04/06/2022 08:50
Giá lương thực toàn cầu có thể tiếp tục tăng do xuất hiện tình trạng đầu cơ
Giá lương thực đã tăng mạnh sau khi đại dịch coronavirus làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, gây ra tình trạng thiếu hụt trên toàn thế giới. Giá thực phẩm thậm chí còn tăng cao hơn sau khi Nga tấn công quân sự Ukraina. Cả hai quốc gia đều là những nhà cung cấp một số loại lương thực thiết yếu lớn cho thế giới, như lúa mì và dầu hướng dương.
Anna Slattery, Giám đốc đối ngoại của The Hunger Project, một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động để chấm dứt nạn đói trên thế giới, cho biết: "Ở Uganda, giá lúa mì và nhiên liệu đã tăng vọt, khiến hàng hóa hàng ngày như bánh mì gần như không thể mua được đối với một công dân bình thường".
"Tại Malawi, các nhóm của chúng tôi đang báo cáo rằng giá ngô, đậu nành và dầu ăn đã tăng đáng kể, ở một số nơi, nó tăng lên trên 50%. Việc tăng giá khiến người dân khó tiếp cận những mặt hàng thực phẩm thiết yếu này", ông cho biết thêm.
Lương thực - một thị trường "béo bở"
Các nhà đầu tư cố gắng kiếm tiền từ nhu cầu cao đối với thực phẩm và các hàng hóa khác có thể gây áp lực lên giá nhiều hơn.
Sau khi chiến tranh nổ ra vào tháng 2, "quỹ giao dịch trao đổi (ETF)" được liên kết với hàng hóa, một loại quỹ đầu tư mở dành cho tất cả mọi người, đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ.
Vào tháng 4, các nhà đầu tư đã bơm 1,2 tỷ USD vào 2 quỹ ETF trong lĩnh vực nông nghiệp, so với chỉ 197 triệu USD cho cả năm 2021, Lighthouse Reports, một tổ chức phi chính phủ chỉ ra.
Theo trang web tin tức The Wire, thị trường lúa mì xay ở Paris, chuẩn mực cho châu Âu, cũng đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong tỷ lệ các nhà đầu cơ - tức là các nhà đầu tư có mục tiêu chính là thu lợi nhuận - mua các hợp đồng tương lai lúa mì. Điều này khiến cho các nhà kinh doanh thương mại hoặc người bảo hiểm gặp rủi ro trong việc đảm bảo nguồn cung lúa mì cho các nhà máy sản xuất bánh mì.
Hoạt động tại Chicago Board of Trade, một trong những sàn giao dịch kỳ hạn hàng đầu thế giới, cũng phản ánh xu hướng này. Một nghiên cứu gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển (ZEF) tại Đại học Bonn cho thấy, tỷ lệ của các nhà đầu cơ đối với lúa mì và ngô cứng đã tăng theo giá hàng hóa và nó đã tăng mạnh kể từ cuối năm 2020.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, sự biến động của giá kỳ hạn đã tăng lên đáng kể kể từ cuối năm 2021, một dấu hiệu cho thấy sự bất thường của thị trường do đầu cơ quá mức.
Một cuộc chơi chắc chắn
Báo cáo của ZEF cảnh báo rằng, nhiều đầu cơ hơn có thể khiến giá cả tách ra khỏi các yếu tố cơ bản, chẳng hạn như cung và cầu. Nó chỉ ra những xu hướng tương tự dẫn đến cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu xuất hiện vào năm 2008.
Vào tháng 4, các nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư JPMorgan Chase cho rằng, giá hàng hóa có thể tăng tới 40% khi các nhà giao dịch đổ xô vào, tạo ra lợi nhuận hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
Các nhà giao dịch có xu hướng tránh xa các khoản đầu tư rủi ro hơn, như cổ phiếu công nghệ và tiền điện tử, trong thời điểm kinh tế không chắc chắn, ưa chuộng đặt cược an toàn hơn, như thực phẩm và các hàng hóa cứng khác, như dầu và phân bón. Các mặt hàng lương thực, như lúa mì, ngô và gạo, cũng có thể bị ảnh hưởng bất lợi bởi sự không chắc chắn của thị trường.
Lukas Kornher, nhà kinh tế và quản lý dự án ZEF, nói: "Thị trường càng bất ổn, nhu cầu giao dịch rủi ro càng nhiều. Đó là lý do tại sao chúng tôi thấy dòng chảy của các nhà giao dịch đầu cơ trên thị trường".
Kornher nói: "[Các nhà giao dịch đầu cơ] về cơ bản cố gắng nhảy vào vòng xoáy tăng giá. Và sau đó họ bắt đầu giao dịch với nhau thay vì đáp ứng nhu cầu bảo hiểm rủi ro của các nhà sản xuất hoặc thương mại".
Giá của hàng hóa sau đó có thể bị ngắt kết nối với cung và cầu.
Dirk Bathe, nhân viên truyền thông của World Vision Germany, một nhóm viện trợ nhân đạo, cho biết hoạt động đầu cơ quá mức trên các thị trường hàng hóa là "con dao hai lưỡi".
"Một mặt, đầu cơ vào hàng hóa khan hiếm có thể dẫn đến giá cả tăng chóng mặt. Mặt khác, thị trường này hoạt động giống như 'một hệ thống cảnh báo sớm' dành cho các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách", ông nói.
Theo Kornher, lạm phát giá hiện tại và giá cao kỷ lục trên thị trường hàng hóa kỳ hạn báo hiệu sự khan hiếm dự kiến trong vòng vài tháng tới, theo Kornher, người cho biết thế giới có khả năng "đang trên đường tới" một cuộc khủng hoảng lương thực.
Chỉ số giá lương thực của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) trong tháng 4 đã tăng 36% so với cùng tháng năm trước, đạt mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 3.
Chỉ số giá nông sản của Ngân hàng Thế giới cũng đạt mức cao danh nghĩa mọi thời đại trong quý đầu tiên của năm, tăng 25% so với một năm trước. Theo phân tích của Ngân hàng Thế giới, cứ một điểm phần trăm giá lương thực tăng, thì có thêm 10 triệu người bị đẩy vào cảnh nghèo cùng cực.
Các chuyên gia đã kêu gọi các biện pháp bảo vệ hệ thống lương thực chống lại nạn đầu cơ. Ví dụ, các ngân hàng và quỹ đầu tư có thể tránh đầu cơ lương thực như một phần của chính sách về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) của họ. Họ cũng đã cảnh báo chống lại các quốc gia phản ứng với giá lương thực cao bằng cách chuyển sang các chính sách bảo hộ.
Arancha Gonzalez, chuyên gia thương mại và cựu Ngoại trưởng Tây Ban Nha, nói: "Chúng ta cần đảm bảo rằng các quốc gia không áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu, không cấm xuất khẩu vìe điều này sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực mà chúng ta đang thấy hiện nay. Đây là những gì chúng ta đã thấy được vào năm 2008".
Tin liên quan
Chủ đề liên quan
Advertisement