Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hệ thống HIMARS liệu có giúp Ukraina xoay chuyển cuộc chiến?

Quân sự

23/07/2022 17:57

Các hệ thống tên lửa dẫn đường chính xác cơ động cao (HIMARS) do Mỹ cung cấp đã giúp Ukraina tấn công các mục tiêu nằm sâu sau chiến tuyến và làm chậm đả tiến quân của Nga trong khu vực phía Đông Donbas trong thời gian gần đây.
news

Cuối tháng 6, Ukraina thông báo đã phá hủy một căn cứ quân sự của Nga ở Izyum, thuộc miền Đông Donbas, khiến ít nhất 40 binh sĩ thiệt mạng. Một cuộc tấn công khác vào cùng thời điểm được cho là đã tiêu diệt một chỉ huy của trung đoàn lính dù tinh nhuệ của Nga.

Họ là những nạn nhân đầu tiên của HIMARS (Hệ thống tên lửa cơ động cao M142), một hệ thống tên lửa tầm trung đến tầm xa cho phép Ukraina tấn công sâu bên trong chiến tuyến của kẻ thù lần đầu tiên kể từ khi Nga tấn công Ukraina vào tháng 2.

Hệ thống 'HIMARS' liệu có thể xoay chuyển cuộc chiến ở Ukraina? - Ảnh 1.

Hệ thống tên lửa HIMARS của Mỹ gửi tới Ukraina.

Mỹ bắt đầu gửi HIMARS tới Ukraina vào tháng 6 trong bối cảnh Nga đưa thêm quân vào Donestk và Luhansk. Kể từ đó, HIMARS đã trở thành một vũ khí có giá trị của quân đội Ukraina, quốc gia này cho biết họ đã tiến hành hàng chục cuộc tấn công vào các mục tiêu của Nga, bao gồm các hệ thống phòng không và kho đạn.

Hôm thứ Tư, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết Mỹ sẽ giao thêm 4 bệ phóng HIMARS nữa, nâng tổng số HIMARS được gửi tới Ukraina lên 16 chiếc.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraina, Oleksii Reznikov, đã chia sẽ vào ngày 9/7 rằng: "HIMARS đã tạo ra một sự khác biệt trên chiến trường. Thêm nhiều loại đạn và thiết bị của quân sự của Mỹ sẽ gia tăng sức mạnh của chúng tôi".

Hệ thống tên lửa HIMARS là gì?

HIMARS là một bệ phóng nhiều tên lửa gắn trên xe tải do Lockheed Martin sản xuất. Nó được đưa vào sản xuất từ những năm 1990 và được quân đội Mỹ triển khai lần đầu tiên vào giữa những năm 2000.

Bệ phóng có thể được gắn với 6 tên lửa GMLRS tầm trung, được dẫn đường bằng GPS, có tầm bắn 92 km ( 57 dặm) hoặc gắn tên lửa đất đối đất có dẫn đường ATACMS tầm xa, với tầm bắn 300 km (186 dặm). Tuy nhiên, Mỹ đã không cung cấp ATACMS cho Ukraina vì lo ngại chúng sẽ được sử dụng để tấn công vào sâu trong đất Nga, điều này sẽ bị Điện Kremlin coi là sự leo thang về sự can dự của Mỹ vào cuộc xung đột.

HIMARS được điều khiển bởi ba thành viên phi và mất năm phút để khởi động. Nó là một  hệ thống di động, nó có thể thay đổi vị trí nhanh chóng sau khi phóng để bảo vệ binh sĩ và hệ thống khỏi bất kỳ đợt bắn trả nào từ đối phương, một kỹ năng được gọi là "bắn và chạy".

Hệ thống 'HIMARS' liệu có thể xoay chuyển cuộc chiến ở Ukraina? - Ảnh 2.

Theo Lockheed Martin, hệ thống này có giá khoảng 5 triệu USD (4,8 triệu Euro) và có hơn 540 chiếc đã được sử dụng tại chiến trường. 

Theo Lockheed Martin thì Mỹ, Romania, Singapore, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Jordan và bây giờ là Ukraina là những quốc gia hiện đang sở hữu HIMARS. Doanh số bán hàng đã được chấp thuận cho Ba Lan và Đài Loan, và tuần trước Estonia xác nhận sẽ mua tới 6 hệ thống từ Mỹ như một phần của gói trị giá 500 triệu USD.

HIMARS trước đây đã được triển khai ở Afghanistan, nơi Mỹ sử dụng chúng để chống lại Taliban ở tỉnh Kandahar, và chống lại cái gọi là lực lượng "Nhà nước Hồi giáo" ở Iraq trong trận chiến Mosul.

Liệu HIMARS có thể thay đổi cục diện?

Trong những ngày đầu Nga tấn Ukraina, vũ khí chống tăng do nước ngoài cung cấp, như NLAW và Javelin, tỏ ra rất quan trọng trong việc bảo vệ bước tiến của các cột thiết giáp Nga tới các thành phố như Kyiv và Kharkiv.

Trong những tháng gần đây, Nga đã từng bước tiến đánh miền Đông Ukraina, chiếm các thành phố còn lại do Ukraina trấn giữ ở Luhansk và phần lớn Donbas bằng pháo hạng nặng.

HIMARS đã chứng minh được vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức mạnh quân sự của Ukraina với hiệu quả trong việc tấn công các trung tâm chỉ huy, thông tin liên lạc và hậu cần chủ chốt phía sau phòng tuyến của kẻ thù, trong khi vẫn an toàn ngoài tầm bắn của Nga.

Nga rõ ràng đã cảm nhận được tác động của chúng, Nga dường như không có cách nào để bảo vệ quân đội và cơ sở hạ tầng của mình khỏi những tên lửa có độ chính xác cao này. 

Hôm thứ Hai, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đưa ra mệnh lệnh "ưu tiên đánh bại các loại vũ khí tên lửa và pháo tầm xa của đối phương bằng vũ khí chính xác cao".

Ukraina đã sử dụng HIMARS để làm gián đoạn nguồn cung cấp pháo của Nga cho mặt trận, nơi mà các lực lượng Nga đang sử dụng ước tính khoảng 20.000 quả đạn mỗi ngày, theo một báo cáo của Viện Dịch vụ Liên hợp Hoàng gia Anh. 

Hệ thống 'HIMARS' liệu có thể xoay chuyển cuộc chiến ở Ukraina? - Ảnh 3.

Một bệ phóng tên lửa HIMARS cơ động cao M142.

Vào đầu tháng 7, các video được đăng tải trên mạng xã hội cho thấy những thứ dường như là bãi chứa phương tiện quân sự hư hỏng, bao gồm một trung tâm xe tải ở Donetsk thuộc nhà sản xuất xe Kamaz của Nga và các cấu trúc đó có thể đã bị tấn công bởi HIMARS.

Tên lửa có độ chính xác này cũng đã được sử dụng để tấn công các mục tiêu quan trọng khác. Theo Serhiy Bratchuk, một quan chức của khu vực Odessa, một cuộc tấn công bằng tên lửa HIMARS hồi đầu tháng gần Kherson đã giết chết Thiếu tướng Nga Artyom Nasbulin, tham mưu trưởng Quân đoàn 22.

Hệ thống tên lửa phòng không S - 400 của Nga rõ ràng đã không thể đánh chặn các tên lửa này và vẫn chưa rõ liệu tình báo Nga có tìm cách xác định vị trí và tấn công thành công chúng hay không. Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Sáu cho biết họ đã phá hủy 4 chiếc HIMARS. 

Tuy nhiên, Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Trưởng Liên quân Mỹ, cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Tư rằng chưa có hệ thống nào bị phá hủy cho đến nay. Ông cũng nói rằng khoảng 200 binh sĩ Ukraina đã được huấn luyện để sử dụng HIMARS.

Cũng như các loại vũ khí khác dường như có thể xoay chuyển cục diện cuộc chiến trong một thời gian ngắn, như NLAW và máy bay không người lái Bayraktar của Thổ Nhĩ Kỳ, Nga có thể tìm cách thích ứng hoặc giảm hiệu quả của tên lửa HIMARS.

Cũng có những lo ngại rằng các hệ thống này sẽ khó bảo trì và sửa chữa theo thời gian, và dự trữ các tên lửa đắt tiền sẽ nhanh chóng cạn kiệt.

(Nguồn: DW)

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ