Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Quân đội Nga đối mặt với nguy cơ "Potemkin hóa"

Quân sự

05/09/2022 18:32

Theo hầu hết các chuyên gia về các vấn đề quân sự của Nga được Đài truyền hình Pháp France 24 phỏng vấn, mục tiêu có thêm 137.000 tân binh trong năm nay của Nga dường như không thể nào đạt được.
news

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 25/8 đã ký một sắc lệnh thông báo rằng quân đội nước này sẽ có thêm 137.000 tân binh ngay trong năm nay, để đạt được tổng số 1,15 triệu lính chiến đấu vào đầu năm tới. 

Theo nhật báo Anh "The Guardian", đây sẽ là mức tăng quân số lớn nhất trong nhiều năm qua. Nỗ lực tăng quân gần đây bắt đầu từ năm 2017, khi quân đội Nga được bổ sung thêm 13.698 người. Khi quyết định tăng thêm quân số, ông Putin rõ ràng là muốn tung thêm nhiều binh sĩ vào Ukraina, gia tăng lợi thế về quân số trên chiến trường, với hy vọng tạo được những đột phá đáng kể ở miền Nam và Đông Ukraina.

Putin sẽ bị lừa như Catherine II

Tuy nhiên, giới chuyên gia về quân đội Nga không tránh khỏi hoài nghi về sự tồn tại của một đạo quân được tăng cường với cả trăm nghìn lính mới. 

Trong bài phân tích ngày 29/8 về "Các chiến binh ma của Vladimir Putin", đài France24 đã nêu bật nhận xét trên mạng Twitter ngày 25/8 của Mark Galeotti, Giám đốc Công ty tư vấn về các vấn đề an ninh Nga Mayak Intelligence, cho rằng thông báo tăng quân của tổng thống Nga "có thể mở rộng cửa cho điều gọi là 'Potemkin hóa' hơn nữa quân đội Nga".

Theo France24, thuật ngữ "Potemkin hóa" gợi lại những "ngôi làng Potemkin", tên gọi những cảnh trí mô phỏng các ngôi làng đẹp đẽ dựng lên để đánh lừa con mắt người xem, mà theo truyền thuyết, từng được Hoàng thân Grigory Potemkin, sủng thần của nữ hoàng Catherine II, xây dựng ở Crimea vào thế kỷ 18 để che giấu sự nghèo đói thực sự của khu vực mà nữ hoàng đến thăm.

Quân đội Nga đối mặt với nguy cơ "Potemkin hóa" - Ảnh 1.

Các chiến binh của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng đứng bên ngoài một điểm huy động quân sự ở thành phố Donetsk, Ukraina do phe ly khai kiểm soát, ngày 23/2/2022. Ảnh: REUTERS

Dù truyền thuyết lịch sử này phần lớn đã bị phủ nhận, nhưng thuật ngữ này vẫn còn được sử dụng ở Nga để chỉ những nỗ lực nhằm tạo ra vẻ ngoài tốt đẹp giả tạo cho một tình huống. Trong trường hợp cụ thể liên quan đến sắc lệnh của tổng thống Putin, quân đội Nga có thể tìm cách tăng quân số một cách giả tạo để đạt được các mục tiêu mà Putin đề ra để có thể nâng quân số lên thành 1,15 triệu lính tác chiến trong vỏn vẹn vài tháng.

Trước hết, theo các chuyên gia được France24 trích dẫn, tiền đề số học mà ông Putin dựa vào, ngay từ đầu đã có một lỗ hổng lớn. Tổng thống Nga đã căn cứ vào dữ liệu chính thức về một đạo quân hùng hậu có hơn 1 triệu người. 

Tuy nhiên, Huseyn Aliyev, nhà nghiên cứu về xung đột Ukraina-Nga tại Đại học Glasgow (Scotland) chuyên theo dõi vấn đề huy động lực lượng quân sự tại Nga, nói: "Ai cũng biết là kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraina, quân số của Nga ít hơn nhiều".

Chuyên gia này giải thích: "Theo các ước tính, Nga chỉ có khoảng từ 250.000-300.000 quân sẵn sàng chiến đấu. Phần còn lại là nhân viên dân sự của quân đội đăng ký trở thành lính, thậm chí là người nhà của các quan chức chính quyền mà tên đã được bổ sung để lương quân nhân được rót cho những quan chức này. Do đó, quân đội Nga sẽ còn lâu mới đạt đến con số 1,15 triệu người với sự tăng cường của 137.000 binh sĩ".

Tuy nhiên, ngay cả con số tân binh dự trù này cũng có vẻ không thực tế. Jeff Hawn, chuyên gia về các vấn đề quân sự Nga và cố vấn đối ngoại cho Viện New Lines, trung tâm nghiên cứu Mỹ về địa chính trị, nhấn mạnh: "Nga có rất ít lựa chọn để nhanh chóng tìm được nhiều binh sĩ như vậy. Chiến dịch gọi nhập ngũ vào mùa Xuân có kết quả đáng thất vọng, với rất nhiều thanh niên tránh được nghĩa vụ quân sự".

Quân đoàn 3 hoàn toàn mới, mà Moskva hôm 27/8 đã quyết định tung vào mặt trận Ukraina, minh họa cho những khó khăn của Nga trong việc tuyển mộ tân binh. Chuyên gia Huseyn Aliyev giải thích: "Đó là một đạo quân dự bị, chỉ mới được thành lập cách đây vài tháng với quân số trên nguyên tắc là khoảng 18.000 người. Thế nhưng Điện Kremlin chỉ có thể huy động được khoảng 15.000, mặc dù đã tung ra hàng loạt biện pháp khuyến khích". 

Mức lương trả cho các tân binh cao hơn gấp 3 lần so với mức lương truyền thống của lính Nga. Mức tuổi tối đa để nhập ngũ - mà trước đây là 40 - đã được bãi bỏ từ cuối tháng 5/2022 để khuyến khích những người lớn tuổi tham gia vào nỗ lực quân sự tại Ukraina.

Quân đội Nga đối mặt với nguy cơ "Potemkin hóa" - Ảnh 3.

Quân đội Nga đối mặt với nguy cơ "Potemkin hóa".

Trong những tháng gần đây, quân Đội Nga hết sức sáng tạo để tăng cường quân số và thay thế số lính bị mất đi ở Ukraina. Theo nhật báo "The Moskva Times" vào đầu tháng 7/2022, các nhà tuyển mộ đã đến các nhà tù ở một số thành phố, đề nghị giảm án cho những tù nhân có kinh nghiệm quân sự nếu đồng ý ra trận. 

Ngoài ra, ông Jeff Hawn cho biết: "Quân đội Nga cũng thu nhận lính đánh thuê, chiến binh đến từ Syria và tuyển quân từ các dân tộc thiểu số ở Trung Á (chủ yếu là ở Tajikistan và Kyrgyzstan). Các sáng kiến trên nhằm bù đắp phần nào những tổn thất trên mặt trận, nhưng phần lớn vẫn không đủ để đạt được chỉ tiêu 137.000 lính mới".

Nhà nghiên cứu này cho rằng những tân binh có nguồn gốc đa dạng và khác nhau đó không có kiến thức về văn hóa quân sự Nga và "hội nhập rất kém vào hệ thống chỉ huy của quân đội". Nói cách khác, vấn đề của Quân đội Nga không chỉ là số lượng mà còn là chất lượng. 

Chuyên gia Aliyev bổ sung: "Những tiểu đoàn 'quân tình nguyện' mới hiện được huấn luyện 2 tuần trước khi được đưa ra mặt trận, một khoảng thời gian hoàn toàn không đủ". Theo ông, đây cũng là một vấn đề khác liên quan đến cuộc chạy đua về số lượng binh sĩ. Ông nói: "Ngay cả khi Moskva tìm được 137.000 binh sĩ, quân đội Nga vẫn còn lâu mới có đủ sĩ quan huấn luyện để đảm bảo rằng các tân binh có thể nhanh chóng sẵn sàng chiến đấu".

Thổi phồng số liệu để chạy theo chỉ tiêu?

Khó khăn trong việc tuyển quân dẫn đến nguy cơ "Potemkin hóa", với việc giới chỉ huy quân đội thổi phồng số liệu để phù hợp với chỉ tiêu đề ra. Theo chuyên gia Jeff Hawn, "khả năng cao nhất là mỗi doanh trại sẽ nhận được những chỉ tiêu về số lượng tân binh cần tuyển mộ. Họ sẽ tìm mọi cách để đạt chỉ tiêu, kể cả khi điều đó có nghĩa là tạo ra những tân binh ma. Ngân sách của họ sẽ phụ thuộc vào đó".

Khi ký sắc lệnh tăng quân số, ông Putin đã thúc đẩy thuộc cấp của mình gian lận với các số liệu. Tuy nhiên, đối với chủ nhân Điện Kremlin, điều quan trọng hơn là ông phải chứng minh rằng mình có thể tăng quân số mà không gặp vấn đề gì. Đầu tiên là vì mục đích tuyên truyền nội bộ. 

Quân đội Nga đối mặt với nguy cơ "Potemkin hóa" - Ảnh 4.

Xe tăng và phương tiện quân sự bị phá hủy của Nga được nhìn thấy ở Bucha, Ukraina, ngày 16/5. Ảnh: REUTERS

Chuyên gia Huseyn Aliyev lưu ý: "Điều đó giúp duy trì ảo tưởng trong dân chúng Nga rằng vẫn mọi người vẫn phấn khởi khi sang chiến đấu ở Ukraina. Ngoài ra, đó cũng là một cách để nói với phương Tây rằng Moskva đã sẵn sàng cho một cuộc xung đột kéo dài. 

Điện Kremlin sẽ không quyết định tăng quân như vậy nếu muốn kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, còn một giả thuyết cuối cùng. Putin đang sống trong một bong bóng thông tin đến nỗi rất có khả năng ông thực sự tin rằng quân đội có thể dễ dàng bổ sung thêm 137.000 lính mới". 

Theo chuyên gia này, sắc lệnh tăng quân ngày 25/8 rất có thể sẽ là bằng chứng cho thấy chủ nhân Điện Kremlin hoàn toàn bị cắt đứt khỏi thực tế.

(Nguồn: The Guardian/RFI)

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement