Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ngành năng lượng mặt trời Mỹ 'chật vật' vì hàng nhập giá rẻ

Phân tích

19/03/2024 08:14

Sự đổ bộ của những tấm pin mặt trời Trung Quốc đang đẩy giá mặt hàng này tại Mỹ xuống mức thấp kỷ lục, tuy những nhà phát triển năng lượng tái tạo có thể được lợi từ xu hướng này song nó lại là mối đe doạ với các công ty sản xuất địa phương, đặc biệt khi họ đang cố gắng xây dựng chuỗi cung ứng nội địa.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và công ty dữ liệu Wood Mackenzie, quốc gia cung cấp thiết bị năng lượng mặt trời hàng đầu Trung Quốc, đã tăng gấp đôi công suất sản xuất vào năm ngoái lên hơn 1.000 tỉ watt và hiện sản xuất số lượng tấm pin nhiều hơn gần gấp 3 lần so với nhu cầu toàn cầu. Giá tấm pin toàn cầu đã giảm 50% trong năm qua xuống mức thấp nhất là 10 cent/watt.

Tình trạng dư thừa cung cũng dẫn đến làn sóng các công ty điện lực Mỹ ưu tiên hàng nhập giá rẻ hơn là các tấm pin nội địa đắt đỏ trong khâu xây dựng các tổ hợp sản xuất năng lượng mặt trời mới. Đáp lại, các nhà sản xuất Bắc Mỹ đang dần rút khỏi kế hoạch mở rộng ngành mặc cho các ưu đãi theo Đạo luật Giảm lạm phát (IRA), một luật khí hậu mang tính bước ngoặt của Mỹ.

Martin Pochtaruk, Chủ tịch của Heliene, một nhà sản xuất tấm pin mặt trời của Canada, cho biết: "Thị trường thật tồi tệ". Ông cho biết công ty đã trì hoãn kế hoạch bổ sung dây chuyền lắp ráp 500 megawatt trong nhà máy sản xuất tấm pin mặt trời ở Minnesota.

Tháng trước CubicPV, nhà sản xuất tấm wafer cho tấm pin mặt trời được Bill Gates hậu thuẫn, đã hủy bỏ kế hoạch xây dựng một nhà máy 10GW ở Mỹ được công bố vào tháng 12/2022, với lý do giá cả sụt giảm nghiêm trọng.

Ngành năng lượng mặt trời Mỹ 'chật vật' vì hàng nhập giá rẻ- Ảnh 1.

Các thành phần tấm quang điện mặt trời đang được sản xuất tại một nhà máy ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images.

Mark Widmar, Giám đốc Điều hành của First Solar, nhà sản xuất năng lượng mặt trời lớn nhất của Mỹ, đã cảnh báo tại phiên điều trần của ủy ban tài chính Thượng viện rằng nước Mỹ sẽ trở thành "phần mở rộng trên thực tế của Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc".

Sau khi IRA được thông qua, First Solar đã công bố các nhà máy mới ở Alabama và Louisiana. "Trung Quốc không muốn Mỹ có ngành công nghiệp nội địa của riêng mình. Đó là một tình huống khá nghiêm trọng", ông Widmar nói.

Mỹ áp thuế 14% đối với linh kiện năng lượng mặt trời nhập khẩu từ hầu hết các quốc gia, riêng với hàng hoá sản xuất từ Trung Quốc là 25%, ngoài ra Washington cũng áp dụng thuế hơn 200% với các tấm pin mặt trời của Trung Quốc nhằm chống bán phá giá và trợ cấp.

Ngành năng lượng mặt trời Mỹ 'chật vật' vì hàng nhập giá rẻ- Ảnh 2.

Nhập khẩu tấm pin mặt trời của Mỹ đã tăng vọt. Ảnh: FT.

Các lô hàng năng lượng mặt trời từ Đông Nam Á cũng bắt đầu bị đánh thuế vì lý do tương tự, sau khi Bộ thương mại Mỹ phát hiện vào mùa hè năm ngoái rằng 5 công ty năng lượng mặt trời của Trung Quốc đang thành lập các nhà máy trong khu vực để lách thuế của Mỹ. Nhưng chính quyền ông Biden đã ngưng lệnh này cho đến tháng 6.

Theo báo cáo của BloombergNEF, Mỹ nhập khẩu phần lớn các tấm pin mặt trời từ Đông Nam Á, nơi xuất khẩu vẫn rẻ hơn nhiều so với các sản phẩm do chính Mỹ sản xuất, ngay cả khi đã tính cả thuế quan và trợ cấp IRA. Theo đó, Mỹ đã nhập khẩu 50 gigawatt tấm pin từ tháng 1 đến tháng 11/2023, mức cao kỷ lục.

BloombergNEF ước tính đến cuối năm 2024, pin mặt trời và mô-đun năng lượng mặt trời do Mỹ sản xuất sẽ có giá 18,5 cent/watt, so với 15,6 cent của một sản phẩm từ Đông Nam Á.

Pol Lezcano,Nhà phân tích cấp cao tại BloombergNEF, cho biết: "Các khoản trợ cấp của IRA cực kỳ sinh lợi nhưng vẫn không đủ để cạnh tranh với hàng nhập khẩu giá rẻ".

Ngành năng lượng mặt trời Mỹ 'chật vật' vì hàng nhập giá rẻ- Ảnh 3.

Chi phí của các tấm pin mặt trời do Mỹ sản xuất vẫn đắt đỏ hơn hàng nhập khẩu, mặc dù đã có trợ cấp của chương trình IRA. Ảnh: FT.

Trung Quốc sản xuất 3/4 số tấm pin mặt trời của thế giới và thậm chí còn chiếm tỷ trọng cao hơn về các linh kiện đầu vào. Khả năng nắm giữ vị thế trong hoạt động sản xuất năng lượng mặt trời của nước này dự kiến sẽ không bị cản trở cho đến cuối thập kỷ này.

Meyer Burger, một nhà sản xuất năng lượng mặt trời của Thụy Sĩ, đã tuyên bố vào tháng 1 rằng họ sẽ đóng cửa nhà máy ở Đức và tập trung nỗ lực thúc đẩy sản xuất ở Colorado và Arizona, với sự hỗ trợ của IRA. Giám đốc Điều hành của công ty, Gunter Erfurt, cho biết: "Người châu Âu đang đánh mất ngành công nghiệp chiến lược này".

Widmar nói thêm: "Sẽ rất tàn khốc nếu chúng ta trở thành châu Âu, nơi 'xả lũ' hàng hoá giá rẻ từ Trung Quốc và giúp quốc gia này áp đảo trong ngành công nghiệp năng lượng mặt trời".

(Nguồn: FT)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement