Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nền kinh tế Nga thụt lùi 4 năm vì cuộc chiến Ukraina

Kinh tế thế giới

13/08/2022 15:53

Một làn sóng trừng phạt quốc tế sau khi Moscow tấn công Ukraina đã làm gián đoạn hoạt động thương mại của Nga và khiến nhiều ngành công nghiệp của nước này rơi vào tình trạng tê liệt.

Cuộc chiến của Tổng thống Vladimir Putin vào Ukraina đã đưa nền kinh tế Nga quay trở lại 4 năm sau khi cuộc tấn công diển ra vào cuối tháng 2, đưa nước này vào một trong những đợt suy thoái dài nhất, mạc dù ảnh hưởng được cho là ít nghiêm trọng hơn lo ngại ban đầu.

Ở thời điểm đầu năm 2022, nền kinh tế Nga đang trong xu hướng tăng tốc, nhưng đã rơi vào tình trạng suy thoái trong quý 2. Dữ liệu vào thứ Sáu cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga giảm lần đầu tiên trong hơn một năm nhưng tốt hơn dự báo, giảm 4% hàng năm.

Theo Bloomberg Economics, nếu xét đến sản lượng bị mất, GDP của Nga hiện gần tương đương với quy mô của năm 2018.

Các lệnh trừng phạt quốc tế liên quan đến chiến tranh đã làm gián đoạn thương mại và đẩy các ngành công nghiệp như sản xuất ô tô vào tình trạng tê liệt trong khi chi tiêu của người tiêu dùng tăng lên. 

Mặc dù sự suy giảm của nền kinh tế Nga cho đến nay không quá nghiêm trọng như dự đoán ban đầu của nhiều chuyên gia, nhưng ngân hàng trung ương nước này dự báo tình trạng sụt giảm sẽ còn tồi tệ hơn trong các quý sắp tới, đạt mức thấp nhất trong nửa đầu năm tới.

"Nền kinh tế sẽ tiến tới một trạng thái cân bằng dài hạn mới", Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Alexey Zabotkin cho biết tại một cuộc họp báo ở Moscow. "Khi nền kinh tế trải qua quá trình tái cấu trúc, tăng trưởng của nó sẽ tiếp tục".

Nền kinh tế Nga thụt lùi 4 năm vì cuộc chiến Ukraina - Ảnh 1.

Ngân hàng Trung ương Nga đã hành động để kiềm chế sự biến động trên thị trường và đồng rúp bằng các biện pháp kiểm soát vốn và tăng lãi suất. Những biện pháp này đã đưa nền kinh tế Nga trở về trạng thái bình tĩnh hơn trước tác động từ cuộc chiến ở Ukraina.

Các biện pháp kích thích tài khóa và các đợt nới lỏng tiền tệ lặp đi lặp lại trong những tháng gần đây cũng bắt đầu có hiệu lực, làm giảm bớt tác động của các lệnh trừng phạt quốc tế. Hoạt động khai thác dầu đang được phục hồi và chi tiêu của các hộ gia đình có dấu hiệu ổn định.

Evgeny Suvorov, nhà kinh tế hàng đầu về Nga tại Ngân hàng CentroCredit cho biết: "Cuộc khủng hoảng đang đi theo một quỹ đạo rất suôn sẻ".

Vào thứ Sáu, Ngân hàng Trung ương Nga đã công bố bản dự thảo về triển vọng chính sách trong ba năm tới, dự đoán nền kinh tế của nước này sẽ trở lại mức tăng trưởng tiềm năng 1,5% -2,5% vào năm 2025. Dự báo của ngân hàng cho giai đoạn 2022-2024 vẫn không thay đổi, với dự báo GDP sẽ giảm 4% - 6% trong năm nay và 1% - 4% trong năm tới.

Báo cáo cũng bao gồm một kịch bản được gọi là rủi ro, trong đó điều kiện kinh tế toàn cầu xấu hơn và xuất khẩu của Nga bị trừng phạt bổ sung. Nếu điều đó xảy ra, sự sụt giảm kinh tế của Nga trong năm tới có thể sâu hơn trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 và tăng trưởng sẽ chỉ tiếp tục vào năm 2025.

Phản ứng của các nhà chức trách cho đến nay đã đảm bảo một sự hạ cánh nhẹ nhàng hơn cho một nền kinh tế mà các nhà phân tích tại một thời điểm dự kiến sẽ giảm 10% trong quý 2. Các nhà kinh tế từ các ngân hàng bao gồm JPMorgan và Citigroup kể từ đó đã cải thiện triển vọng của họ và hiện nhận thấy sản lượng chỉ giảm 3,5% trong cả năm.

Mặc dù vậy, Ngân hàng Trung ương Nga dự đoán GDP sẽ giảm 7% trong quý này và có thể còn nhiều hơn trong ba tháng cuối năm.

Sự bế tắc đối với các chuyến hàng năng lượng đến châu Âu làm tăng rủi ro mới cho nền kinh tế Nga. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, sản lượng dầu sụt giảm hàng tháng sẽ bắt đầu ngay từ tháng 8 và giảm khoảng 20% vào đầu năm tới.

Ngân hàng trung ương Nga cho biết trong một báo cáo về chính sách tiền tệ trong tháng này: "Sự sụt giảm trong năm 2022 sẽ ít sâu hơn so với dự kiến vào tháng 4. "Đồng thời, tác động của các cú sốc nguồn cung có thể kéo dài hơn theo thời gian".

(Nguồn: Bloomberg)

GIA KIỆT
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement