10/12/2022 09:35
Lạm phát lõi là gì? Những điều cần biết về lạm phát lõi
Lạm phát lõi là gì? Cách tính lạm phát lõi và Tầm quan trọng của lạm phát lõi như thế nào?
Lạm phát lõi là gì?
Lạm phát lõi (Core Inflation) là sự thay đổi giá cả của hàng hóa, dịch vụ trừ đi lương thực và năng lượng. Lạm phát lõi đại diện cho hình ảnh chính xác nhất về xu hướng lạm phát cơ bản. Nói cách khác, lạm phát lõi sẽ đo lường các tác động hoặc áp lực lâu dài, ổn định của cầu đến sự biến động của giá cả.
Giá thực phẩm và năng lượng được không được tính vào lạm phát cơ bản. Bởi đây là hai mặt hàng chủ lực, ngay cả khi mức giá tăng thì cầu vẫn lớn. Do đó, giá của chúng có thể quá biến động hoặc dao động mạnh.
Ví dụ: Mặc dù giá xăng tăng cao vượt kỷ lục nhưng bạn vẫn cần đổ đầy bình để lái xe. Tương tự, dù giá thực phẩm tại các cửa hàng tăng cao nhưng bạn vẫn không thể không mua chúng.
Cách tính lạm phát lõi
Lạm phát lõi thường được tính bằng cách sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân cốt lõi (PCE). Các sản phẩm thực phẩm và năng lượng, thường dễ bị biến động giá, sẽ được loại bỏ khỏi tính toán.
Năm 2012, ý tưởng về lạm phát lõi đã được đưa ra. Nó tương tự như chỉ số lạm phát thông thường, nhưng nó khác ở chỗ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã lựa chọn cả chỉ số PCE thay vì chỉ số CPI.
Fed cũng cho biết, không giống như chỉ số giá tiêu dùng CPI, xu hướng lạm phát được tính toán bởi chỉ số PCE sẽ ít bị ảnh hưởng bởi biến động giá ngắn hạn. Lạm phát cơ bản được đo bằng chỉ số CPI và chỉ số PCE.
Công thức:
* Lạm phát lõi (CI) = Sự thay đổi giá của tất cả hàng hóa và dịch vụ – thay đổi giá năng lượng và thực phẩm
Chỉ số CPI được công bố bởi Cục Thống kê Lao động (BLS). Chỉ số được tạo ra bằng cách khảo sát giá thành của 80.000 sản phẩm tiêu dùng.
Thu thập dữ liệu định giá này từ hàng nghìn nhà bán lẻ và nhà cung cấp dịch vụ cùng hơn 14500 hộ dân Mỹ được khảo sát. CPI cung cấp một đại diện khá chính xác về biến động giá cả. Tuy nhiên, nó không toàn diện như chỉ số giá PCE.
Lạm phát lõi quan trọng như thế nào?
Lạm phát cơ bản phản ánh mối quan hệ giữa giá hàng hóa và dịch vụ với mức thu nhập của người tiêu dùng. Do đó, việc đo lường lạm phát cơ bản đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Nếu giá hàng hóa và dịch vụ tăng theo thời gian nhưng mức thu nhập của người tiêu dùng không có sự thay đổi nào, người tiêu dùng sẽ chi tiêu ít hơn. Lạm phát làm cho giá trị của tiền giảm so với giá của hàng hóa và dịch vụ cơ bản.
Nếu thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, trong khi giá hàng hóa và dịch vụ không đổi, lúc này người tiêu dùng sẽ chi tiêu nhiều hơn.
Theo thời gian, lạm phát cơ bản có tác động lớn tới tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế. Bởi người tiêu dùng sẽ chi tiền vào những sản phẩm, dịch vụ thiết yếu như thực phẩm, khí đốt.
Trong khi đó, đối với các sản phẩm tiêu dùng khác, mức độ chi tiêu sẽ giảm dần. Một số doanh nghiệp sẽ không có lợi nhuận vì cầu nhỏ hơn cung. Thậm chí, một số doanh nghiệp đóng cửa theo thời gian. Điều này khiến tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế giảm sút.
(Tổng hợp)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement