loan bằng vũ lực.

Tuy nhiên, có những thay đổi trong cách đánh giá hoạt động kinh tế của Trung Quốc. Trước đây, Washington đã nhiều lần cố gắng để bản tuyên bố chung tỏ ra cứng rắn với các hoạt động thương mại của Trung Quốc, thúc giục Trung Quốc minh bạch hơn trong bối cảnh các quy định về thương mại của Bắc Kinh chưa rõ ràng, phản đối sự phụ thuộc quá mức vào khu liên hợp công nghiệp Trung Quốc và nhấn mạnh nhu cầu tạo ra các chuỗi cung ứng thay thế, an toàn không có sự tham gia của Trung Quốc. 

Trước đây, những nỗ lực của Mỹ đã không mang lại kết quả như mong muốn vì đối với một số nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), chẳng hạn như Đức hay Italy, Trung Quốc vẫn là đối tác kinh tế và thương mại quan trọng nhất. 

Rõ ràng lần này Washington đã thành công trong việc gây áp lực lên các đối tác của mình - năm nay, bản tuyên bố chung G7 bao gồm tất cả các yêu sách lâu nay của Mỹ đối với Trung Quốc về các vấn đề thương mại.

Bước lùi lịch sử của G7? - Ảnh 3.

Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo G7 đã khởi động lại Quan hệ Đối tác về Cơ sở hạ tầng và Đầu tư Toàn cầu (PGII), ban đầu được đề xuất trong cuộc họp G7 trước đó. G7 đã cam kết huy động 600 tỷ USD quỹ tư nhân và quỹ công trong thời hạn 5 năm để tài trợ cho cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển. 

Động thái này được đưa ra nhằm đối trọng với Sáng kiến Vành đai và Con đường trị giá hàng nghìn tỷ USD của Trung Quốc. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cũng tuyên bố ủng hộ 317,28 tỷ USD cho sáng kiến này trong bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay. 

Trong khi Mỹ dự kiến đóng góp 200 tỷ USD cho PGII, vẫn còn phải xem liệu sự ủng hộ của G7 có giảm sút trong bối cảnh bất ổn kinh tế toàn cầu và lạm phát gia tăng hay không.

Năng lượng và lương thực

Về vấn đề an ninh năng lượng và lương thực, hội nghị thượng đỉnh G7 đã không mang lại những quyết định lớn. Vấn đề bảo vệ môi trường chỉ xuất hiện ở cuối danh sách "những thách thức chính của thời đại chúng ta" trong thông cáo chung ở trang 2. 

Các quốc gia G7 đang nỗ lực hết mình trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, đồng thời, họ muốn đảm bảo an ninh cho nguồn cung cấp năng lượng. Điều này bao gồm việc loại bỏ dần than đá và mở rộng năng lượng tái tạo theo cách "công bằng về mặt xã hội".

Tuy nhiên, phương Tây cần nhanh chóng chấm dứt sự phụ thuộc năng lượng vào Nga. Châu Phi có trữ lượng khí đốt khổng lồ chưa được khai thác. Nguồn cung niken của Nga có thể được thay thế bằng nhập khẩu từ Indonesia, một quốc gia cũng có trữ lượng than lớn. 

Mặc dù vậy, các nhà hoạt động bảo vệ môi trường đang gióng lên hồi chuông cảnh báo. Dagmar Pruin, Chủ tịch Cơ quan viện trợ Brot für die Welt, cho biết: "Các quỹ công tài trợ cho các mỏ khí đốt mới ở Nam Bán cầu là hành động vô trách nhiệm về mặt phát triển và chính sách khí hậu".

Cuộc chiến Ukraina đang làm gián đoạn nguồn cung cấp ngũ cốc từ Nga và Ukraina. Hơn 800 triệu người có nguy cơ thiếu đói nghiêm trọng trên toàn thế giới. Bảy quốc gia công nghiệp phát triển muốn huy động 4,5 tỷ USD để đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên, điều đó có đủ hay không? Chương trình Lương thực Thế giới cho biết nhu cầu tài chính bổ sung hiện tại là khoảng 28 tỷ USD.

Theo một tuyên bố từ tổ chức viện trợ Oxfam, khoản viện trợ tài chính mà G7 cam kết là quá ít để có thể chấm dứt cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Họ viết: "Các quyết định được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh Elmau là rất mập mờ để đánh lạc hướng khỏi thất bại lịch sử của G7. G7 lẽ ra phải đồng ý rằng khoản nợ này nên được hủy bỏ. Tuy nhiên, không có điều gì tương tự đã xảy ra".

Bước lùi lịch sử của G7? - Ảnh 5.

Phản ứng của Nga

Nỗ lực của G7 nhằm củng cố các liên minh chặt chẽ hơn với các nền dân chủ mới nổi và đang phát triển bị Moskva và Bắc Kinh nhìn với ánh mắt hoài nghi. Nga và Trung Quốc sẽ không đứng yên khi phương Tây tìm cách mở rộng phạm vi ảnh hưởng. 

Điều này cũng được thể hiện rõ tại một cuộc họp trực tuyến của các nước BRICS (gồm Nga, Trung Quốc, Brazil, Nam Phi và Ấn Độ) trước thềm hội nghị G7. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kêu gọi hợp tác kinh tế nhiều hơn trong nhóm và tuyên bố rằng ông sẽ cung cấp nhiều phân bón hơn cho Brazil. Tuy nhiên, tại sao ông chỉ đề cập đến Brazil? Liệu đó có phải là một sự trừng phạt sau khi các nhà lãnh đạo Ấn Độ và Nam Phi tham dự hội nghị G7?

Sẽ rất thú vị để chờ xem liệu các kế hoạch cho hội nghị thượng đỉnh G20, dự kiến diễn ra trên đảo Bali của Indonesia vào tháng 11/2022, diễn ra như thế nào. Cùng với Trung Quốc, Nga cũng là một phần của nhóm các quốc gia G20.

Theo Sputnik, bản tuyên bố chung của khối G7 lần này là một bước lùi lịch sử. Theo chuyên gia Jiang Zhenjun từ Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác Chiến lược Trung-Nga tại Đại học Hắc Long Giang, cần phải hiểu rằng không chỉ Trung Quốc và Nga chịu trách nhiệm về việc bảo đảm duy trì hòa bình và ổn định toàn cầu. 

Cả Trung Quốc và Nga đã nhiều lần kêu gọi phương Tây từ bỏ luận điệu về "trò chơi có tổng bằng không", kêu gọi tôn trọng nguyên tắc an ninh là bất khả phân chia. Mỹ tuân thủ chính sách đối đầu giữa các khối càng lâu, thì càng có nhiều điều kiện tiên quyết cho việc thành lập các khối thay thế, mà chính Washington cảnh báo cộng đồng thế giới về nguy cơ này, ít nhất là trên lời nói.

(Nguồn: Sputnik/DW/TRTworld)

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement