18/11/2022 11:28
M&A là gì? Những điều cần biết về M&A
M&A là gì? Lợi ích, ưu nhược điểm và các hình thức chủ yếu của M&A.
M&A là gì?
M&A là tên viết tắt của cụm từ Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.
Với hình thức sáp nhập là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô và cho ra đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Doanh nghiệp sáp nhập sẽ sở hữu toàn bộ tài sản, những lợi ích cũng như quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập. Hai doanh nghiệp liên kết với nhau vì lợi ích chung.
Mua lại là hình thức một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại những doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn và doanh nghiệp mua vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ. Doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp được mua.
Những thương vụ M&A đều nhằm mục đích tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp bị sáp nhập hay mua lại chứ không đơn thuần là sở hữu cổ phần. M&A thường đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp: mở rộng thị phần, đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn, giảm số lượng nhân viên cần thiết, giảm những chi phí phát sinh không cần thiết, tận dụng công nghệ được chuyển giao,…
Lợi ích của M&A
Tạo ra giá trị cộng hưởng: Giảm chi phí, mở rộng thị phần giúp tăng lợi nhuận và mở ra các tăng trưởng mới. Giá trị cộng hưởng từ mỗi thương vụ sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Mở rộng quy mô doanh nghiệp: Các hoạt động mua bán sẽ giúp doanh nghiệp của bạn lớn mạnh hơn. Quy mô doanh nghiệp càng tăng, hàng hóa được đẩy mạnh sẽ giúp doanh nghiệp có thị phần lớn hơn.
Giảm chi phí nhân lực: Khi sát nhập, nhân vân sẽ chỉ làm việc dưới 1 trướng công ty khác nên không cần nhiều nhân viên. Sau M&A các công ty sẽ sàng lọc lao động chỉ giữ lại những người có nhiều kinh nghiệm.
Nâng cao trình độ nhân viên: Việc sát nhập công ty sẽ giúp nhân viên hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm làm việc, công nghệ kỹ thuật của công ty cũ. Với nguồn vốn dồi dào cũng giúp nhân viên tiếp cận được những công nghệ hiện đại, phục vụ cho kinh doanh.
Các hình thức chủ yếu của M&A
M&A có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Dựa trên cơ cấu tài chính doanh nghiệp, việc M&A có thể được thực hiện bằng cách:
Sáp nhập và hợp nhất: sáp nhập là việc nhập công ty này vào công ty khác, khi đó, công ty bị sáp nhập ngừng tồn tại, công ty sáp nhập vẫn còn tồn tại; hợp nhất sẽ tạo ra công ty hoàn toàn mới trên cơ sở hợp nhất các công ty cũ, khi đó, các công ty cũ đều không còn tồn tại.
Thâu tóm cổ phần: chủ yếu thể hiện bằng việc công ty này thu gom, mua phần lớn hoặc toàn bộ cổ phần của các cổ đông công ty khác.
Thâu tóm tài sản: là việc các công ty cùng tiến hành thương lượng mua bán một khối lượng tài sản nhất định nào đó trong doanh nghiệp mục tiêu.
Trong đó, hình thức phổ biến nhất trong hoạt động M&A là mua lại cổ phần hoặc mua lại tài sản.
Ưu điểm và nhược điểm của M&A
+ Về ưu điểm
- Dễ dàng tạo lập được mối quan hệ với các bên đối tác, nâng cao năng lực quản lý, đội ngũ nhân viên, công nghệ kĩ thuật từ đó phát triển giá trị lâu dài và bền vững của doanh nghiệp;
- Tiết kiệm được thời gian và chi phí chuẩn bị đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt là các chi phí không chính thức trong quá trình thực hiện thủ tục;
- Lao động Việt Nam phải tự mình nâng cao chất lượng để đáp ứng với môi trường công việc mới.
+ Về nhược điểm
Hiện tượng "cá lớn nuốt cá bé". Một doanh nghiệp nước ngoài để vào được thị trường Việt Nam thì cũng đòi hỏi doanh nghiệp đó phải là những "con cá to" với thế mạnh về nguồn lực tài chính. Do đó, khi những "con cá to" này đi vào thị trường Việt Nam ngoài việc làm cho thị trường thêm năng động thì còn có những tác động tiêu cực như:
- Sau khi tiến hành hợp nhất, sát nhập thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bốc hơi, biến mất khỏi thị trường. Nếu một lượng lớn doanh nghiệp Việt Nam biến mất thì thị trường kinh tế Việt Nam sẽ rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài.
- Sau khi thâu tóm các doanh nghiệp Việt Nam thì các doanh nghiệp nước ngoài này sẽ bộc lộ bản chất bằng cách chiếm lĩnh thị phần độc quyền, thao túng giá cả. Lúc này người tiêu dùng là nạn nhân bị thiệt hại nặng nề nhất.
Tuy nhiên, hiện nay M&A vẫn được cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát một cách chặt chẽ. Việc nhận chuyển nhượng vốn góp của Nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp nội địa đối với các lĩnh vực đầu tư có điều kiện vẫn phải được thẩm tra, thẩm định khả năng đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh tương tự như hình thức thành lập tổ chức kinh tế mới để thực hiện dự án đầu tư.
(Tổng hợp)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement