Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nga mất vị thế cường quốc ngành hàng không vũ trụ

Quân sự

01/04/2024 08:00

Đơn đặt hàng phóng vệ tinh của Nga giảm mạnh 90%, trong khi Ấn Độ và Trung Quốc tranh thủ chiếm thị phần.

Nga, từng đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh vũ trụ, đã trở thành cái bóng của chính mình trước đây.

Tổng số đơn đặt hàng phóng vệ tinh của nước này từ châu Âu và các quốc gia khác đã giảm 90% sau cuộc chiến với Ukraina vào năm 2022, khiến Mỹ trở thành siêu cường duy nhất trong lĩnh vực không gian. Các nước nhỏ hơn, trong đó có Ấn Độ và Trung Quốc, hiện đang chạy đua để tăng sự hiện diện trước bất lợi của Nga.

Các nước châu Âu từng dựa vào tàu vũ trụ Soyuz của Nga để phóng vệ tinh nhưng bắt đầu ngưng sử dụng dịch vụ này sau chiến tranh. Theo dữ liệu do một nhà vật lý thiên văn Mỹ tổng hợp, Nga đã phóng 35 vệ tinh cho Anh và các nước khác vào năm 2021, nhưng con số này giảm xuống còn 2 vào năm 2022 và lên 3 vào năm 2023.

Thụy Điển năm ngoái đã xây dựng tổ hợp phóng vệ tinh đầu tiên của châu Âu tại thành phố Esrange ở Bắc Cực, nằm cách Stockholm khoảng 1.000 km về phía Bắc. 

Philip Pahlsson, Phó Chủ tịch chiến lược và đổi mới của Tập đoàn Vũ trụ Thụy Điển thuộc sở hữu nhà nước, cho biết: "Lần phóng tên lửa đầu tiên dự kiến diễn ra vào năm 2025. Việc có các phương tiện vận chuyển không gian linh hoạt đã trở thành ưu tiên hàng đầu về an ninh và quốc phòng quốc gia".

Nga mất vị thế cường quốc ngành hàng không vũ trụ- Ảnh 1.

Nga gần như mất toàn bộ các hợp đồng phóng vệ tinh vào quỹ đạo kể từ cuộc chiến với Ukraine. Ảnh: Nikkei Asia.

Sự sụp đổ của Nga với tư cách là một siêu cường vũ trụ đã thể hiện ở các lĩnh vực khác. Tàu vũ trụ chở hàng và khoang phi hành đoàn của Nga cho Trạm Vũ trụ Quốc tế được phát hiện rò rỉ chất làm mát kể từ năm 2022. Năm 2023, sứ mệnh thám hiểm mặt trăng đầu tiên của nước này sau nửa thế kỷ đã kết thúc trong thất bại sau khi tàu đổ bộ mặt trăng không người lái đâm vào mặt trăng.

Nga cũng phải đối mặt với vấn đề tài trợ dài hạn. Doanh thu của Roscosmos đã giảm xuống 10,5 tỷ rúp (113,7 triệu USD) vào năm 2021 từ mức 32,3 tỷ rúp vào năm 2018. Cơ quan vũ trụ này dường như đã rơi sâu hơn vào tình trạng tài chính khó khăn khi nhu cầu về dịch vụ phóng vệ tinh, nguồn ngoại tệ chính của họ, đã sụt giảm.

Trong bối cảnh đó, nhiều quốc gia đang muốn tận dụng sự thiếu sót của Nga. Ấn Độ đã phóng 46 vệ tinh cho khách hàng nước ngoài vào năm 2023, tăng gấp 3 lần so với năm 2021.

Kazuaki Shimotomai, Giám đốc của PwC Consulting, cho biết: "Chi phí thấp là thế mạnh của Ấn Độ". Trong khi số lần phóng vệ tinh hàng năm của Trung Quốc cho khách hàng nước ngoài giảm xuống dưới 10, nước này vẫn cam kết sẽ trở thành một cường quốc không gian.

Theo Euroconsult, thị trường kinh doanh vũ khí tác chiến vũ trụ toàn cầu, ngoại trừ các chuyến bay có người lái, có thể sẽ tăng từ 12,2 tỷ USD vào năm 2023 lên 15,8 tỉ USD vào năm 2032. Công ty tư vấn không gian dự kiến thiếu hụt nghiêm trọng tên lửa trong 10 năm tới khi cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Các nước châu Âu không phải là những nước duy nhất xây dựng địa điểm phóng. Khoảng 100 dự án như vậy đang xuất hiện trên khắp thế giới.

Nhật có 2 địa điểm phóng, một ở Tanegashima, một hòn đảo núi lửa nằm giữa Biển Hoa Đông và Thái Bình Dương, và một ở Uchinoura, quận Kagoshima. Bận rộn với các dự án của chính phủ, cả 2 địa điểm đều không có đủ năng lực dành cho khu vực tư nhân. 34 vệ tinh thương mại mà Nhật hiện có trên quỹ đạo đều được phóng bằng tên lửa nước ngoài.

Nga mất vị thế cường quốc ngành hàng không vũ trụ- Ảnh 2.

Hệ thống phòng không S-400. Ảnh: Wiki

Bất chấp thiếu năng lực phóng và việc thuê ngoài thường phức tạp và tốn thời gian, Nhật vẫn chậm chạp trong việc tham gia xây dựng địa điểm phóng.

Tuy nhiên, công nghệ và tinh thần kinh doanh của đất nước này đã góp phần tạo nên một ngành công nghiệp vũ trụ khả thi. 

Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật vào ngày 17/2 đã phóng thành công tên lửa H3 hàng đầu mới của mình, trong khi Space One, một nhà phát triển khởi nghiệp về tên lửa nhỏ gọn, chuẩn bị ra mắt sản phẩm đầu tiên vào tháng 3 từ "cảng không gian" ở quận Wakayama, phía Tây Nhật.

Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết sản lượng của ngành công nghiệp quốc phòng Nga đang tăng trưởng đều đặn.

"Các nhà máy công nghiệp quốc phòng của Nga đang thực hiện một khối lượng công việc khổng lồ, có thể nói là trong ba ca liên tục. Việc sản xuất các loại phương tiện cơ bản khác nhau đang được làm chủ, trong khi khối lượng sản xuất đang tăng đều đặn hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng", ông Putin cho biết thêm.

Tổng thống Putin cho biết sản lượng xe tăng ở Nga đã tăng gấp 5 lần kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt và sản xuất ô tô đã tăng gấp 7 lần. Ông cũng lưu ý rằng việc sản xuất xe chiến đấu bộ binh đã tăng hơn 3,5 lần.

Theo ông chủ Điện Kremlin, trong một năm rưỡi qua, toàn bộ nguồn lực của chính quyền và các nhà sản xuất vũ khí Nga đều được triển khai để hỗ trợ các binh sĩ tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina. Ông nhấn mạnh rằng việc hỗ trợ các binh sĩ ở tuyến đầu đòi hỏi nỗ lực chung của toàn xã hội.

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement