Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nga sẽ làm gì khi cuộc chiến Ukraina bước vào giai đoạn mới?

Phân tích

18/09/2022 21:55

Quân đội Ukraina đã chiếm lại lãnh thổ xung quanh Kharkov và Izyum và đánh đuổi các đơn vị Nga về phía Đông, bên kia sông Oskol. Tuy nhiên, Nga đang ném bom nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraina. Điều này báo hiệu một sự leo thang của cuộc chiến.
news

Theo BBC, cuộc chiến tranh Ukraina cho đến nay có thể chia làm hai giai đoạn: Đầu tiên là nỗ lực của Nga nhằm chiếm các thành phố lớn của Ukraina như Kiev và Kharkov, đồng thời chiếm lãnh thổ ở phía Nam; Thứ hai là sự rút lui của Nga khỏi Kiev và cuộc tiến quân chậm chạp, được hỗ trợ bởi pháo hạng nặng, ở Donetsk và Luhansk. Hiện nay, cuộc tấn công nhanh chóng của Ukraina ở khu vực Kharkov đã đẩy chiến tuyến xa về phía Đông. 

Vậy liệu đây có phải là sự khởi đầu của một giai đoạn thứ ba, hay liệu cuộc xung đột có đạt đến bước ngoặt?

Các vai trò liệu có bị đảo ngược?

Trong nhiều tháng, Nga đã tấn công và Ukraina chống trả, nay thì chúng ta thấy quân Ukraina tiến công và quân Nga phản ứng.

Vào cuối tháng 8, Ukraina tiến hành tấn công ở Kherson và sau đó là Kharkov, và Nga đang cố gắng chống đỡ. Liệu các vai trò có bị đảo ngược?

Các chuyên gia quân sự có quan điểm khác nhau về mức độ mà chúng ta có thể nói rằng tình thế đã thay đổi. Nhà phân tích người Israel David Gendelman nói với BBC rằng quân đội Ukraina đã nắm thế chủ động từ cuối tháng 8, khi giao tranh leo thang gần Kherson. 

Nga sẽ làm gì khi cuộc chiến Ukraina bước vào giai đoạn mới? - Ảnh 1.

Một khung cảnh cho thấy Nhà máy nhiệt điện Sloviansk bị hư hại do cuộc tấn công của quân đội Nga, ở làng Mykolaivka, vùng Donetsk, trong bức ảnh phát hành ngày 18/9/2022. Ảnh: REUTERS

Tuy nhiên, Mathieu Boulègue, Nghiên cứu viên cao cấp của Chương trình Nga và Á-Âu tại Chatham House, thận trọng hơn nhiều trong đánh giá của mình. Ông nói với BBC: "Còn quá sớm để nói chắc chắn rằng cuộc tấn công hoặc phản công của Ukraina đã giành được thế chủ động chiến lược, hay nó sẽ đình trệ hoặc thậm chí đi vào bế tắc. Chúng ta cần nhiều tuần để thu thập đủ dữ liệu để đánh giá xem Ukraina có thể đi bao xa và mức độ phản kháng từ phía Nga".

Ngày 17/9, hãng tin Reuters dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nga cho biết các lực lượng của Nga đã tiến hành các đợt tấn công vào các vị trí của Ukraina trên một số khu vực của nước này, đồng thời cáo buộc Kiev nã đạn vào khu vực gần nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. 

Bộ này thông tin rằng các lực lượng Nga đã tấn công tại Kherson, Mykolaiv, Kharkov và Donetsk, đồng thời cho biết thêm là các lực lượng Ukraina đã tiến hành một vụ phản công bất thành ở gần Pravdyne thuộc Kherson.

Nga có bị bất ngờ?

BBC cho biết có rất nhiều câu hỏi chưa được giải đáp về vụ tấn công ở khu vực Kharkov, trong đó nổi bật là cách Ukraina giữ bí mật. Có vẻ như tình báo Nga không nhận ra điều đó, và quân đội Nga dường như đã bị bất ngờ. 

Gendelman nói: "Kể từ cuối tháng 8, đã có các báo cáo nguồn mở về việc bố trí quân đội ở khu vực Balakliya. Tình báo Nga đã hiểu sai các báo cáo này hay các chỉ huy thiếu quyết đoán? Tất cả những gì chúng tôi biết là hệ thống phòng thủ của Nga trong khu vực đã không sẵn sàng".

Theo Boulègue, Kiev đã khéo léo sử dụng cuộc giao tranh ở Kherson để giữ sự chú ý của Moscow ở phía Nam, và không ai bận tâm che giấu công tác chuẩn bị vì Nga không có phương tiện quân sự để ngăn chặn cuộc tấn công đang diễn ra. 

Nga sẽ làm gì khi cuộc chiến Ukraina bước vào giai đoạn mới? - Ảnh 2.

Các thành viên của quân đội thân Nga bắn súng cối về hướng Avdiivka trong cuộc xung đột Nga-Ukraina, bên ngoài Donetsk, Ukraine ngày 17/9/2022. Ảnh: REUTERS

Ông nói: "Không phải phía tình báo Nga đã thất bại mà là Nga không có đủ binh lính hoặc căn cứ để duy trì cả 3 mặt trận. Bạn không thể chiến đấu ở cả Donbass, Kharkov và ở phía Nam: điều đó đơn giản là không thể".

Tình trạng thiếu lính tham chiến từ lâu đã là một vấn đề của Nga và nước này đang cố gắng hết sức để lấp đầy khoảng trống trong hàng ngũ - thậm chí Nga còn tuyển lính trong các nhà tù. 

Gendelman nhấn mạnh đến lượng binh sỹ mỏng của Nga ở tiền tuyến: "Ở một số nơi, không có sự hỗ trợ nào phía sau hàng ngũ mỏng manh ở tiền tuyến. Vì vậy, một khi quân Ukraina phản công, họ có thể tiến lên phía trước 20 km mà hầu như không gặp bất kỳ sự kháng cự nào. Quân đội Ukraina đã tìm thấy một điểm yếu, tập trung lực lượng của họ ở đó và tấn công". Gendelman cho biết một khi điều này xảy ra, phản ứng của Nga rất chậm chạp.

Ý nghĩa của sự trợ giúp từ nước ngoài với Ukraina

Theo BBC, việc lập kế hoạch cho một hoạt động quy mô lớn như vậy đòi hỏi hậu cần phức tạp: Bạn cần di chuyển nguồn cung cấp đạn dược, nguồn cung cấp nhiên liệu, thực phẩm cho quân đội, bệnh viện dã chiến và các cửa hàng sửa chữa. 

Bạn cần phải xây dựng các tuyến cung cấp hàng hóa để mọi thứ chạy trơn tru. Bản thân hoạt động và cách các đơn vị chiến đấu triển khai phải được lên kế hoạch cẩn thận. Và đối với Ukraina, tất cả điều này cần được đồng bộ hóa với việc cung cấp khí tài quân sự từ nước ngoài.

Ukraina đã nhận được viện trợ quân sự nước ngoài trước khi chiến tranh bắt đầu, và điều này quyết định phần lớn đến chiến thuật của họ. Khi các bệ phóng tên lửa HIMARS và các tên lửa dẫn đường bằng vệ tinh GLMRS bắt đầu đến, quân Ukraina bắt đầu bắn vào các kho vũ khí phía sau phòng tuyến của quân đội Nga. 

Khi có tên lửa chống radar HARM, không quân Ukraina bắt đầu tấn công radar của Nga. Thiết bị cho cuộc tấn công bắt đầu xuất hiện trong số các nguồn cung cấp vào tháng 8 vừa qua. Kiev đã sẵn sàng cho cuộc tấn công này cùng với các đồng minh của mình.

Ngày 13/9, "The New York Times" đã đăng một bài báo về cách quân đội Ukraina chuẩn bị để chiếm lại Izyum. Theo bài báo, trong quá trình xây dựng, các chỉ huy Ukraina đã thường xuyên thảo luận với giới chức quân sự Anh, và tùy viên quốc phòng Mỹ ở Kiev bắt đầu gặp gỡ hàng ngày với các sĩ quan hàng đầu của Ukraina. Chính trong khi phân tích thông tin tình báo Mỹ tại trụ sở, họ đã nảy ra ý tưởng về 2 cuộc tấn công: một vào Kherson và một ở khu vực Kharkov.

Bước tiếp theo của quân đội Ukraina

Theo BBC, quân đội Ukraina đã chiếm lại lãnh thổ xung quanh Kharkov và Izyum và đánh đuổi các đơn vị Nga về phía Đông, bên kia sông Oskol. Về phía Bắc, quân Nga rút lui về biên giới.

Reuters cũng cho biết những tuần gần đây, quân đội Ukraina đã chiếm lại các vùng lãnh thổ từng bị lực lượng Nga chiếm đóng ở khu vực Kharkov thuộc phía Đông Bắc.

Ukraina không công khai mục đích của cuộc tấn công nên vẫn chưa rõ liệu họ có dừng lại ở nơi họ dự định hay không, có bị quân Nga chặn lại hay không hay liệu có kiệt sức sau đợt tấn công đầu tiên. Cuộc chiến vẫn tiếp tục và cả hai bên đang lên kế hoạch và chuẩn bị hành động. Gendelman nói rằng Ukraina chắc chắn có đủ nhân lực và dự trữ để tấn công một lần nữa. 

Nga sẽ làm gì khi cuộc chiến Ukraina bước vào giai đoạn mới? - Ảnh 4.

Một chiếc máy kéo kéo một chiếc xe tăng Nga, gần thị trấn Izium, vừa được Lực lượng vũ trang Ukraina giải phóng, ở vùng Kharkiv, ngày 17/9/2022. Ảnh: REUTERS

Ông nói: "Một cuộc tấn công khác trong tương lai sẽ mang lại nhiều thành công hơn, trước khi kẻ thù có thời gian để xây dựng lại các tuyến phòng thủ mới hoặc lấy lại vị trí của chúng, và trước khi mưa và bùn lầy mùa Thu làm chậm tiến độ. Nhưng cũng có những rủi ro: những người lính có thể bị kiệt sức và cần được nghỉ ngơi. Ông nói rằng rất khó đoán Ukraina sẽ làm gì tiếp theo.

Boulègue nhận định rằng có thể Ukraina sẽ tiếp tục cuộc tấn công ở Luhansk, nhưng các đường dây liên lạc quá mức có thể khiến họ sa lầy trong các cuộc đụng độ với lực lượng Nga, những người có thể bắt đầu một cuộc phản công. Ông nói: "Tất cả phụ thuộc vào việc người Nga sẽ tập hợp lại và chống trả hay rút lui về vị trí cũ của họ".

Nga sẽ làm gì?

Theo Reuters, tại các khu vực phía Đông và Nam của đất nước, những tháng qua, Nga đã tập trung lực lượng ở các tỉnh Lugansk và Donetsk nhằm mở rộng vùng lãnh thổ mà các phần tử ly khai do Moscow hậu thuẫn chiếm đóng từ năm 2014.

BBC dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nga cho biết các lực lượng Nga sẽ tập hợp lại, nhưng hầu như không có thông tin rằng điều này sẽ được thực hiện như thế nào hoặc vào lúc nào. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi cho Boulegue: "Khi nào thì họ nên tập hợp lại. Họ có đủ sức để làm điều đó không? Và đó sẽ là gì - một cuộc tấn công hay phản công của chính họ?".

Như Boulègue nói, điều quan trọng là "cả hai bên phải chiếm những vị trí tốt nhất có thể khi đợt tuyết đầu tiên và sương giá đến".

Mùa Đông này dự kiến bắt đầu vào tháng 11, nhưng trước đó trời có thể rất lạnh. Điều đó làm cho việc di chuyển trở nên khó khăn hơn, khi việc dựng lán trại giúp cho việc ăn, ngủ và giữ ấm của binh lính trở nên phức tạp hơn.

Nga sẽ làm gì khi cuộc chiến Ukraina bước vào giai đoạn mới? - Ảnh 5.

Những ngôi nhà bị hư hại được nhìn thấy tại thị trấn Izium, gần đây được Giải phóng bởi Lực lượng Vũ trang Ukraina, ở vùng Kharkiv, ngày 17/9/2022. Ảnh: REUTERS

Liệu xung đột có leo thang?

Các cuộc tấn công của Nga vào tối 11/9 đã khiến các khu vực Kharkov và Donetsk và các khu vực Zaporizhzhia, Dnipro và Sumy hoàn toàn mất điện. Trạm điện Kharkov 5, vốn cung cấp điện và nhiệt cho một phần lớn khu vực, đã bị hư hại.

Các kênh mạng xã hội ủng hộ Ukraina tràn ngập sự phẫn nộ khi cho rằng Nga đang nhắm vào các cơ sở hỗ trợ sống còn.

Các thông điệp trên các mạng thân Nga kêu gọi ném bom toàn bộ Ukraina để đất nước này đầu hàng, trong khi những người khác nghi ngờ điều này có thể khiến Ukraina khuất phục.

Gendelman cho rằng cuộc tấn công vào nhà máy điện là một phản ứng đáng kinh ngạc đối với những thành công của Ukraina, và bất chấp cuộc tấn công này và các cuộc tấn công bằng tên lửa khác (bao gồm cả một cuộc tấn công trúng một con đập), cho đến nay vẫn chưa có các vụ tấn công hàng loạt nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự.

Các chính phủ phương Tây tiếp tục thận trọng trong việc cung cấp vũ khí cho Ukraina. Ukraina vẫn chưa nhận được hệ thống tên lửa chiến thuật MGM-140 ATACMS với tầm bắn lên tới 300 km, hoặc các xe tăng của phương Tây.

Có lẽ Nga và phương Tây đang cố gắng kiềm chế cuộc chiến trong những giới hạn nhất định, nhưng nếu Moscow bắt đầu ném bom một cách có hệ thống vào các cơ sở hạ tầng dân sự mang tính sống còn, thì cuộc xung đột sẽ ngày càng trở nên khó kiềm chế.

Thăm dò ý kiến

Chiến sự Nga - Ukraina: Ai sẽ thắng?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ