Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Phá giá tiền tệ là gì? Những điều cần biết về phá giá tiền tệ

Kiến thức kinh tế

28/02/2023 07:19

Phá giá tiền tệ là gì? Các nguyên nhân chính dẫn đến chính sách phá giá tiền tệ.

Phá giá tiền tệ là gì?

Phá giá tiền tệ là việc giảm giá trị của đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ so với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Việc phá giá VND nghĩa là giảm giá trị của nó so với các ngoại tệ khác như USD, EUR.

Để hiểu đơn giản phá giá tiền tệ là gì, ta có thể hình dung trong bối cảnh hiện nay khi đồng Đô la Mỹ đang liên tục tăng giá do Fed thắt chặt nguồn cung tiền tệ thông qua lãi suất. Khi đồng Đô liên tục mạnh lên thì các đồng tiền khác trên thế giới cũng cần phải được điều chỉnh để không bị mất giá so với đồng Đô. 

Để làm điều này thì chính phủ các nước ngoài biện pháp như thắt chặt nguồn cung tiền tệ thông qua nâng mặt bằng lãi suất cùng lúc đó thì họ cũng có thể sử dụng biện pháp phá giá tiền tệ thông qua việc chấp nhận giảm giá hàng hóa xuất khẩu để kích thích nguồn cung ngoại tệ chảy vào Quốc gia.

Các nguyên nhân chính dẫn đến chính sách phá giá tiền tệ

Tại một thời điểm nhất định, chính phủ sẽ phải thực hiện một số biện pháp nhằm giảm giá thành sản phẩm trong nước để đạt lợi thế cạnh tranh rẻ hơn dành cho người mua từ nước ngoài. Tuy nhiên mặt trái của chính sách này là người dân trong nước sẽ phải đối mặt với tình trạng vật giá leo thang chóng mặt. Tình hình này dẫn đến tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu. Về dài hạn, chính sách này được đánh giá là sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế.

Nói cách khác, chính sách phá giá có thể được nhận định như một chiến lược ngoại thương được kiểm chứng là phương pháp hiệu quả nhằm lấy lại sự cân bằng cho nền kinh tế trong những thời kỳ khủng hoảng như cuộc đại suy thoái năm 1929. 

Phá giá tiền tệ là gì? Những điều cần biết về phá giá tiền tệ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Ngày nay, chính sách này chủ yếu được các quốc gia có nền kinh tế mới nổi áp dụng vì thu hút được số lượng lớn nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm các sản phẩm có giá rẻ hơn mà một nền kinh tế đã phát triển lâu đời không thể cung cấp. Tuy vậy, người dân trong nước đó phải đối mặt với việc giá cả tăng cao trong khi thu nhập lại thấp hơn đồng nghĩa cuộc sống khó khăn hơn.

Ví dụ: Giả sử bạn có thể mua 1 đô la Mỹ với 1 Balboa Panama. Tuy nhiên, sau đó chính phủ Panama có thể quyết định thay đổi tỷ giá hối đoái với chính sách phá giá đến 50%. Đối với người tiêu dùng, điều này đồng nghĩa 1 đô la Mỹ sẽ đổi được 2 Balboa Panama.

Vai trò của phá giá tiền tệ

Chính phủ sử dụng các biện pháp phá giá tiền tệ để nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa trên thị trường một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với việc thực hiện cơ chế để nền kinh tế tự điều chỉnh theo hướng suy thoái (vì khả năng cạnh tranh kém nên cán cân xuất khẩu ròng đi xuống dẫn đến tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu giảm).

Bên cạnh đó, mức lạm phát xuống thấp, kéo dài cho đến khi năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu tăng lên. Chính phủ các nước thường sử dụng biện pháp phá giá tiền tệ để tạo nên một cú sốc mạnh và kéo dài đối để cân bằng cán cân thương mại.

Phá giá tiền tệ kích thích hoạt động xuất khẩu cùng các hoạt động kinh tế phát triển, các dịch vụ đối ngoại liên quan khác thu về ngoại tệ, đồng thời hạn chế việc nhập khẩu và các hoạt động đối ngoại khác của trong cơ cấu kinh tế cũng phải chi ngoại tệ, kết quả là sẽ góp phần cải thiện cán cân thanh toán hàng hóa quốc tế, góp phần làm cho tỉ giá hối đoái (các dòng tiền ngoại tệ) danh nghĩa tăng giá trị lên.

Khuyến khích việc nhập khẩu vốn, kích thích các dòng ngoại tệ kiều hối vào Việt Nam, đồng thời hạn chế các vốn đổ ra nước ngoài (xuất khẩu vốn) nhằm mục đích chính là tăng cung ngoại tệ làm cho tỉ giá hối đoái danh nghĩa lại tăng.

Trong trường hợp nhu cầu về nội tệ giảm thì chính phủ sẽ phải dùng đến biện pháp dự trữ để mua nội tệ vào nhằm duy trì tỷ giá hối đoái và đến khi cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại tệ thì không còn cách nào khác, chính phủ phải phá giá tiền tệ (giảm giá trị đồng nội tệ).

Nếu muốn phá giá tiền tệ, ngân hàng Nhà nước buộc phải bỏ đồng nội tệ ra mua ngoại tệ. Thực chất thì đây chính là phát hành thêm các dòng tiền vào nền kinh tế, tăng lượng tiền mạnh hơn. Cung tiền theo đó được tăng theo cấp số nhân.

Phá giá tiền tệ có ảnh hưởng như nào đến tỷ giá?

Việc triển khai phá giá tiền tệ như thế sẽ thu hút dòng ngoại tệ chảy vào Quốc gia khiến cho nguồn cung ngoại tệ trong nền kinh tế tăng lên, mà theo quy luật cung cầu thì khi nguồn cung tăng lên thì giá ngoại tệ sẽ giảm đi, nhờ đó mà tỷ giá đồng nội tệ sẽ được được duy trì ổn định. 

Tuy nhiên việc phá giá tiền tệ cũng sẽ có tác dụng ngược lại đồng thời đó là làm cho đồng nội tệ yếu đi. Tại sao lại như vậy? Chúng ta sẽ lấy ngay ví dụ từ một quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Phá giá tiền tệ là gì? Những điều cần biết về phá giá tiền tệ - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Việt Nam là một quốc gia xuất khẩu nhiều nhưng nhập khẩu cũng nhiều không kém. Có rất nhiều hàng hóa để sản xuất thì sẽ cần nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ các Quốc gia khác. Điều này có nghĩa là nếu chúng ta đẩy mạnh xuất khẩu thì chúng ta cũng sẽ phải nhập khẩu nhiều hơn để có nguồn cung nguyên liệu đối ứng. 

Điều này vô hình chung sẽ là gia tăng chi tiêu ngoại tệ cho nhập khẩu, khi đó nguồn cung ngoại tệ cũng sẽ bị giảm đi ở một mức độ tương ứng. Như vậy, nếu một Quốc gia như Việt Nam không duy trì xuất khẩu nhiều hơn so với nhập khẩu thì việc phá giá tiền tệ ngược lại sẽ càng làm cho đồng tiền của chúng ta ngày càng yếu đi.

Ưu và nhược điểm của chính sách phá giá tiền tệ

Để hiểu rõ các ưu điểm và nhược điểm của phá giá tiền tệ, ta cần xác định những ai là người hưởng lợi và những ai chịu thiệt với chính sách này. Một mặt, các công ty trong nước và nước ngoài có thể hưởng lợi từ chính sách phá giá. Nhưng mặt khác, chính sách này có thể khiến người dân trong nước hứng chịu hậu quả tương đối tiêu cực:

+ Ưu điểm: các công ty nước ngoài nhận thấy nhu cầu về sản phẩm tăng lên nhờ giá cả thấp hơn. Điều này đồng nghĩa với việc đòi hỏi nhiều khối lượng sản xuất cũng như lực lượng lao động hơn, từ đó tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn cho người dân. Sản phẩm nhập khẩu có giá rẻ hơn cho người tiêu dùng tại các nước khác. Nhờ vậy người mua ở các nước này dư dả nhiều tiền để mua các sản phẩm khác.

+ Nhược điểm: người dân ở nước ngoài được lợi nhờ giá cả sản phẩm nhập khẩu rẻ hơn, kéo theo đó là nhu cầu mua hàng hóa nội địa suy giảm. Điều này làm giảm việc làm khiến người dân trong nước sẽ cần phải tiết kiệm hơn hay tìm giải pháp chi phí thay thế hiệu quả để thích nghi với tình hình này.

(Tổng hợp)

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement