Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giấc mơ Á - Âu của Nga sắp tàn lụi

Phân tích

24/11/2022 11:01

Chủ nghĩa đa phương của Nga đang sụp đổ. Những rạn nứt, vốn luôn hiện hữu trong các nhóm do Điện Kremlin dẫn dắt như Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) và Liên minh Kinh tế Á-Âu (EEU) đang ngày càng bộc lộ rõ hơn.

Nguyên nhân trước mắt được xác định là do Nga tấn công Ukraina, làm trầm trọng thêm những điểm yếu cố hữu và sự tư lợi trong các sáng kiến khu vực của nước này. Phạm vi địa lý của các tổ chức này là đáng kinh ngạc, từ Caucasus đến biên giới Tajikistan-Kyrgyzstan - nhưng phạm vi đó càng cho thấy sức mạnh và sự tập trung của Nga bị phân tán.

Kể từ khi giành chiến thắng quyết định trong cuộc chiến tranh Nagorny-Karabakh lần thứ hai hồi năm 2020, Azerbaijan đã áp dụng một chiến lược chèn ép hơn đối với Armenia bằng cách tăng cường sức mạnh quân sự để áp đặt luật chơi đối quốc gia láng giềng đang suy yếu. Nga được xem là người bảo vệ Armenia và có thể can thiệp thông qua CSTO, nơi Armenia là thành viên còn Azerbaijan thì không. 

Điều 4 của CSTO (tương tự Điều 5 của NATO) nêu rõ: "Nếu một trong các quốc gia thành viên bị một quốc gia hoặc nhóm quốc gia tấn công, hành động đó sẽ được coi là hành vi gây hấn đối với tất cả các quốc gia thành viên của khối. Trong trường hợp có hành động xâm lược nhằm vào bất kỳ quốc gia thành viên nào, tất cả các quốc gia thành viên còn lại sẽ cung cấp sự trợ giúp cần thiết, bao gồm cả viện trợ quân sự…".

Tuy nhiên, Điện Kremlin hết lần này đến lần khác đã phớt lờ yêu cầu của Armenia về việc CSTO phải thực hiện các nghĩa vụ như nêu trong hiệp ước thành lập khối. Nga lập luận rằng Nagorny-Karabakh không phải là lãnh thổ của Armenia, do đó trách nhiệm an ninh của CSTO không được áp dụng trong trường hợp này. 

Giấc mơ Á - Âu của Nga sắp tàn lụi - Ảnh 1.

Trước cuộc họp các nhà lãnh đạo của các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể. Từ trái sang phải: Tổng thư ký CSTO Stanislav Zas, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev và Tổng thống Tajikistan Emomali Rahmon cùng với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Kremlin.ru

Ngay cả khi Azerbaijan ném bom các thị trấn của Armenia nằm sâu bên trong lãnh thổ Armenia và cách xa Karabakh, Nga chỉ cử một phái đoàn tới Nam Caucasus để nắm tình hình.

Thông điệp ở đây rất rõ ràng: Nga không những không sẵn lòng mà còn không thể hỗ trợ Armenia. Đương nhiên điều này khiến Armenia đặt câu hỏi về các nền tảng an ninh của họ. Nếu Điện Kremlin không có ý định thực hiện các nghĩa vụ của họ, việc phụ thuộc lâu dài vào Nga sẽ đem lại ích lợi gì. 

Liên minh chính thức giữa hai nước được ký kết trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Thời điểm đó, Nam Caucasus là một nơi rất khác, với Nga là một cường quốc nổi trội, có quân đội được triển khai tại đây và rất quen thuộc với khu vực, trong khi Armenia đã chiếm được Nagorny-Karabakh trong cuộc chiến tranh lần thứ nhất giai đoạn 1988-1994. 

Trong những thập kỷ sau đó, Armenia chỉ nghĩ đơn giản rằng tư cách thành viên CSTO và hiệp ước liên minh với Nga sẽ giúp cân bằng với trục Azerbaijan-Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này hóa ra là một sai lầm nghiêm trọng. Có vẻ như Nga đã bắt đầu coi trọng quan hệ với Azerbaijan, nếu không muốn nói là hơn so với Armenia.

CSTO đã phải đối mặt với những thách thức trên các mặt trận khác. Tháng 9 vừa qua, khi các quốc gia thành viên và ứng cử viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) do Trung Quốc dẫn đầu nhóm họp tại Samarkand, Tajikistan đã phát động một cuộc tấn công xuyên biên giới nhằm vào láng giềng Kyrgyzstan. 

Cả hai đều là thành viên của CSTO và tổng thống của hai nước đều tham dự hội nghị thượng đỉnh. Putin đã không có phản ứng gì và CSTO cũng vậy. Hiện Kyrgyzstan đã rút khỏi các cuộc tập trận của tổ chức này và công khai chỉ trích sự không phù hợp của các cuộc tập trận đó.

Nguyên nhân cơ bản đằng sau 2 sự kiện khác nhau về địa lý này là giống nhau. Vận may của Nga ngày càng mờ mịt ở khu vực từng thuộc không gian hậu Xô Viết, mà Điện Kremlin thường gọi là khu vực hải ngoại liền kề. Những vấn đề đối với các dự án đa phương của Nga thậm chí còn sâu sắc hơn. 

EEU – một dự án hội nhập Á-Âu khác ra đời năm 2015 và được coi là đứa con cưng của Vladimir Putin - cũng đang gặp rắc rối lớn. Những rạn nứt trong liên minh - bao gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Nga - đã nhen nhóm từ rất lâu trước năm 2022, với việc Nga thường áp đặt các điều khoản cho các quốc gia thành viên khác. 

Giấc mơ Á - Âu của Nga sắp tàn lụi - Ảnh 3.

Nga đang căng mình cho chiến trường Ukraina khi bị đối phương chống trả quyết liệt.

Nhưng kể từ khi cuộc chiến ở Ukraina bắt đầu nổ ra, những bất đồng ngày càng trở nên tồi tệ. Các thành viên EEU phàn nàn về việc không được bảo vệ và là nạn nhân của "thuyết tự coi mình là trung tâm" kinh tế của Nga. 

Những ví dụ gần đây nhất như việc đóng van đường ống xuất khẩu dầu mỏ của Kazakhstan mà không báo trước, gâp áp lực với những người di cư Trung Á ở Nga (xuất phát từ việc họ gửi lượng kiều hối lớn về nước) và đơn phương yêu cầu giảm bớt các rào cản thương mại mà không theo quy tắc có đi có lại.

Các tác động âm ỉ của những động thái trên là lâu dài. Kazakhstan gần đây đã chặn xuất khẩu ngũ cốc của Nga sang Trung Á và Trung Quốc, bắt đầu mở các tuyến đường trung chuyển mới không qua lãnh thổ Nga để ra Biển Caspi và Nam Caucasus. 

Số lượng xuất khẩu vẫn còn khiêm tốn, nhưng xu hướng rõ ràng là ít phụ thuộc hơn vào Nga về mặt kinh tế và địa lý. Các quan chức cấp cao của Nga đã đả kích Kazakhstan, cáo buộc nước này cố tình lật đổ EEU.

EEU và CSTO đang hấp hối và không có dấu hiệu nào cho thấy sẽ kết nạp thêm thành viên mới. Tính thiếu tin cậy và sự ích kỷ về kinh tế không thu hút được những đối tác tiềm năng gia nhập các tổ chức này. Sự suy yếu trong các tổ chức đa phương mà Nga lãnh đạo có thể đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ hậu Xô Viết ở khu vực Á-Âu. 

Điện Kremlin đang chứng kiến tầm ảnh hưởng của họ bị giảm sút, các đơn vị đồn trú của họ bị rút bớt binh lính để tập trung cho chiến trường ở Ukraina, thương mại của Nga bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt, trong khi Nam Caucasus và Trung Á đang xem xét triển vọng hợp tác với các đối thủ. 

Một thời kỳ mới bắt đầu khi Nga trở thành chỉ là một trong nhiều người chơi cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc và Iran; không ai nhất thiết là kẻ thù của Nga, nhưng mỗi bên đều có lợi ích riêng để theo đuổi.

Điều này cũng mở đường cho sự can dự nhiều hơn của phương Tây vào Caucasus và Trung Á. Với ít áp lực hơn từ Nga, các nhân tố bên ngoài sẽ được chào đón nhiều hơn. Hỗ trợ tài chính sẽ rất cần thiết, nhưng phát triển cơ sở hạ tầng để vượt qua Nga cũng không kém phần quan trọng. 

Từ góc độ này, chuyến thăm của Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) Charles Michel tới Kazakhstan, cũng như chuyến thăm gần đây của Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề láng giềng và mở rộng Olivér Várhelyi tới Gruzia là một tín hiệu đầy hứa hẹn.

Thăm dò ý kiến

Chiến sự Nga - Ukraina: Ai sẽ thắng?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

(Nguồn: TTXVN/Eurasiareview)

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement