Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá thực phẩm tăng cao, châu Á khó bình ổn lãi suất

Kinh tế thế giới

29/08/2023 16:10

Chính phủ các nước châu Á cần xem xét nhiều công cụ chính sách hiện có để tăng nguồn cung thực phẩm và hạn chế nguy cơ lạm phát gia tăng.

Phá vỡ hy vọng bình ổn giá 

Mặc dù lạm phát tiêu dùng ở châu Á không tăng nhiều như ở phương Tây vào năm 2022, nhưng tổng thể khu vực này phải mất nhiều thời gian hơn để đưa giá tiêu dùng trở lại mức bình thường. Tuy nhiên, đà tăng cao của chi phí lương thực tại nhiều quốc gia châu Á có thể khiến xu hướng bình ổn này bị phá vỡ.

Ngoại trừ Trung Quốc có giá thịt heo giảm mạnh khiến giá lương thực nói chung giảm, giá lương thực ở châu Á trong tháng 7 cao hơn 7,3% so với một năm trước đó. Con số này cao hơn đáng kể mức 4,8% vào tháng 6 năm nay và chỉ thấp hơn một chút so với mức tăng cao nhất là 7,4% vào tháng 9 năm ngoái.

Ấn Độ có tác động lớn trong việc tăng giá này. Gió mùa muộn và không đều ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và đẩy lạm phát lương thực hàng năm lên tới 10,6%.

Giá thực phẩm cũng đang tăng nhanh ở Nhật Bản, Singapore và Philippines. Mức giá cao vẫn không thay đổi nhiều kể từ nửa cuối năm 2022. Tuy nhiên, Indonesia và Thái Lan đã chứng kiến tốc độ tăng giá chậm lại nhờ nguồn cung ổn định, quản lý tốt việc phân phối thực phẩm và giá cả được giám sát chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, chưa rõ những biện pháp này có duy trì được lâu không.

Giá thực phẩm tăng cao, châu Á khó bình ổn lãi suất - Ảnh 1.

Khu chợ ngoài trời ở Ahmedabad, Ấn Độ. Thực phẩm chiếm 27% chỉ số giá tiêu dùng chung của châu Á, với mức đóng góp toàn quốc dao động từ 14% ở Hàn Quốc và 46% ở Ấn Độ. Ảnh: Reuters

Hàng loạt yếu tố dẫn đến giá thực phẩm tăng

Rủi ro về giá vẫn đang có nguy cơ tăng mạnh do sự xuất hiện của kiểu thời tiết El Nino, dẫn đến hạn hán và mất mùa ở Nam và Đông Nam Á, trùng hợp với thời điểm thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen kết thúc và lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ dẫn tình trạng mất an ninh lương thực. 

Ấn Độ chiếm 40% xuất khẩu gạo thế giới và lệnh cấm thương mại của quốc gia này đã giáng một đòn mạnh vào các nhà nhập khẩu như Philippines và Indonesia, những nước đang tìm cách tăng cường thu mua gạo để tránh tình trạng thiếu hụt tiềm ẩn. 

Kết quả từ việc cắt giảm xuất khẩu của Ấn Độ khiến giá gạo của Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế đang ở mức cao nhất kể từ năm 2008, đồng thời giá các loại ngũ cốc khác và hạt có dầu đã ngừng giảm.

Bối cảnh này cũng có thể khiến các nhà xuất khẩu lương thực khác hạn chế xuất khẩu và các nhà nhập khẩu tìm cách mua thêm hàng phòng ngừa tình trạng khan hiếm nguồn cung. Diễn biến này có thể sẽ khiến giá của một loạt mặt hàng thực phẩm tăng cao, đồng thời ảnh hưởng đến giá của các loại thực phẩm khác.

Tình trạng này sẽ tạo ra sức ép cho hầu hết các nền kinh tế châu Á. Gạo là loại ngũ cốc chủ yếu của người châu Á và giá gạo ổn định trong năm ngoái đã giúp khu vực này vượt qua giá lúa mì và một số thực phẩm khác tăng mạnh so với phần còn lại của thế giới. Đến năm nay, châu Á không còn đứng ngoài cuộc khi giá gạo đang tăng cao.

Giá thực phẩm tăng cao, châu Á khó bình ổn lãi suất - Ảnh 2.

Cánh đồng lúa ở Khon Kaen, Thái Lan. Nước này có thể giảm sản lượng lúa gạo trong năm nay để tiết kiệm nước ứng phó với El Nino. Ảnh: Reuters

Các nước nhập khẩu lương thực bao gồm toàn bộ các nước phát triển ở châu Á và Philippines, có nguy cơ cao hơn. Nhưng ngay cả các nhà xuất khẩu hàng đầu như Indonesia và Thái Lan cũng không hoàn toàn yên tâm vì họ phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu lúa mì, đậu nành và các mặt hàng thực phẩm khác có thể đắt hơn nếu các chuyến hàng từ Biển Đen không được đảm bảo.

Sản lượng cây trồng của họ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi hiện tượng El Nino đang diễn ra. Thái Lan đã cho biết nước này có thể giảm sản lượng lúa gạo trong năm nay để tiết kiệm nước.

Các ngân hàng Trung ương châu Á vẫn để mắt đến rủi ro lạm phát ngay cả khi đã tạm dừng tăng lãi suất. Thực phẩm chiếm 27% chỉ số giá tiêu dùng chung của châu Á, với mức dao động từ 14% ở Hàn Quốc đến 46% ở Ấn Độ. 

Trong khi đó, đồng tiền châu Á đang yếu hơn và giá dầu thô tăng cao cũng làm dấy lên lo ngại về lạm phát. Giá dầu thô Brent đã quay trở lại mức trên 80 USD/thùng sau khi giảm xuống mức thấp 71,60 USD vào tháng 6.

Mặc dù tác động trực tiếp của giá dầu lên lạm phát chung nhỏ hơn nhiều so với tác động của thực phẩm nhưng nó có thể có tác động lan tỏa đáng kể đến các mặt hàng khác trong ngành hàng tiêu dùng. 

Giá dầu cao hơn làm tăng chi phí đầu vào của trang trại và khiến lương thực trở nên đắt đỏ hơn. Liên Hợp Quốc cho rằng giá dầu thô toàn cầu tăng là một yếu tố khiến giá dầu thực vật tăng 12,1% trong tháng 7 so với tháng trước đó.

Giá thực phẩm tăng cao, châu Á khó bình ổn lãi suất - Ảnh 3.

Ở các nền kinh tế châu Á giàu có hơn như Singapore và Hồng Kông, người dân vẫn đang gặp khó khăn do giá lương thực tăng cao. Ảnh: Reuters

Nhìn chung, những điều kiện này sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng Trung ương châu Á trong việc thực hiện cắt giảm lãi suất đồng bộ trong năm nay. Quả thực, một số quốc gia đang vật lộn với lạm phát gia tăng năm ngoái có thể vẫn phải tăng lãi suất nhiều hơn khi áp lực giá mới gia tăng.

Ngân hàng Nhật Bản cũng đang chịu áp lực ngày càng tăng để thắt chặt quyết liệt hơn. Đối với các ngân hàng trung ương khu vực khác, động thái tiếp theo vẫn có thể là cắt giảm dù có thể phải đợi đến năm 2024.

Điều này có ý nghĩa vì chính sách tiền tệ không phải là công cụ hiệu quả nhất khi giải quyết lạm phát lương thực. Một giải pháp tốt hơn luôn luôn nằm ở việc tăng nguồn cung và các chính sách bình ổn giá vẫn là tuyến phòng thủ đầu tiên của châu Á trước tình trạng giá lương thực tăng cao.

Thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong chi tiêu của người nghèo ở châu Á. Điều này khiến giá lương thực tăng cao trở thành một vấn đề nhạy cảm về mặt chính trị nên các chính phủ thường nhanh chóng can thiệp.

Giá thực phẩm tăng cao, châu Á khó bình ổn lãi suất - Ảnh 4.

Chính phủ châu Á cần xem xét nhiều công cụ chính sách hiện có để tăng nguồn cung thực phẩm và hạn chế nguy cơ lạm phát gia tăng. Ảnh: Reuters

Các lệnh cấm không phải là đối sách lâu dài 

Hạn chế xuất khẩu đang nhận được sự ủng hộ ngày càng tăng. Ấn Độ đã bổ sung các biện pháp tăng thuế xuất khẩu gạo đồ lên 20%, và dự kiến sẽ có thêm nhiều biện pháp nhằm ngăn xuất khẩu tiếp theo. Trước những lo ngại về El Nino gia tăng, nhiều người kỳ vọng chính quyền sẽ hạn chế xuất khẩu đường và đậu, hoặc các loại đậu khô ra nước ngoài.

Nhưng những biện pháp này cũng làm giảm thu nhập của nông dân và gây tác động tiêu cực khắp chuỗi cung ứng thực phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân. Hạn chế thương mại nên là biện pháp cuối cùng chứ không phải là phản ứng đầu tiên trước tình trạng lạm phát lương thực leo thang.

Trong trường hợp của Ấn Độ, lượng gạo dự trữ dư thừa có nghĩa là các lệnh cấm xuất khẩu mang tính phòng ngừa chưa được cân nhắc kỹ lưỡng. Cần tập trung vào việc giảm tắc nghẽn nguồn cung để cải thiện hoạt động phân phối, giúp nhập khẩu thực phẩm rẻ hơn và nếu cần, cung cấp thêm viện trợ lương thực cho người tiêu dùng.

Các chính phủ khác trong khu vực nên coi đây là lời kêu gọi xem xét lại những công cụ chính sách mà họ có sẵn để can thiệp nếu giá cả vượt quá tầm kiểm soát. Trong khi cuộc chiến chống lạm phát lương thực không nên do các ngân hàng trung ương châu Á dẫn đầu, các nhà chức trách chỉ nên can thiệp một cách thận trọng.

 (Nguồn: Nikkei Asia)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement