Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao Nga tấn công dữ dội ở Ukraina?

Quân sự

21/11/2022 09:57

Theo trang mạng Novinky.cz, vụ pháo kích dữ dội vào hệ thống năng lượng của Ukraina và vụ rơi tên lửa xuống một ngôi làng Ba Lan, khiến hai người thiệt mạng, đã thu hút sự chú ý nhiều nhất trong tuần qua.

Các hoạt động tại Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Bali (Indonesia) khiến Nga có cảm giác bị cô lập và ngay cả những quốc gia thân cận với Moskva cũng đang dần quay lưng lại với nước này.

Các cuộc tấn công hôm 15/11 vừa qua ở Ukraina, khiến 10 triệu dân thường không có điện, nước sinh hoạt và hầu hết không được sưởi ấm, có liên quan trực tiếp đến các sự kiện ở Bali. Tại đó, một bài phát biểu dài 30 phút của Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, người từng nói rằng sẽ không đàm phán với Nga cho đến khi nước này rút quân, đã được phát trực tuyến. 

Ngoại trưởng Nga Lavrov tỏ ra khó chịu vì ông Zelensky được dành nhiều thời lượng hơn so với những người tham gia khác, gọi đó là một yêu cầu phi thực tế và phàn nàn rằng phương Tây không cố gắng xoa dịu Kiev.

Các cuộc đàm phán của nhóm G20 đã cho thấy tình thế hiện nay của Nga. Mặc dù Anh có thủ tướng thứ 3 kể từ khi nổ ra cuộc tấn công của Nga, nhưng ngay cả ông Rishi Sunak cũng không thay đổi lập trường cứng rắn của London, khi cho rằng sự thay đổi lớn nhất chính là việc Nga phải rút quân khỏi Ukraina và chấm dứt cuộc chiến. 

Vì sao Nga tấn công dữ dội ở Ukraina? - Ảnh 1.

Một người dân địa phương ôm một tấm chăn khi đi gần tác phẩm của nghệ sĩ graffiti nổi tiếng thế giới Banksy bên bức tường của một tòa nhà bị phá hủy ở làng Horenka của Ukraina. Ảnh: REUTERS

Quan trọng hơn là lời kêu gọi của Thủ tướng Anh Sunak chính là thông cáo cuối cùng, trong đó có nêu rằng đa số các thành viên lên án mạnh mẽ cuộc chiến ở Ukraina. 

Ông Sunak nhấn mạnh rằng cuộc chiến này đang gây ra đau khổ to lớn cho con người và làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn hiện có trong nền kinh tế toàn cầu như giảm tăng trưởng, tăng lạm phát, làm gián đoạn chuỗi cung ứng, gia tăng mất an ninh lương thực và năng lượng, đồng thời làm tăng mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính. 

Không phải tất cả các quốc gia đều thống nhất về việc lên án, nhưng tất cả các quốc gia, bao gồm cả Ấn Độ và Trung Quốc, đều là những nước ký thông cáo chung.

Tại Bali, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu rằng các nước phải tìm cách đạt được thỏa thuận ngừng bắn và tiến tới đàm phán ngoại giao trong vấn đề Ukraina và trước mắt cần phải thể hiện quyết tâm cụ thể để đảm bảo hòa bình và an ninh trên thế giới. 

Đồng thời, theo ông Modi, nên ưu tiên các vấn đề kinh tế khi thảo luận về vấn đề Ukraina tại hội nghị thượng đỉnh G20 bởi các biện pháp đa phương của Liên hợp quốc đã thất bại, và điều này đã gây áp lực lên nhóm G20 để tìm ra giải pháp.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng kêu gọi không chính trị hóa và sử dụng quân sự trong vấn đề lương thực và năng lượng. Cùng với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, ông Tập thậm chí còn kêu gọi tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraina. Đây không phải là điều khiến Điện Kremlin hài lòng, nhưng Bắc Kinh có lợi ích riêng của mình khi nói đến Đài Loan.

Trong cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden, lãnh đạo hai nước cũng đồng ý rằng không nên tiến hành chiến tranh hạt nhân và bày tỏ sự phản đối đối với việc triển khai hoặc đe dọa triển khai vũ khí hạt nhân ở Ukraina. Rõ ràng, đây là thông điệp gửi đến Nga, nhất là những người có quan điểm cực đoan kêu gọi triển khai vũ khí hạt nhân.

Hội nghị thượng đỉnh G20 mang đến cho người Nga cảm giác rằng ngay cả các đối tác truyền thống cũng đang quay lưng lại với họ. Mặc dù nhiều người không tin vào điều đó, nhưng rõ ràng phương pháp tiếp cận nhất quán của phương Tây đối với cuộc chiến ở Ukraina đã có hiệu quả tác động tích cực đến các đồng minh của Nga. 

Chính việc tuân thủ và thắt chặt các biện pháp trừng phạt có vẻ như đã khiến các đồng minh truyền thống của Nga thay đổi thái độ, dĩ nhiết là trừ các đối tác trung thành như Belarus, Iran hay Triều Tiên.

Vì sao Nga tấn công dữ dội ở Ukraina? - Ảnh 3.

Tổng thống Ukraina quyết không nhượng bộ Nga.

Và không phải ngẫu nhiên mà một ngày trước khi bắt đầu hội nghị thượng đỉnh G20, ông Sergei Naryshkin, người đứng đầu cơ quan tình báo đối ngoại Nga (SVR), và ông William Burns, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), đã gặp nhau tại Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ). 

Cuộc gặp này dường như là để Mỹ cảnh báo Moskva về việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật và hậu quả có thể xảy ra từ một bước đi như vậy. Điện Kremlin cũng bất ngờ có phản ứng tích cực trước tuyên bố của Biden rằng tên lửa rơi xuống Ba Lan không phải đến từ Nga. 

Nhưng điều mà Điện Kremlin muốn, đó là Mỹ gây áp lực buộc Ukraina phải đàm phán đã không xảy ra, vì phương Tây cho rằng Kiev phải tự quyết định khi nào nên bắt đầu đàm phán. Đầu hàng trước sự lôi kéo của Điện Kremlin sẽ là một sai lầm vào thời điểm khi mà áp lực lên Nga đang cho thấy hiệu quả và Điện Kremlin đang bắt đầu tìm cách giải quyết vấn đề này.

Việc giải phóng thành phố Kherson hồi tuần trước không chỉ có ý nghĩa biểu tượng, bởi vì với sự mất mát này, Nga đã mất trung tâm hành chính khu vực duy nhất mà họ kiểm soát sau khi bắt đầu chiến tranh, mà còn là một chiến lược - mất các vị trí ở hữu ngạn sông Dnieper, có nghĩa là Nga không còn có thể đe dọa Mykolaiv bằng đường bộ. 

Sau khi nắm quyền kiểm soát, Ukraina đã giải phóng được một nửa lãnh thổ mà Nga chiếm đóng kể từ ngày 24/2 - nhưng điều này có nghĩa là một nửa còn lại cộng với Bán đảo Crimea bị sáp nhập và các phần bị chiếm đóng trước đó của vùng Donetsk và Luhansk vẫn do Nga nắm giữ. 

Nếu một thỏa thuận ngừng bắn được ký kết bây giờ, thì điều đó vẫn có lợi cho Nga. Phương Tây nhận thức được điều này và họ hy vọng rằng cuộc chiến sẽ không dừng lại ở đây.

Thăm dò ý kiến

Chiến sự Nga - Ukraina: Ai sẽ thắng?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

(Nguồn: TTXVN)

P.V (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement