17/11/2022 18:29
OKR là gì? Những điều cần biết về OKR
OKR là gì? Cấu trúc của một OKR và Sự khác nhau giữa OKR và KPI.
OKR là gì?
OKR là từ viết tắt của (Objective Key Results) được hiểu là một phương pháp quản lý theo mục tiêu giúp liên kết nội bộ tổ chức và các cá nhân trong công ty để đảm bảo được rằng tất cả thành viên đang đi đúng hướng mục tiêu đã đề ra. Đồng thời, OKR đảm bảo việc hợp tác giữa các cá nhân được diễn ra một cách xuyên suốt.
Cấu trúc của một OKR
Cấu trúc cơ bản của một OKR được thể hiện ở hai nội dung đó là Mục tiêu (Objective) và Kết quả then chốt (Key Result) trong đó:
+ Mục tiêu (Objective): Là những mong muốn, tuyên bố định tính được xây dựng để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Hiểu đơn giản thì mục tiêu đưa ra để trả lời cho câu hỏi "Doanh nghiệp muốn điều gì?". Một mục tiêu được xây dựng chính xác phải có tính khả thi, ngắn gọn và được triển khai trong một thời gian nhất định.
+ Kết quả then chốt (Key Result): Là một tuyên bố mang tính định lượng đưa ra để nhằm mục đích mục tiêu đề ra. Kết quả then chốt được đưa ra để trả lời câu hỏi "Làm sao để doanh nghiệp biết được mình đạt được mục tiêu đề ra?". Với mỗi một mục tiêu đưa ra, chúng ta thường sẽ có khoảng 2 - 3 kết quả then chốt để thực hiện nó.
Khác với những nguyên tắc quản lý mục tiêu khác, nguyên lý hoạt động của OKR được thể hiện qua hệ thống niềm tin:
+ Tham vọng: Mục tiêu (Objective) phải luôn được thiết lập cao hơn mức độ năng lực mà một nhân sự đạt được.
+ Đo lường được: Kết quả then chốt (Key Result) được đưa ra và gắn liền với các mốc có thể đo lường.
+ Minh bạch: Toàn bộ nhận sự trong công ty từ cấp nhân viên cho đến quản lý, Ban giám đốc đều có thể theo dõi OKR
+ Hiệu suất: Khác với KPI, OKR không được sử dụng để đánh giá năng lực làm việc của một nhân viên.
Lợi ích của OKR
OKR sẽ hỗ trợ cho hoạt động quản trị doanh nghiệp thông qua 6 lợi ích chính.
+ Giúp doanh nghiệp liên kết nội bộ chặt chẽ: OKR kết nối hiệu suất làm việc của cá nhân và phòng ban với mục tiêu chung của công ty. Từ đó đội ngũ quản trị có thể đảm bảo mọi người đang có chung một định hướng.
+ Tập trung vào những vấn đề thiết yếu: Mô hình OKR sẽ đưa ra 3-5 mục tiêu cho mỗi cấp độ trong tổ chức, giúp công ty và nhân viên ưu tiên vào những mục tiêu hệ trọng của công ty.
+ Tăng tính minh bạch: OKR sẽ xây dựng văn hoá minh bạch cho công ty, nên các nhân viên đều có thể nắm được công việc và kế hoạch của mỗi cá nhân và phòng ban.
+ Trao quyền tới nhân viên: Khi đã nắm rõ hoạt động trong công ty, ban lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định chuẩn xác, đồng thời tạo cơ hội cho nhân viên theo dõi kết quả công việc.
+ Đo lường được tiến độ hoàn thiện mục tiêu: Qua các chỉ số, OKR sẽ phản ánh được các cá nhân, phòng ban và toàn thể công ty đang hoàn thiện được bao nhiêu % mục tiêu.
+ Đạt kết quả vượt bậc: OKR cho phép người quản lý lãnh đạo phát huy tối đa khả năng trong công việc, giúp công ty có thể đạt những kết quả ấn tượng.
Sự khác nhau giữa OKR và KPI
OKR và KPI đều là các phương pháp quản trị theo mục tiêu của doanh nghiệp, đều hướng tới việc triển khai các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp thành các chỉ tiêu có thể đo đếm được. Tuy nhiên, giữa hai phương pháp vẫn có nhiều điểm khác biệt.
+ Đầu tiên, nếu mục tiêu KPI thường có thể đạt được và thể hiện đầu ra của một quá trình hoặc dự án, thì các mục tiêu OKR có phần mạnh mẽ và tham vọng hơn.
+ Thứ hai, nếu như KPI mang tính hệ thống và dài hạn, thì OKR lại là những mục tiêu ngắn hạn, khó đo lường chính xác.
+ Thứ ba, nếu KPI dùng để kiểm soát, đo lường, xác định trạng thái và mức độ thành công của một công việc hoặc một hoạt động đang diễn ra. OKR lại có chức năng để truyền cảm hứng và thúc đẩy các nhân viên trở nên tham vọng hơn và đạt được các mục tiêu vượt khỏi giới hạn vốn có.
(Tổng hợp)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement