Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

'Siêu khu vực' khoáng sản có thể đe dọa các nước phương Tây

Phân tích

15/03/2024 08:05

Các chuyên gia năng lượng và nhà phân tích địa chính trị cho biết, Mỹ sẽ phải đối mặt với một tương lai không chắc chắn nếu sáng kiến do Ả Rập Saudi dẫn đầu nhằm tạo ra một khu vực siêu khoáng sản thành công.

Cơ hội lịch sử

Theo kế hoạch của Ả Rập Saudi, các khu vực giàu khoáng sản nhất thế giới ở châu Phi, Trung Đông, và Nam Á sẽ liên kết với nhau để kiểm soát việc cung cấp các nguyên tố "đất hiếm" căn bản cho cuộc sống hiện đại và quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu.

Các khoáng chất quan trọng như đồng, lithium, nickel, mangan, và cobalt là những thành phần thiết yếu trong nhiều công nghệ năng lượng sạch đang phát triển nhanh chóng hiện nay như tuabin gió và các kim loại được sử dụng để sản xuất mạng lưới điện, điện thoại di động, máy điện toán, xe điện (EV) và pin.

Mỹ đang mắc kẹt trong cuộc chiến với Trung Quốc và cả Nga nhưng ở mức độ thấp hơn, trong việc bảo đảm nguồn cung cấp kim loại quý cần thiết để chấm dứt sự phụ thuộc của thế giới vào nhiên liệu hóa thạch một cách hiệu quả.

Saudi gần đây đã tổ chức Diễn đàn Khoáng sản Tương lai, một sự kiện có sự tham gia của các những công ty đầu ngành khai thác mỏ và năng lượng quốc gia từ khắp nơi trên thế giới. 

Tại sự kiện này, Chủ tịch Vale Base Metals của Canada, ông Mark Cutifani, đã mô tả sáng kiến của Saudi là "cơ hội lịch sử để tạo ra một ngành khai thác bền vững mới và những cơ hội như thế chỉ xảy ra rất ít trong lịch sử". 

'Siêu khu vực' khoáng sản có thể đe dọa các nước phương Tây- Ảnh 1.

Một nhà địa chất chỉ ra nơi có quặng monazite (vùng có đá sẫm màu hơn) chứa khoáng chất đất hiếm ở mỏ SKK, cách thị trấn Vanrhynsdorp, Nam Phi. Ảnh: AFP

Tuy nhiên, một số nhà phân tích lo ngại các thành viên của "siêu khu vực" sẽ giảm, thậm chí cắt nguồn cung cấp khoáng sản trọng yếu cho các quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ.

Ông Chris Maroleng, chuyên gia phụ trách các vấn đề quốc tế tại Good Governance Africa, cho biết: "Nếu Trung Quốc và Nga đạt được biện pháp kiểm soát đáng kể đối với 'siêu khu vực' này, thì tất nhiên chúng ta có thể thấy một kịch bản trong tương lai khi các khoáng sản trọng yếu được sử dụng làm đòn bẩy địa chính trị đối với châu Âu và Bắc Mỹ". 

Trong trường hợp cực đoan khi một cuộc xung đột toàn cầu xảy ra, có thể nói là khiến phương Đông chống lại phương Tây, thì Nga và Trung Quốc có thể kiểm soát hầu hết các khoáng sản thiết yếu của thế giới.

Tại sự kiện ở Riyadh, ông Wood Mackenzie, một nhóm tư vấn toàn cầu tư vấn cho các ngành năng lượng, hóa chất, kim loại, và khai thác mỏ, đã công bố cái mà họ gọi là "bản thiết kế" để hình thành "siêu khu vực" khoáng sản.

Người ta ước tính rằng đến năm 2030 sẽ cần khoảng 400 tỷ USD chi phí vốn cho việc khai thác, tinh chế, và nấu chảy các khoáng sản trọng yếu để hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Bà Julian Kettle, phó chủ tịch nghiên cứu cao cấp tại Wood Mackenzie, cho biết "siêu khu vực" này có thể trở thành nơi dẫn đầu toàn cầu về sản xuất khoáng sản và các công nghệ năng lượng sạch liên quan, đồng thời "trở thành một đối trọng với sự thống trị của Trung Quốc trong hệ sinh thái chuyển đổi năng lượng". 

Chấm dứt thế độc quyền

Nhiều nhà phân tích coi sự xuất hiện của nhóm các nước BRICS lớn hơn là phương tiện để Bắc Kinh và Moscow chấm dứt "sự bá chủ của phương Tây" đối với nền kinh tế toàn cầu.

Saudi Arabia, Ai Cập, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), Iran, và Ethiopia đã gia nhập BRICS vào ngày 01/01.

'Siêu khu vực' khoáng sản có thể đe dọa các nước phương Tây- Ảnh 2.

Mỏ đất hiếm Steenkampskraal (SKK), cách thị trấn Vanrhynsdorp của Western Cape ở Nam Phi khoảng 50 dặm, đã được xác nhận là một trong những mỏ có trữ lượng đất hiếm cao nhất trên thế giới.

Nhóm BRICS gồm các quốc gia mới nổi do Brazil, Nga, Ấn Độ, và Trung Quốc thành lập năm 2006, Nam Phi gia nhập vào năm 2010 theo yêu cầu của Bắc Kinh.

BRICS cho biết họ đang thành lập một liên minh mạnh mẽ hơn gồm các quốc gia đang phát triển để đại diện tốt hơn cho lợi ích của Nam Bán Cầu trên trường thế giới.

Với sự trợ giúp của Nam Phi, Trung Quốc và Nga là những động lực chính đằng sau sáng kiến nhắm tới sự "phi USD hóa" của các nền kinh tế thế giới đang phát triển.

Nhiều nhà cung cấp khoáng sản và kim loại hàng đầu thế giới, bao gồm Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) và Nam Phi, được xem là có quan điểm chống phương Tây, và hầu hết châu Phi và Trung Đông có liên hệ mật thiết với Trung Quốc và Nga và mối bang giao ngày càng căng thẳng với Washington.

Trung Quốc hiện kiểm soát 60% sản lượng đất hiếm toàn cầu. Họ là nhà sản xuất than, vàng, magie, thiếc, kẽm, mangan, và vonfram lớn nhất thế giới.

Nga có trữ lượng vàng, quặng sắt, nhôm, nickel, đồng, than, dầu mỏ, và khí đốt tự nhiên lớn nhất. DRC có hơn 70% trữ lượng cobalt toàn cầu, và quốc gia Trung Phi này cũng rất giàu kim cương, đồng, thiếc, vonfram, và vàng. Nhiều mỏ có sản lượng cao nhất tại DRC thuộc sở hữu của các công ty Trung Quốc.

Nam Phi cũng có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào. Theo chính phủ Nam Phi, đây là nơi có lĩnh vực khai thác mỏ lớn thứ năm xét về tổng giá trị sản phẩm quốc nội trên toàn cầu. Nam Phi có trữ lượng vàng, bạch kim, quặng crôm, và quặng mangan lớn nhất thế giới cũng như trữ lượng zirconi, vanadi, và titan lớn thứ hai.

Hợp kim vanadi tạo ra một số loại thép cứng nhất trên thế giới, trong khi titan được sử dụng trong sản xuất xe hơi, phi cơ, và tàu thủy. Cả hai khoáng chất này đều được sử dụng trong các loại vũ khí như phi đạn cho đến xe tăng bọc thép và phi cơ quân sự.

'Siêu khu vực' khoáng sản có thể đe dọa các nước phương Tây- Ảnh 3.

Siêu khu vực khoáng sản bao gồm Châu Phi, Trung Đông, Trung Á và Nam Á sẽ góp phần to lớn vào quá trình chuyển đổi năng lượng thành công. Ảnh: Wood Mackenzie

Trung Đông có tiềm năng giúp châu Phi vượt qua các vấn đề có thể ngăn cản việc thành lập một "siêu khu vực" khoáng sản, chẳng hạn như sự thiếu hụt nghiêm trọng cơ sở hạ tầng chất lượng và thiếu đầu tư vào khai thác mỏ.

Trung Đông nắm giữ các quỹ tài sản quốc gia kiểm soát hàng ngàn tỷ USD và có nhiều kinh nghiệm đầu tư ra ngoại quốc vào cơ sở hạ tầng vật chất và, trong một số trường hợp là khai thác mỏ. Chuyên môn này có thể được tận dụng để đầu tư vào chuỗi cung ứng khoáng sản ở nội địa và trên khắp siêu khu vực."

Ông Yelland cho biết, nhu cầu phát triển khoáng sản trên thế giới của Trung Quốc đang "không ngừng tăng lên". 

"Ngành công nghiệp sản xuất to lớn của Trung Quốc đồng nghĩa với việc nhu cầu năng lượng của nước này cũng rất lớn. Than vẫn là nguồn năng lượng chính của ngành năng lượng, và Trung Quốc sử dụng nhiều than hơn phần còn lại của thế giới cộng lại", ông nói. 

Mỹ đã chậm hơn nhiều so với Trung Quốc trong việc nắm bắt năng lượng tái tạo. Do đó, nhu cầu về khoáng sản đất hiếm của nước này đã thấp hơn nhiều so với của Trung Quốc.

Bộ Năng lượng Mỹ cho biết các nguồn năng lượng tái tạo tạo ra khoảng 20% lượng điện của cả nước, và tỷ lệ đó đang tăng lên. Đạo luật Giảm Lạm Phát, do Tổng thống Joe Biden ký thành luật vào đầu năm 2022, đã dành 430 tỷ USD đầu tư của chính phủ và các khoản tín thuế để phát triển năng lượng xanh.

Lùng sục dự án năng lượng

BloombergNEF (BNEF), một tổ chức nghiên cứu và phân tích các xu hướng năng lượng toàn cầu, ước tính rằng nhu cầu về kim loại và khoáng sản cho quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ tăng ít nhất gấp năm lần trong vòng 30 năm tới, mang lại cơ hội trị giá 10 ngàn tỷ USD.

Nhu cầu về các khoáng sản trọng yếu như lithium và các kim loại truyền thống như đồng sẽ tăng đột biến vì các kim loại này ngày càng được sử dụng nhiều trong sản xuất điện, lưới điện, lưu trữ năng lượng, và vận tải.

Bà Hoắc Vũ Thần (Yuchen Huo), nhà phân tích khai thác mỏ của BNEF, cho biết: "Quá trình chuyển đổi năng lượng có thể dẫn đến siêu chu kỳ cho ngành kim loại và khai thác mỏ. Chu kỳ này sẽ được dẫn dắt bằng sự mở rộng to lớn trong lĩnh vực công nghệ năng lượng sạch, lĩnh vực này sẽ thúc đẩy nhu cầu về cả khoáng sản trọng yếu và kim loại truyền thống". 

Bà nói thêm rằng "không có gì đáng ngạc nhiên khi các quốc gia như Trung Quốc và Mỹ rất có thể sẽ chiến đấu theo mọi nghĩa đen cho quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn quan trọng cho quá trình chuyển đổi năng lượng của thế giới". 

Từ châu Phi đến Biển Đông, các quốc gia đang lùng sục khắp thế giới những dự án năng lượng mới mang lại lợi nhuận.

Bà Elizabeth Sidiropolous, người đứng đầu Viện Quan hệ Quốc tế Nam Phi (SAIIA), không tin rằng một "siêu khu vực" khoáng sản sẽ "tự động chuyển" thành việc các nhà sản xuất của thế giới đang phát triển gửi phần lớn khoáng sản của họ sang Trung Quốc.

"Chúng ta nghe tất cả những cuộc nói chuyện giữa phương Đông và phương Tây, với toàn bộ thế giới đang phát triển đã liên minh với Trung Quốc và Nga, nhưng tôi không nghĩ mọi chuyện sẽ đơn giản như vậy. Với nhu cầu về khoáng sản tăng vọt, và với hầu hết các khoáng sản ở các nước đang phát triển, đặc biệt là châu Phi, quý vị sẽ thấy những quốc gia giàu khoáng sản này muốn vẹn cả đôi đường", bà nói. 

Nam Phi muốn có mối bang giao tốt đẹp và thương mại mạnh mẽ với bất kỳ quốc gia nào có thể mang lại lợi ích cho mình. Liên minh Âu Châu và Mỹ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Nam Phi. 

Thực tế này xảy ra bất chấp sự phản đối của phương Tây đối với quan điểm của Nam Phi liên quan đến cuộc chiến ở Ukraina cũng như tình hữu nghị rõ rành rành của Nam Phi với Moscow và Bắc Kinh và mối liên hệ của Nam Phi với Hamas và người Palestine ở Gaza.

Bà Sidiropolous cho biết sẽ có "rất ít sự phân biệt rõ trắng đen trong thế giới tương lai, và có rất nhiều vùng xám" và tình trạng này cũng đúng với lĩnh vực khoáng sản và kim loại toàn cầu.

"Người Phi Châu không ngốc," bà tuyên bố. "Họ sẽ tiếp tục để ngỏ các kênh vì thế giới đã trở thành một nơi rất khó lường và điều đó có nghĩa là có đối tác ở mọi ngóc ngách trên thế giới, chứ không phải chỉ ở một góc". 

(Nguồn: Epochtimes)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement