Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng lương thực?

Phân tích

06/06/2022 13:12

Khi cuộc khủng hoảng lương thực diễn ra, thay vì tập trung vào tăng cường sản xuất ở trong nước, quá nhiều chính phủ đã tìm cách xoa dịu dân chúng đang bồn chồn lo lắng bằng lương thực nhập khẩu. Theo nhận định của tờ Financial Times (Anh), đây có thể là một giải pháp không đúng đắn.

Một lần nữa, chính những người nghèo trên thế giới đang có nguy cơ phải chịu những thiệt hại tăng cường. Khi chiến tranh tàn phá ở Ukraina, những người thiếu thốn nhất ở Trung Đông, Trung Á và phần lớn châu Phi sẽ rơi vào tình cảnh khó khăn khi giá lương thực leo thang và sự khan hiếm ngày càng gia tăng.

Năm 2021, gần 700 triệu người, tương đương 9% dân số thế giới - gần 2/3 trong số đó ở cận Sahara châu Phi - sống dưới mức 1,90 USD/ngày – mức đặc biệt đói nghèo theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (WB). Bất kỳ sự gia tăng đáng kể nào của giá lương thực cũng có thể khiến hàng triệu người rơi trở lại diện này.

Một báo cáo của Standard & Poor's dự báo cuộc khủng hoảng lương thực sẽ kéo dài đến năm 2024 và có thể lâu hơn nữa. Báo cáo này cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng lương thực có thể ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội, tăng trưởng kinh tế và xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Ủy ban Cứu hộ Quốc tế đã cảnh báo thế giới về một "nạn đói" sắp xảy ra, trong đó thêm 47 triệu người - chủ yếu ở vùng Sừng châu Phi, Sahel, Afghanistan và Yemen - có thể bị đẩy vào tình trạng đói nghiêm trọng.

Giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng lương thực? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Trước khi Nga tấn công Ukraina, hai nước này nằm trong số ba nhà xuất khẩu hàng đầu về lúa mì, ngô, hạt cải dầu, hạt hướng dương và dầu hướng dương. Cùng nhau, hai nước chiếm 12% tổng các loại lương thực được mua bán. Nga là nước sản xuất phân bón lớn nhất. Chi phí năng lượng tăng đang ảnh hưởng đến mọi thứ.

Ở Ghana, lạm phát đang ở mức 25%, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức mua. Tại Nigeria, ngân hàng trung ương đã gây bất ngờ cho thị trường khi tăng mạnh lãi suất 150 điểm cơ bản. Tuần qua, Kenya đã tăng lãi suất lần đầu tiên sau gần 7 năm, với lý do gián đoạn chuỗi cung ứng và giá hàng hóa tăng.

Không cần phải là một nhà lãnh đạo đặc biệt để có thể cảm nhận được những khó khăn ở phía trước. Nhiều người nhớ lại nguồn gốc của Mùa Xuân Arab bắt đầu, ít nhất là mang tính biểu tượng, vào năm 2010 với vụ tự thiêu của một người bán rau ở Tunisia. 

Giá lương thực tăng trong năm 2007 và 2008 đã gây ra các cuộc bạo loạn trên toàn thế giới. Các cuộc biểu tình ở Sudan lật đổ nhà độc tài Omar al-Bashir hồi năm 2019 đã được kích hoạt bởi việc hàng ngày không đủ khả năng chi trả cho bánh mì.

"Việc tăng giá lương thực đang có những tác động nghiêm trọng đến những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất. Để cung cấp thông tin và ổn định thị trường, điều quan trọng là các nước phải tuyên bố rõ ràng ngay bây giờ về việc tăng sản lượng trong tương lai để đối phó với cuộc chiến Nga - Ukraina.

Các quốc gia cần nỗ lực phối hợp để tăng cung cấp năng lượng và phân bón, giúp nông dân tăng diện tích trồng trọt và sản lượng cây trồng, đồng thời xóa bỏ các chính sách ngăn cản xuất khẩu và nhập khẩu, chuyển hướng thực phẩm sang nhiên liệu sinh học hoặc khuyến khích tích trữ không cần thiết".

Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới David Malpass

Các nhà lãnh đạo cảm nhận được sự cấp bách. Tuần qua, Tổng thống Senegal Macky Sall, đồng thời giữ chức Chủ tịch Liên minh châu Phi (AU), thông báo ông sẽ đến Moskva. Tại đây, có lẽ, ông sẽ kiến nghị với Tổng thống Nga Vladimir Putin về hậu quả của việc Nga phong tỏa cảng Odessa ở Biển Đen, ngăn cản 20 triệu tấn lúa mì rời Ukraina.

Cuộc xâm lược của Putin, chứ không phải các lệnh trừng phạt, là nguyên nhân chính gây ra tình trạng khốn khổ này. Tuy nhiên, phương Tây nên xem xét nghiêm túc lời phàn nàn của Tổng thống Macky Sall rằng các lệnh trừng phạt đối với các ngân hàng Nga đã khiến việc mua ngũ cốc và phân bón từ Nga trở nên khó khăn, nếu không muốn nói là không thể. Một quan chức EU thừa nhận có một "trục trặc" trong chế độ trừng phạt. Cần phải sửa đổi những khiếm khuyết này.

Về lâu dài, nhiều quốc gia - đặc biệt là ở châu Phi, nơi dân số đô thị đang tăng nhanh - cần phải suy nghĩ kỹ hơn về vấn đề an ninh lương thực. Tuyên bố Maputo năm 2003 yêu cầu các nguyên thủ châu Phi dành ít nhất 10% ngân sách phân bổ cho nông nghiệp. Cho đến nay, rất ít nước làm được điều này.

Thay vì nghiêm túc nỗ lực nâng cao sản lượng trong nước, quá nhiều chính phủ đã tìm cách xoa dịu người dân thành thị đang bồn chồn lo lắng bằng việc nhập khẩu lương thực. Mặc dù châu Phi là khu vực có tiêu thụ lúa mì tăng trưởng nhanh nhất, nhưng ngoài một số quốc gia như Kenya và Nam Phi, lúa mì được trồng rất ít trên lục địa này.

Cần phải quan tâm nhiều hơn đến các loại cây trồng được sản xuất tại địa phương. Việc sử dụng rộng rãi hạt teff, một loại ngũ cốc cổ xưa của Ethiopia, ở vùng Sừng châu Phi là một ví dụ điển hình. Các loại cây trồng khác có thể được ăn rộng rãi hơn bao gồm sắn, được trồng ở Tây và Trung Phi, và có thể được sử dụng làm bánh mì. Các chính phủ cũng cần chống xói mòn đất và xem xét lại các loại cây trồng biến đổi gen.

Giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng lương thực? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Cũng như lương thực, quá nhiều quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu phân bón. Ở châu Phi, Maroc là một trong số ít các nhà sản xuất lớn. Các quốc gia có trữ lượng khí đốt lớn, như Mozambique, Tanzania, Bờ Biển Ngà, Senegal và Mauritania, nên ưu tiên phát triển ngành công nghiệp phân bón trong nước. 

Tại Nigeria, doanh nhân Aliko Dangote đã cho thấy điều này là có thể. Năm nay, ông đã khánh thành một nhà máy phân bón ngay bên ngoài Lagos với công suất sản xuất 3 triệu tấn urê/năm, trở thành một trong những nhà máy lớn nhất thế giới. 

Ông này đã nói với CNN rằng phân bón của ông đang được chuyển đến Mỹ, Brazil, Mexico và Ấn Độ, kiếm được nguồn ngoại hối có giá trị. Nhưng phân bón của ông Dangote cũng nên là nền tảng cho một cú hích trong nước để sản xuất năng suất cao hơn.

Các chính phủ đã đúng khi lo lắng cho sự thiếu đói của dân cư thành thị. Giải pháp là phải quan tâm nhiều hơn đến người nông dân.

(Nguồn: TTXVN)

PV
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement