Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mỹ và phương Tây chuẩn bị 'cú đấm' tổng lực để hạ gục Nga

Phân tích

03/10/2022 10:02

Ngày 30/9, Mỹ ra quyết định trừng phạt hơn 1.000 cá nhân và công ty liên quan đến cuộc chiến Ukraina của Nga, bao gồm cả Thống đốc Ngân hàng Trung ương và gia đình của các thành viên Hội đồng An ninh, sau khi Tổng thống Vladimir Putin ký các hiệp ước sáp nhập các vùng bị chiếm đóng của Ukraina vào Nga.

Bộ Tài chính Mỹ đã bổ sung vào danh sách trừng phạt hàng trăm thành viên của cơ quan lập pháp Nga, các nhà lãnh đạo cơ sở hạ tầng tài chính và quân sự của nước này và các nhà cung cấp. Bộ Thương mại đã thêm 57 công ty vào danh sách vi phạm kiểm soát xuất khẩu và Bộ Ngoại giao đã thêm hơn 900 người vào danh sách hạn chế thị thực nhập cảnh.

Tại Ukraina, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết nước ông đang nỗ lực "tăng tốc" để gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tổng thống Joe Biden nói về các bước đi của ông Putin: "Đừng nhầm lẫn: Những hành động này không có tính hợp pháp". 

Ông khẳng định những trừng phat tài chính mới sẽ làm tổn thương những người và công ty bên trong và bên ngoài Nga "cung cấp hỗ trợ chính trị hay kinh tế cho những nỗ lực bất hợp pháp nhằm thay đổi tình trạng của lãnh thổ Ukraina". Ông bày tỏ: "Tôi mong muốn được ký luật do Quốc hội chuyển sang sẽ cung cấp thêm 12 tỷ USD hỗ trợ Ukraina".

Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang đẩy mạnh cường độ trừng phạt sau khi Nga tuyên bố động viên thêm 300.000 quân tham gia cuộc chiến Ukraina và ông Putin phê chuẩn kết quả của "cuộc trưng cầu dân ý" sáp nhập mà Kiev và phương Tây gọi là các cuộc trưng cầu giả hiệu. 

Mỹ và phương Tây chuẩn bị 'cú đấm' tổng lực để hạ gục Nga - Ảnh 1.

Cuộc chiến Ukraina dự báo sẽ leo thang sau khi ông Putin sáp nhập 4 khu vực chiếm đóng vào Nga.

Ông Putin cảnh báo rằng Nga sẽ không bao giờ từ bỏ các khu vực đã sáp nhập Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia và sẽ bảo vệ chúng như một phần lãnh thổ có chủ quyền của mình. Cả hai viện của Quốc hội Nga sắp họp để thông qua các hiệp ước cho các khu vực gia nhập Nga. 

Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen nói: "Chúng tôi sẽ không đứng nhìn Putin cố gắng sáp nhận các phần đất của Ukraina một cách gian lận. Bộ Tài chính và chính phủ Mỹ đang thực hiện hành động sâu rộng ngày hôm nay để tiếp tục làm suy yếu tổ hợp công nghiệp quân sự vốn đã xuống cấp của Nga và làm suy yếu khả năng tiến hành chiến tranh bất hợp pháp của nước này". 

Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết Mỹ "dứt khoát bác bỏ nỗ lực gian lận của Nga nhằm thay đổi biên giới của Ukraina được quốc tế công nhận. Đây là một sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ)".

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cũng đã nói chuyện với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Nội dung cuộc trò chuyện đã phác họa "cam kết vững chắc của Mỹ và NATO đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina".

Các nhà lập pháp của Đảng Dân chủ và Cộng hòa trong tuần qua cáo buộc chính quyền Biden đã cam kết nhiều hơn khả năng cung cấp về độ hiệu quả và nhanh chóng đối với các vòng chế tài ban đầu nhắm vào nước Nga và làm tổn hại khả năng của Putin trong việc duy trì cuộc chiến tại Ukraina

Bị thúc ép bởi các nhà lập pháp trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện để xác định các chế tài có thể buộc chấm dứt cuộc chiến của Nga, Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Elizabeth Rosenberg, một trong những kiến trúc sư chịu trách nhiệm hoạch định kế hoạch chế tài, cho biết Mỹ phải tập trung trên hết vào việc kiềm chế lượng dầu kỷ lục và lợi nhuận từ khí đốt của Nga, vốn là những thứ giúp Nga vượt qua các đòn trừng phạt tài chính của thế giới và tiếp tục cuộc chiến tranh.

Mỹ và các đồng minh châu Âu đang gấp rút hoàn tất thỏa thuận về một biện pháp mà họ hy vọng sẽ thực hiện được mục tiêu đó và mang lại cú đấm hạ gục đã hứa hẹn từ lâu đối với nền kinh tế Nga: Đặt giá trần lên dầu xuất khẩu bằng đường hàng hải của Nga, điều đó sẽ ảnh hưởng lên giá dầu mà ông Putin có thể bán trên thị trường toàn cầu.

Mỹ và phương Tây chuẩn bị 'cú đấm' tổng lực để hạ gục Nga - Ảnh 3.

Phương Tây đang gấp rút áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn nữa vào nguồn dầu mỏ của Nga.

Các quan chức Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao cũng đang kêu gọi gia tăng các chế tài đối với các nhà cung cấp vũ khí và công nghệ cao của Nga. Họ nói rằng nếu kết hợp, các biện pháp trừng phạt trong hai lĩnh vực đó có thể làm cho khả năng tài trợ cho cuộc chiến tại Ukraina trở nên không bền vững.

Kể từ khi Nga bắt đầu tấn công Ukraina, Mỹ và các quốc gia châu Âu đã áp đặt các chế tài tài chính đáng kể đối với Nga, giới lãnh đạo và các nhà tài phiệt giàu có gắn liền với Putin. Các đồng minh đã tấn công vào lượng dự trữ của Ngân hàng Trung ương, vốn là nền tảng cho nền kinh tế Nga; đồng thời ngăn cản nhiều ngân hàng Nga tham gia mạng lưới tài chính toàn cầu quan trọng, SWIFT.

Trong khi đó, chiến tranh đang có tác động tàn khốc đối với nền kinh tế toàn cầu và đã góp phần làm gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng và lương thực trên toàn thế giới. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế tuần này cho biết nền kinh tế toàn cầu sẽ mất 2.800 tỷ USD sản lượng vào năm 2023 vì chiến tranh.

Trò giả tạo?

Tổng thống Joe Biden tuyên bố Mỹ sẽ "không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ" công nhận nỗ lực sáp nhập lãnh thổ của Nga ở Ukraina. Ông Biden đã đưa ra tuyên bố trên trước bài phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong ngày 30/9 về việc sáp nhập 4 vùng của Ukraina vào Nga. Điện Kremlin cho biết Luhansk, Donetsk, Zaporizhzhia và Kherson đã bỏ phiếu thuận để gia nhập Nga trong các cuộc trưng cầu dân ý gần đây.

Ukraina và phương Tây bác bỏ các cuộc trưng cầu dân ý này, cho rằng chúng là trò giả tạo. Mỹ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga để đáp trả. Ông Biden nói: "Nước Mỹ, tôi muốn rất rõ ràng về điều này, sẽ không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ công nhận các tuyên bố của Nga về lãnh thổ có chủ quyền ở Ukraina".

Tổng thư ký LHQ António Guterres cho biết bất kỳ sự sáp nhập lãnh thổ nào của một quốc gia dựa trên việc sử dụng vũ lực đều vi phạm Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế. Đó là một "sự leo thang nguy hiểm" "không có chỗ đứng trong thế giới hiện đại", ông nói.

Mỹ và phương Tây chuẩn bị 'cú đấm' tổng lực để hạ gục Nga - Ảnh 5.

Mỹ và phương Tây đang dùng mọi nguồn lực để chống lại Nga.

Trong cuộc điện đàm với ông Putin, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng bày tỏ quan điểm phản đối kế hoạch này. Ông kêu gọi nhà lãnh đạo Nga giảm bớt căng thẳng và cho các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraina một cơ hội khác, theo một người phát ngôn. 

Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với LHQ, đã làm trung gian trong các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraina trước đây thành công trong việc đạt được thỏa thuận nối lại việc xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen.

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky nhấn mạnh "các cuộc trưng cầu dân ý giả" là vô giá trị, và cố vấn của ông, Mykhailo Podolyak gọi đó là "bạo lực hàng loạt". "Hãy tưởng tượng bên ngoài có những chiếc xe tăng của quân đội đang chiếm đóng và bên trong những ngôi nhà và căn hộ của những người chưa rời đi, những người lính có vũ trang đang áp vũ khí vào mặt họ và nói 'bỏ phiếu!'".

(Nguồn: TTXVN/TNHK/BBC)

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement