Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Sau 6 tháng chiến tranh, chính xác thì ông Putin muốn gì ở Ukraina?

Phân tích

24/08/2022 10:50

Gần 6 tháng sau khi Nga xâm lược Ukraina, vẫn còn tồn tại sự bất đồng rộng rãi ở phương Tây về động cơ của ông Vladimir Putin.
news

Nếu chúng ta không hiểu lý do Putin quyết định tấn công Ukraina và những gì ông ấy muốn đạt được, chúng ta không thể xác định điều gì sẽ tạo nên chiến thắng hay thất bại cho một trong hai bên tham chiến và các tình huống có thể dẫn đến kết thúc chiến tranh. 

Đến một lúc nào đó, giống như tất cả các cuộc chiến tranh, xung đột hiện tại sẽ kết thúc. Địa lý buộc Ukraina và Nga sống cạnh nhau và điều đó sẽ không thay đổi. Cuối cùng, họ sẽ phải tìm một thỏa thuận tạm thời mà cả hai bên có thể chấp nhận được. Điều đó cũng áp dụng cho châu Âu và Nga, mặc dù có thể mất nhiều thập kỷ trước khi thiệt hại được khắc phục.

Sau 6 tháng chiến tranh, chính xác thì ông Putin muốn gì ở Ukraina? - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Putin.

Vậy tại sao ông Putin lại chấp nhận mạo hiểm trong cuộc chiến này?

Lúc đầu, người ta nói rằng Putin bị mất trí - "một kẻ tâm thần", theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace. Hình ảnh cho thấy Putin đang thuyết trình trước các tướng lĩnh quốc phòng của mình, thu mình ở đầu bên kia của một chiếc bàn dài 6 mét. 

Nhưng không lâu sau đó, các quan chức quốc phòng đã đứng lên ngồi cạnh Putin. Chiếc bàn dài đã biến thành sân khấu - phiên bản của Putin về học thuyết "người điên" của Nixon, khiến ông ta tỏ ra phi lý đến mức bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, thậm chí kể cả chiến tranh hạt nhân.

Sau đó, các quan chức phương Tây lập luận rằng Putin sợ hãi trước viễn cảnh một Ukraina dân chủ ở ngay sát biên giới với Nga, điều này sẽ đe dọa nền tảng quyền lực của Putin bằng cách cho người dân Nga thấy rằng họ cũng có thể sống khác. 

Về vấn đề này, điều đó có vẻ hợp lý. Ông Putin ghét "các cuộc cách mạng màu", từ năm 2003 trở đi, đã mang lại sự thay đổi chế độ cho các quốc gia thuộc khối Liên Xô cũ. Nhưng sự hấp dẫn của Ukraina với tư cách là một mô hình dân chủ đã bị hạn chế. 

Tình trạng tham nhũng ở Ukraina diễn ra nghiêm trọng, nhà nước pháp quyền không còn tồn tại và các nhà tài phiệt tỷ phú ở nước này sử dụng quyền lực không cân xứng. Nếu điều đó thay đổi, giới trí thức Nga có thể lưu ý nhưng phần lớn người dân Nga - những người bị ảnh hưởng bởi tuyên truyền của nhà nước, vốn tạo nên cơ sở chính trị của Putin - sẽ không quan tâm.

Cuộc chiến này cũng được miêu tả là một "cuộc cướp đất trắng trợn của đế quốc". Một lời đề cập đến Peter Đại đế hồi đầu mùa Hè này đã được coi là xác nhận rằng Putin muốn khôi phục đế chế Nga hoặc như Liên Xô trước đây. 

Mặt khác, những người nhạy cảm, chủ yếu ở Đông Âu, cho rằng Ukraina chỉ là bước đầu tiên. Một cựu Bộ trưởng Thụy Điển phát biểu hồi tuần trước: "Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu trong một vài năm nữa, Estonia và Latvia là những nước tiếp theo".

Ông Putin từng gọi sự sụp đổ của Liên Xô là "thảm họa địa chính trị lớn nhất của thế kỷ XX", điều đó có vẻ hợp lý. Nhưng ông cũng nói: "Bất cứ ai không hối tiếc về sự tàn phá này (sự sụp đổ của Liên Xô) thì người đó không có trái tim; bất cứ ai muốn xem nó được tái tạo thì đều là không có não". 

Bỏ qua thực tế rằng quân đội Nga vốn đã khó đạt được những thành công dù là khiêm tốn ở Ukraina, một cuộc tấn công vào các nước Baltic hoặc Ba Lan sẽ đưa họ vào xung đột trực tiếp với NATO, đó là điều cuối cùng mà Moscow (hoặc phương Tây) muốn.

Sau 6 tháng chiến tranh, chính xác thì ông Putin muốn gì ở Ukraina? - Ảnh 2.

Ukraina gia nhập NATO là lằn ranh đỏ đối với Nga.

Trên thực tế, cuộc chiến của ông Putin đang được thúc đẩy bởi những cân nhắc khác.

Ông Putin đã gắn bó với Ukraina từ rất lâu trước khi lên nắm quyền. Ngay từ năm 1994, khi còn là Phó thị trưởng St Petersburg, ông đã bày tỏ sự phẫn nộ khi Bán đảo Crimea được sáp nhập vào Ukraina. "Nga đã giành được Bán đảo Crimea từ tay người Thổ Nhĩ Kỳ!", ông đã nói với một nhà ngoại giao Pháp vào năm đó khi đề cập đến việc Nga đánh bại đế chế Ottoman vào thế kỷ XVIII.

Nhưng nhiều khả năng, chính việc Ukraina được nêu nên trở thành thành viên chính thức của liên minh phương Tây trong một hội nghị thượng đỉnh của NATO vào năm 2008 đã khiến thái độ của ông Putin "trở nên độc hại".

Bill Burns, hiện là Giám đốc Tình báo Trung ương (CIA), lúc đó là Đại sứ Mỹ tại Moskva, đã viết trong một bức điện mật gửi Nhà Trắng vào thời điểm đó: "Việc Ukraina gia nhập NATO là điểm sáng nhất trong tất cả các 'lằn ranh đỏ' đối với giới tinh hoa Nga (không chỉ Putin). 

Trong hơn hai năm rưỡi tiếp xúc với những nhân vật quan trọng ở Nga, từ những nhân vật quan trọng của Điện Kremlin cho đến những nhà phê bình tự do sắc bén nhất của Putin, tôi vẫn chưa tìm thấy bất kỳ ai coi Ukraina gia nhập NATO như bất cứ điều gì khác ngoài là một thách thức trực tiếp đối với lợi ích của Nga… Nước Nga ngày nay sẽ đáp trả".

Các chính quyền kế tiếp của Mỹ đã phớt lờ cảnh báo của Burns và Putin đã đáp trả. Năm 2014, Putin đã sáp nhập Bán đảo Crimea; sau đó ông thúc đẩy một cuộc nổi dậy ly khai ở Donbass; cuối cùng, vào tháng 2 năm nay, Putin đã phát động một cuộc chiến tranh để "khuất phục Ukraina".

Việc NATO mở rộng chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm". Nhiều bất bình khác đối với phương Tây đã tích tụ trong 2 thập kỷ Putin nắm quyền. Vào cuối năm 2020, khi bắt đầu lên kế hoạch cho một nỗ lực mới chống lại Kiev, mọi việc đều diễn ra thuận lợi. 

Nhà lãnh đạo trẻ tuổi của Nga, người đã từng gây ấn tượng mạnh với Tony Blair và Bill Clinton, người đã ủng hộ George W. Bush sau vụ tấn công khủng bố 11/9 và người luôn khẳng định rằng vị trí của Nga là với châu Âu và thế giới phương Tây, đã dần biến thành một kẻ thù "không đội trời chung" vì cho rằng Mỹ và các đồng minh quyết tâm "tiêu diệt" Nga.

Sau 6 tháng chiến tranh, chính xác thì ông Putin muốn gì ở Ukraina? - Ảnh 4.

Cuộc chiến của ông Putin ở Ukraina không chỉ đối phó với mối nguy cơ từ quốc gia này.

Các chính trị gia phương Tây đã bác bỏ điều hoang tưởng này. Nhưng vấn đề không phải là ý định của phương Tây, mà là cách Điện Kremlin giải thích chúng.

Mục tiêu của Putin không chỉ là vô hiệu hóa chế độ ở Kiev mà quan trọng hơn là để chứng minh NATO bất lực trong việc ngăn chặn ông. Nếu trong quá trình này, ông "phá hủy" văn hóa Ukraina ở những khu vực mà Nga chiếm đóng, đó không phải là thiệt hại ngoài dự kiến: đó là một phần thưởng.

Liệu Putin có thành công hay không sẽ phụ thuộc vào tình hình trên chiến trường, điều này sẽ phụ thuộc vào mức độ hỗ trợ của phương Tây trong mùa Thu và mùa Đông tới, khi tình trạng thiếu năng lượng và chi phí sinh hoạt tăng cao có nguy cơ khiến các đối tác phương Tây của Ukraina rơi vào tình trạng căng thẳng dữ dội.

Moskva không cần phải đạt được nhiều điều to tát để Putin có thể tuyên bố chiến thắng. Chỉ cần Nga kiểm soát toàn bộ Donbass và cây cầu trên bộ dẫn tới Bán đảo Crimea là đủ. Putin chắc chắn sẽ muốn nhiều hơn nữa. 

Nếu quân đội Nga chiếm Odesa và bờ biển tiếp giáp Biển Đen, điều đó sẽ khiến Ukraina trở thành chư hầu. Nhưng những lợi ích khiêm tốn hơn nữa sẽ cho thấy giới hạn sức mạnh của Mỹ. Có thể Ukraina, với sự hậu thuẫn vững chắc của phương Tây, sẽ ngăn chặn được điều đó.

Cuộc chiến ở Ukraina không phải là duy nhất. Trong khi Nga đang chống lại trật tự an ninh do Mỹ dẫn đầu ở châu Âu, thì Trung Quốc đang thách thức Mỹ ở châu Á. Một quá trình chuyển đổi địa chính trị đã bắt đầu mà kết quả của nó có thể không rõ ràng trong nhiều thập kỷ. Nhưng trật tự thời hậu Chiến tranh Lạnh đã thống trị thế giới trong 30 năm qua sắp kết thúc. Từ sự sụp đổ này, một sự cân bằng quyền lực mới sẽ xuất hiện.

Thăm dò ý kiến

Chiến sự Nga - Ukraina: Ai sẽ thắng?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

(Nguồn: The Guardian. Bài viết thể hiện quan đểm của The Guardian)

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement