Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tình báo Mỹ 'thấp thỏm' trước lời đe dọa hạt nhân từ Nga

Quân sự

30/09/2022 16:03

Các cơ quan tình báo của Mỹ và đồng minh đang đẩy mạnh nỗ lực để phát hiện mọi động thái quân sự hoặc thông tin liên lạc từ quân đội Nga cho thấy những dấu hiệu Tổng thống Vladimir Putin có thể ra lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraina.
news

Các quan chức Mỹ đương nhiệm và đã nghỉ hưu cảnh báo những nỗ lực này có thể đã là quá muộn, nhất là với một nhà lãnh đạo khó đoán như Putin.

Hầu hết các máy bay, tên lửa thông thường, cùng với các bệ phóng tên lửa của Nga đều có thể trang bị vũ khí hạt nhân chiến thuật hoặc loại nhỏ hơn. Những vũ khí này thường được thiết kế để nhắm mục tiêu chính xác hơn trên chiến trường so với các loại vũ khí chiến lược, như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), những loại vũ khí dễ nhận thấy khi các đơn vị triển khai được đặt trong tình trạng báo động hoặc tiến hành huấn luyện. 

Điều này có nghĩa trừ khi Putin hoặc các tướng lĩnh Nga muốn thế giới biết trước, nếu không Mỹ có thể sẽ không bao giờ biết được khi nào lực lượng Nga biến vũ khí thông thường thành các loại vũ khí trang bị hạt nhân.

Vấn đề càng trở nên rắc rối khi các lực lượng Nga đang vật lộn xoay chuyển tình thế tại Ukraina và có dấu hiệu cho thấy sự ủng hộ của người dân Nga đối với Putin sụt giảm sau khi ông tuyên bố sắc lệnh động viên một phần hồi tuần trước. 

Một quan chức chính phủ Mỹ giấu tên, nguồn thạo tin tình báo chiến lược và lực lượng hạt nhân của Moskva, cho biết Mỹ đang "theo dõi chặt chẽ" các diễn biến liên quan. Theo quan chức này, trong các nỗ lực gần đây đáng chú ý có việc triển khai cả các tài sản của lực lượng tình báo của Mỹ và đồng minh – thuộc khối không quân, vũ trụ và không gian mạng – cũng như dựa vào thông tin thu được từ hình ảnh Trái đất chụp từ vệ tinh thương mại để phân tích hoạt động bố trí, vận hành các đơn vị của Nga tại chiến trường Ukraina nhằm phán đoán khả năng họ sẵn sàng thực hiện mệnh lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân.

Một khu vực quan trọng khác cũng đang được Mỹ và các đồng minh theo dõi sát sao bên ngoài Ukraina là vùng Kaliningrad của Nga, nằm giữa Ba Lan và Litva, nơi Kremlin đã lắp đặt các hệ thống vũ khí lưỡng dụng và tên lửa siêu thanh.

Tình báo Mỹ 'thấp thỏm' trước lời đe dọa hạt nhân từ Nga - Ảnh 1.

Một máy bay phản lực MiG-31K của Không quân Nga mang tên lửa đạn đạo hàng không siêu thanh độ chính xác cao Kh-47M2 Kinzhal trong cuộc diễu binh Ngày Chiến thắng ở Moscow, Nga vào ngày 9/5/2018.

Trong tuần qua, các trang web theo dõi radar chuyến bay ghi nhận nhiều máy bay giám sát điện tử RC-135 Rivet Joint của Không quân Mỹ bay vòng quanh thành phố này, viện cớ thu thập dữ liệu. Trong vài năm trở lại đây, Nga đã nâng cấp các cơ sở chứa tên lửa ở Kaliningrad, làm dấy lên lo ngại về khả năng tích trữ hạt nhân tại khu vực này.

Từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraina vào tháng 2, Tổng thống Putin đã từng bóng gió nói đến khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc hóa học để thay đổi cục diện chiến tranh hoặc nếu bản thân nước Nga bị đe dọa. 

Tuy nhiên, những cảnh báo đã trở nên rõ ràng hơn vào tuần trước khi Putin tuyên bố Nga đã chuẩn bị để "sử dụng tất cả các phương tiện có sẵn", kể cả "các loại vũ khí hủy diệt khác nhau". Ông nhấn mạnh thêm rằng "Tôi không đùa!".

Ngày 26/9, Kremlin cho biết họ đã có các cuộc trao đổi không thường xuyên với Mỹ về các vấn đề hạt nhân, điều được xem như một trong những nỗ lực để giảm bớt căng thẳng. Thứ trưởng Ngoại giao Nga dường như cũng cố gắng trấn an dư luận trước tuyên bố có phần mạnh mẽ của Tổng thống Putin, khẳng định Nga không có kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân. 

Tuy nhiên, điều đáng nói là vào ngày 27/9, thời điểm Moskva chuẩn bị sáp nhập khoảng 15% khu vực miền Đông Ukraina sau cuộc trưng cầu ý dân mà Nga tiến hành tại các vùng nói tiếng Nga rộng lớn, một nhà lãnh đạo khác của nước Nga đã đưa ra lời đe dọa hạt nhân khác rõ ràng hơn.

Hãng Reuters dẫn bài đăng trên Telegram của Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, nhấn mạnh: "Hãy tưởng tượng rằng Nga buộc phải sử dụng vũ khí đáng sợ nhất để chống lại chế độ Ukraina vì đã có hành động hung hăng nghiêm trọng gây nguy hiểm cho chính sự tồn tại của nhà nước chúng ta… Tôi tin rằng NATO sẽ không can thiệp trực tiếp cuộc xung đột kể cả trong kịch bản này. Những kẻ mị dân ở phía bên kia bờ biển và ở châu Âu sẽ không chọn cái chết trong một ngày tận thế hạt nhân".

Trung úy Joshua Kelsey, người phát ngôn của Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ, cho biết lực lượng này "luôn theo dõi và sẵn sàng phản ứng nếu cần thiết". Ông Kelsey nói: "Chúng tôi chưa thấy bằng chứng nào vào thời điểm này về khả năng Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân. Chúng tôi nhận thức rõ rằng những mối đe dọa này là rất nghiêm trọng, song chưa thấy có lý do để điều chỉnh tình trạng triển khai hạt nhân ở thời điểm hiện tại".

Việc phán đoán hoặc nắm rõ nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công bất ngờ từ Nga là một nhiệm vụ khó khăn. Một quan chức hàng đầu của Mỹ cho biết khoảng 20 hệ thống vũ khí của Nga có thể mang theo cả chất nổ thông thường và đầu đạn hạt nhân. 

Khoảnh khắc ấn tượng Nga bắn thử tên lửa hạt nhân ‘Satan-2’.

Theo ước tính đã được công bố, Nga có hơn 1.900 đầu đạn hạt nhân chiến thuật, còn được gọi là vũ khí hạt nhân phi chiến lược. Trong số này có tên lửa hành trình, ngư lôi hạt nhân, bom trọng lực cho đến tên lửa đạn đạo tầm trung.

Quan chức Mỹ giấu tên kể trên cho biết các cơ quan tình báo tin rằng Nga sẽ không mạo hiểm kích động cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện bằng cách phát động một cuộc tấn công lớn vào Ukraina hoặc các nước NATO. 

Quan chức này nói: "Họ sẽ không bao giờ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược… Họ sẽ không bao giờ phóng ICBM hoặc đưa một máy bay ném bom (Tu-95) mang đầu đạn có khả năng gây ra vụ nổ có sức công phá tới mức megaton. Những gì họ sẽ làm là sử dụng vũ khí tầm ngắn. Họ có những đầu đạn mà chúng tôi gọi là hạt nhân siêu nhỏ, với sức công phá hàng chục đến hàng trăm tấn".

Để so sánh, sức công phá của các quả bom hạt nhân mà Mỹ ném xuống các thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai nằm trong khoảng từ 15 đến 20 kiloton, tương đương 15.000-20.000 tấn.

Nga cũng được biết đến là nước có vũ khí hạt nhân gọn nhẹ để sử dụng trên chiến trường, với sức công phá lớn, thậm chí bằng hoặc hơn những quả bom ném xuống Nhật Bản.

Các quan chức tình báo hàng đầu đã tăng cường cảnh báo trong những tháng gần đây về việc Nga ngày càng tăng cường sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trong chiến lược quân sự.

Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ Avril Haines phát biểu trong phiên điều trần trước Quốc hội hồi tháng 2 rằng Nga "đang mở rộng và hiện đại hóa bộ hệ thống phi chiến lược lớn, đa dạng và hiện đại, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường… Moskva tin rằng các hệ thống này cung cấp nhiều lựa chọn để ngăn chặn kẻ thù, kiểm soát nguy cơ leo thang các hành động thù địch tiềm tàng và chống lại quân đội Mỹ và đồng minh gần biên giới".

Tình báo Mỹ 'thấp thỏm' trước lời đe dọa hạt nhân từ Nga - Ảnh 3.

Hệ thống phóng nhiều tên lửa TOS-1. Hệ thống bao gồm ba mươi bệ phóng tên lửa đặt trên xe tăng và mỗi tên lửa có một đầu đạn nhiệt áp.

Các chỉ huy quân đội Mỹ và các chuyên gia tình báo hy vọng rằng dấu hiệu đầu tiên cho thấy Nga đã quyết định sử dụng hạt nhân hóa ở Ukraina sẽ không phải là "một đám mây hình nấm" – báo hiệu vụ nổ hạt nhân. 

Một cựu quan chức cấp cao của Hội đồng An ninh Quốc gia, hiện đang làm công tác cố vấn cho Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ nói: "Chính quyền đã dành rất nhiều thời gian trong suốt cuộc chiến Ukraina này để nói họ hiểu về những điều Nga đang lên kế hoạch và những gì Nga sẽ làm khi chiến tranh bắt đầu". Các bình luận của chính quyền cho thấy họ căn cứ vào các công cụ thu thập thông tin tình báo, từ các điệp viên đến các kỹ thuật nghe lén và công nghệ…". 

Ông cũng chỉ ra rằng bất kể vũ khí nào có trong kho, người Nga đều có thể "trang bị đầu đạn hạt nhân cho nó… Hệ thống pháo binh, hệ thống phòng không, ngư lôi, tên lửa hành trình, dù là gì thì nó cũng có thể được gắn đầu đạn hạt nhân". Quan chức hàng đầu của Mỹ nêu ví dụ về hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander, có thể bắn cả đầu đạn hạt nhân và thông thường.

Tất nhiên, có thể có những tín hiệu về động thái triển khai hạt nhân như các đơn vị cụ thể có phương tiện vận chuyển thiết bị hạt nhân cỡ nhỏ có các hoạt động bất thường.

Trong khi đó,có nhiều ý kiến cho rằng chế độ Putin nói về ý định phủ đầu hạt nhân với hy vọng đạt được đòn bẩy ngoại giao. Franklin Miller, cựu quan chức Lầu Năm Góc, từng phụ trách chính sách hạt nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia trong chính quyền George W. Bush, bình luận: "Tôi nghĩ rằng nếu có ý định và sẵn sàng tấn công hạt nhân, người Nga sẽ cố gắng phát tín hiệu về điều đó. Họ sẽ phô trường bằng cách 'để lộ' hình ảnh các vũ khí hạt nhân ngoài các cơ sở lưu trữ đặc biệt. Họ sẽ cho chúng ta nghĩ rằng họ đang chuyển đạn dược từ các điểm lưu trữ sang các đơn vị tấn công. Và sau đó cho chúng ta thêm thời gian để suy nghĩ và lo lắng".

Miller, hiện là cố vấn Tập đoàn The Scowcroft Group, nói thêm rằng "về lý thuyết, chúng ta cũng có thể thấy họ chuyển vũ khí lên máy bay hoặc có hoạt động đặc biệt nào đó xung quanh bệ phóng tên lửa tầm trung". Tuy nhiên, ông tin rằng "điều này ít xảy ra hơn".

Một kịch bản khác có thể chỉ là một thông báo trước "vài phút hiếm hoi". Miller nói rằng, có thể người Nga sẽ đánh tiếng về "điều gì đó đặc biệt sắp xảy ra".

Tuy nhiên, quan chức Mỹ giấu tên kể trên cho rằng không nên quá tin tưởng vào khả năng Nga lên tiếng báo trước, nhất là với "những vũ hạt nhân cỡ nhỏ, chúng ta có thể sẽ chẳng biết gì".

Thăm dò ý kiến

Chiến sự Nga - Ukraina: Ai sẽ thắng?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

(Nguồn: TTXVN/Politico)

P.V (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement