Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nga chật vật thu tiền bán dầu khi các nước tuân thủ lệnh trừng phạt của Mỹ

Các công ty dầu mỏ của Nga phải đối mặt với sự chậm trễ trong việc thanh toán dầu thô và nhiên liệu khi các ngân hàng ở Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) tăng cường các yêu cầu tuân thủ lệnh trừng phạt của Mỹ trong những tuần gần đây.

Các công ty Nga phải chờ đến vài tháng để được thanh toán tiền bán dầu, do ngân hàng cảnh giác với các lệnh trừng phạt thứ cấp của Mỹ. Điều này dẫn đến việc thanh toán tiền mua dầu thô cho Nga bị chậm trễ hoặc thậm chí bị từ chối.

Các ngân hàng yêu cầu bên mua dầu thô Nga phải cung cấp cam kết bằng văn bản rằng không có bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào tham gia hoặc hưởng lợi từ giao dịch này thuộc danh sách SDN (Special Designated Nationals) của Mỹ.

SDN là danh sách do chính phủ Mỹ công bố, gồm các cá nhân và tổ chức mà nước này cấm hoặc hạn chế giao dịch kinh doanh. Các tổ chức tài chính thường phải tuân thủ SDN để tránh vi phạm các quy định pháp lý và trừng phạt của Mỹ.

Tại UAE, First Abu Dhabi Bank (FAB) và Ngân hàng Hồi giáo Dubai (DIB) đã đình chỉ một số tài khoản liên quan đến giao dịch hàng hóa của Nga. Trong khi đó, Ngân hàng Mashreq (UAE), Ziraat và Vakifbank (Thổ Nhĩ Kỳ), ICBC và Bank of China (Trung Quốc) vẫn xử lý giao dịch nhưng phải mất hàng tuần hoặc hàng tháng.

Nga chật vật thu tiền bán dầu khi các nước tuân thủ lệnh trừng phạt của Mỹ- Ảnh 1.

Các tàu chở hàng rời thả neo ở Vịnh Nakhodka gần thành phố cảng Nakhodka, Nga. Ảnh: Reuters

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov xác nhận việc các ngân hàng tại Trung Quốc chậm thanh toán vẫn tồn tại. Theo ông, Mỹ và Liên minh châu Âu vẫn duy trì áp lực chưa từng có với Trung Quốc. "Tất nhiên, điều này tạo ra một số vấn đề nhất định, nhưng không phải là trở ngại cho sự phát triển hơn nữa trong quan hệ kinh tế và thương mại của chúng tôi", Peskov nói.

Phương Tây đã áp đặt vô số lệnh trừng phạt đối với Nga sau khi nước này xung đột với Ukraina vào tháng 2/2022. Giao dịch với dầu của Nga không phải là bất hợp pháp miễn là nó được bán dưới mức giá trần do phương Tây áp đặt là 60 USD/thùng.

Xuất khẩu dầu của Nga và các khoản thanh toán đã bị gián đoạn trong những tháng đầu tiên của cuộc chiến nhưng sau đó đã bình thường hóa khi Moscow chuyển hướng dòng chảy sang châu Á và châu Phi.

Theo Reuters, các vấn đề quay trở lại từ tháng 12 sau khi các ngân hàng và công ty nhận ra mối đe dọa từ các biện pháp trừng phạt thứ cấp của Mỹ là có thật.

Điều này xuất phát từ động thái của Bộ Tài chính Mỹ vào ngày 22/12, cảnh báo rằng họ có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt với hành vi trốn tránh trần giá dầu Nga của các ngân hàng nước ngoài và kêu gọi tăng cường tuân thủ.

Nó trở thành cảnh báo trực tiếp đầu tiên về khả năng trừng phạt thứ cấp đối với Nga, đặt nước này ngang hàng với Iran trong một số lĩnh vực thương mại.

Theo lệnh của Mỹ, các ngân hàng Trung Quốc, UAE và Thổ Nhĩ Kỳ làm việc với Nga đã tăng cường kiểm tra, bắt đầu yêu cầu cung cấp thêm tài liệu và đào tạo thêm nhân viên để đảm bảo các giao dịch tuân thủ giới hạn giá. 

Theo lệnh của Mỹ, các ngân hàng Trung Quốc, UAE và Thổ Nhĩ Kỳ có làm việc với Nga đã tăng cường kiểm tra, bắt đầu yêu cầu cung cấp thêm tài liệu và đào tạo thêm nhân viên để đảm bảo các giao dịch dầu mỏ tuần thủ giá trần.

Họ cũng yêu cầu hai bên giao dịch cung cấp tài liệu bổ sung, bao gồm thông tin chi tiết về quyền sở hữu của tất cả công ty liên quan đến giao dịch, dữ liệu các cá nhân kiểm soát các bên trong giao dịch để ngân hàng có thể kiểm tra xem họ có thuộc danh sách SDN hay không.

Một trong những nhà giao dịch cho biết: "Mọi việc đã trở nên khó khăn và thậm chí không phải đối với các giao dịch bằng đồng USD. Đôi khi phải mất vài tuần để một giao dịch trực tiếp bằng CNY hoặc đồng rúp được thực hiện".

(Nguồn: Reuters)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement