Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Kinh tế Nga có thực sự bị tổn hại do các lệnh cấm vận?

Phân tích

06/09/2022 17:22

Cho đến thờ điểm này, Nga đã tránh được một cuộc khủng hoảng kinh tế do các lệnh trừng phạt của phương Tây. Một số người nghĩ rằng Moscow sẽ cạn kiệt tiền mặt trong vòng hai năm trong khi những người khác tin rằng nước này vẫn đứng vững.

Trong tuần này, Cục thống kê Nga Rosstat cho biết, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong sáu tháng đầu năm của nước này chỉ giảm 0,4%.

Đầu tư vốn tăng, đồng rúp tăng trở lại và lạm phát - vốn tăng vọt khi chiến tranh bắt đầu - đã bắt đầu giảm bớt, theo dữ liệu chính thức.

Cũng trong tuần này, một quan chức hàng đầu của chính phủ Nga dự đoán rằng GDP cả năm sẽ chỉ thấp hơn 3%.

Kinh tế Nga có thực sự bị tổn hại do các lệnh cấm vận? - Ảnh 1.

Hệ thống ngân hàng của Nga bị đình trệ sau khi các lệnh trừng phạt của phương Tây được áp dụng.

Theo dự kiến, nguồn thu từ dầu và khí đốt, đặc biệt là từ Liên minh châu Âu, đang tiếp tục tăng cường tài chính cho nước Nga, bất chấp việc Đức và Ý cắt giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của nước này.

Gã khổng lồ năng lượng thuộc sở hữu nhà nước Gazprom vừa công bố mức lợi nhuận kỷ lục trong nửa đầu năm là 2,5 nghìn tỷ rúp (tương đương 41,36 tỷ USD hay 41,41 tỷ Euro) và giá cổ phiếu của công ty này đã tăng 30%.

"Ngay cả khi nền kinh tế Nga đang hoạt động tồi tệ hơn sáu tháng trước nhưng điều này cũng không đủ để ngăn [Tổng thống Nga Vladimir] Putin chi viện cho chiến tranh", Maxim Mironov, Giáo sư tài chính tại Trường Kinh doanh IE ở Madrid, cho biết.

Không còn nghi ngờ gì nữa, các lệnh trừng phạt của phương Tây đã bắt đầu có hiệu lực. Tháng trước, một nghiên cứu của Đại học Yale cho thấy hàng nhập khẩu vào Nga đã giảm và các nhà sản xuất đang phải vật lộn để có được các linh kiện, bao gồm chất bán dẫn và các bộ phận công nghệ cao khác.

Báo cáo cho biết, vị thế của Nga với tư cách là nhà xuất khẩu hàng hóa đã bị xói mòn không thể phục hồi, do Moscow buộc phải bán nhiều dầu và khí đốt hơn cho châu Á với mức chiết khấu cao.

Một trong những đồng tác giả của báo cáo, Giáo sư Jeffrey Sonnenfeld, gần đây nói với Đài phát thanh Thời đại của Anh rằng, nền kinh tế Nga chỉ có thể "tồn tại với những khó khăn to lớn trong hai năm hoặc lâu hơn" cho đến khi nào phương Tây vẫn còn kiên định với các lệnh trừng phạt. Các chuyên gia thương mại khác cho rằng, để nền kinh tế Nga sụp đổ hoàn toàn sẽ mất nhiều thời gian hơn nữa.

"Về lâu dài, Nga sẽ không còn là một trạm xăng đối với Trung Quốc ... nhưng tôi không ủng hộ lập luận rằng nền kinh tế Nga sẽ sụp đổ trong hai năm", Rolf J. Langhammer, một chuyên gia thương mại người Đức và là cựu phó Chủ tịch của Kiel Insitute for the World Economy (IfW-Kiel), nói với DW.

Ông cho biết Nga đã dành nhiều năm để xây dựng nền kinh tế chuẩn bị cho chiến tranh và các chuyên gia tài chính quốc tế cho rằng nước này đã chuẩn bị tốt cho bất kỳ sự tách rời kinh tế của mình ra khỏi phương Tây.

"Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) năm ngoái đã nói rằng Nga đã tích trữ tiền mặt kể từ cuộc xung đột năm 2014 ở miền Đông Ukraina và việc sáp nhập Crimea, họ đã chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh tiêu hao".

Kinh tế Nga có thực sự bị tổn hại do các lệnh cấm vận? - Ảnh 2.

Gần 1.000 công ty phương Tây đã rút đi hoặc cắt giảm các hoạt động kinh doanh tại Nga.

Chuyên gia Langhammer cũng lưu ý rằng Đức đã trả 20 tỷ Euro (19,97 tỷ USD) cho Nga để nhập khẩu năng lượng trong nửa đầu năm 2022 - tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. "Ngay cả khi khối lượng giảm, với giá tăng vọt, Đức vẫn sẽ trả cho họ khoảng 3 tỷ Euro mỗi tháng" hoặc 15 tỷ euro mỗi sáu tháng.

Nhưng bất chấp bức tranh kinh tế tốt hơn mong đợi, Điện Kremlin đã ngừng công bố một loạt dữ liệu kinh tế tốt đẹp ngay sau khi xe tăng Nga lăn bánh vào Ukraina.

Các nhà nghiên cứu của Yale đã lưu ý 600 tỷ USD dự trữ ngoại tệ của Nga đóng vai trò như một tấm đệm cho ông Putin trong những tháng đầu tiên của cuộc chiến. Các chuyên gia cho biết, 80 tỷ USD đã được sử dụng, trong khi một nửa số dự trữ khác đã bị phương Tây đóng băng.

Alexander Mihailov, chuyên gia kinh tế tại Đại học Reading của Vương quốc Anh, tin rằng ông Putin sẽ chỉ thiếu tiền cho cuộc chiến khi phương Tây có thể cắt giảm hoàn toàn sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, điều mà ông nói có thể sẽ mất 2-3 năm nữa.

Nếu các lựa chọn của ông Putin trở nên hạn chế, Nga có thể bắt đầu in tiền như là một cách hiệu quả để đáp ứng chi phí quân sự tăng vọt, điều mà Mihailov nói sẽ là "điên rồ" vì nó sẽ "dẫn đến đồng rúp mất giá lớn, siêu lạm phát và bất ổn xã hội".

Trong khi đó, Mironov nói với DW rằng, người Nga đã trải qua những khó khăn nghiêm trọng dưới thời kỳ Xô Viết và trong những năm 1990, sau khi Liên Xô sụp đổ và cảnh báo không nên đánh giá quá cao khả năng người dân sẽ nổi dậy chống lại Putin.

"Ở phương Tây, bạn có lạm phát 10% và mọi người thực sự sợ hãi và yêu cầu các chính trị gia phải làm gì đó. Xã hội Nga không hoạt động như vậy, vì vậy ông Putin có nhiều thời gian hơn mặc cho mức sống người dân giảm 20-30% ".

Nhiều quốc gia ở châu Á, châu Mỹ Latinh và châu Phi đã không áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga và một số nước được hưởng lợi từ sự rút lui của phương Tây khỏi thị trường Nga. Các báo cáo trong tuần này cho thấy Trung Quốc đang âm thầm bán khí đốt dư thừa của Nga cho châu Âu.

Hiện nay, áp lực đang gây ra đối với phương Tây trong việc áp đặt cái gọi là các biện pháp trừng phạt thứ cấp, nơi công dân nước ngoài có thể bị cắt khỏi hệ thống tài chính quốc tế nếu họ làm ăn với Nga. Các biện pháp này đã được Washington sử dụng để chống lại các bên thứ ba nhằm cô lập hoạt động xuất khẩu dầu mỏ và tham vọng hạt nhân của Iran.

"Trung Quốc là quốc gia chính phớt lờ các lệnh trừng phạt của phương Tây, cùng với Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ", Langhammer nói với DW.

"Việc Trung Quốc rút lui khỏi việc ủng hộ Putin [do các lệnh trừng phạt thứ cấp] sẽ là một luồng gió chính cho hiệu quả của các lệnh trừng phạt", ông nói thêm.

Washington trước đây đã nói rằng các biện pháp trừng phạt thứ cấp là một lựa chọn, nhưng các chuyên gia khuyến khích sự kiên nhẫn vì nếu chúng được đưa ra ngay bây giờ, chúng có thể làm tăng nhu cầu đối với dầu và khí đốt hơn nữa và giá sẽ còn tăng hơn nữa.

(Nguồn: DW)

N.MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement