Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Kinh tế Nga đã 'thấm đòn' sau 6 tháng chiến tranh?

Kinh tế thế giới

30/08/2022 07:13

Sáu tháng sau khi gây ra cuộc chiến ở Ukraina, Nga đang sa lầy vào một cuộc chiến tiêu hao mà nước này không lường trước được nhưng lại đang gặt hái thành công trên một mặt trận khác - nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ của nước này đang chứng tỏ sự "kiên cường" hơn nhiều so với dự kiến của phương Tây.

Việc Trung Quốc và Ấn Độ sẵn sàng mua dầu giá rẻ của Nga đã giúp ích cho nước này, nhưng theo ông Andrey Nechaev, Bộ trưởng Kinh tế Nga vào đầu những năm 1990 và một số nhà phân tích khác thì nền kinh tế Nga đã bắt đầu suy giảm và có khả năng phải đối mặt với một thời gian trì trệ kéo dài do hậu quả của các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Nhiều thương hiệu nổi tiếng của phương Tây đã rời khỏi Nga khi cuộc chiến nổ ra ở Ukraina hiện đã được thay thế bắng các thương hiệu trong nước, ví dụ như McDonalds (MCD) được thay thế của cái gọi là "Vkusno i tochka", hay "Tasty, and that it" và các quán cà phê Starbucks (SBUX) hiện đang dần mở cửa trở lại dưới thương hiệu Stars Coffee.

Kinh tế Nga đã 'thấm đòn' sau 6 tháng chiến tranh? - Ảnh 1.

Đường phố Matxcova vẫn nhộn nhịp như mọi khi. Ảnh: Getty Images

Sự ra đi của các doanh nghiệp phương Tây, và làn sóng trừng phạt của phương Tây nhắm vào hoạt động xuất khẩu năng lượng, một lĩnh vực quan trọng của Nga và hệ thống tài chính của nước này đang có tác động mặc dù chưa đúng như mong muốn của các nước phương Tây.

Đồng rúp đã rơi xuống mức thấp kỷ lục so với đô la Mỹ vào đầu năm nay sau khi bị phương Tây đóng băng khoảng một nửa trong số 600 tỷ USD dự trữ ngoại tệ của Nga. Nhưng nó đã tăng trở lại kể từ khi lên mức mạnh nhất so với đô la Mỹ kể từ năm 2018.

Đó phần lớn là kết quả của các biện pháp kiểm soát vốn tích cực và tăng lãi suất trong quý 2 của ngân hàng trung ương Nga khi cuộc chiến nổ ra. Tuy nhiên, lãi suất hiện đã thấp hơn so với trước chiến tranh và ngân hàng trung ương cho biết lạm phát, vố đã đạt đỉnh gần 18% vào tháng 4, đang chậm lại và sẽ chỉ đạt từ 12% đến 15% trong cả năm 2022.

Ngân hàng trung ương cũng đã điều chỉnh tăng dự báo GDP trong năm và hiện dự kiến sẽ giảm 4% đến 6%. Vào tháng 4, dự báo sẽ giảm 8% đến 10%. Quỹ Tiền tệ Quốc tế hiện cũng dự đoán sẽ giảm 6%.

Moscow đã cố gắng xây dựng một nền kinh tế theo kiểu "pháo đài" kể từ khi sáp nhập Crimea của Ukraina vào lãnh thổ của mình vào năm 2014.

Điều này có nghĩa là Điện Kremlin đã có 8 năm chuẩn bị và sự chuẩn bị này có được là do các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt sau khi Moscow sáp nhập Crimea vào năm 2014.

Nechaev nói: "Việc thoát ra khỏi thẻ Mastercard, Visa hầu như không ảnh hưởng đến thanh toán trong nước vì ngân hàng trung ương có hệ thống thanh toán thay thế của riêng mình".

Nga đã thiết lập thẻ tín dụng Mir và hệ thống xử lý giao dịch của riêng mình vào năm 2017.

Kinh tế Nga đã 'thấm đòn' sau 6 tháng chiến tranh? - Ảnh 2.

Moscow đã cố gắng xây dựng một 'nền kinh tế pháo đài' kể từ khi sáp nhập Crimea vào năm 2014. Ảnh: Getty Images

Chris Weafer, đối tác sáng lập của Macro Advisory Ltd, một công ty tư vấn cho các doanh nghiệp đa quốc gia ở Nga và Âu-Á, ví dụ một điển hình dễ thấy về sự chuẩn bị của người Nga, đó là những người yêu thích McDonalds và Starbucks vẫn có thể mua thức ăn, thức uống nhanh ngay khi các thương hiệu này rút đi.

Kể từ năm 2014, nhiều thương hiệu phương Tây ở Nga đã phải chịu áp lực của chính phủ và nội địa hóa một số hoặc tất cả các chuỗi cung ứng của họ. Vì vậy, khi các công ty này rời đi, người Nga có thể tiếp tục vận hành các sản phẩm này chỉ đơn giản bằng cách thay đổi bao bì.

Weafer nói: "Cùng một người, cùng một sản phẩm, cùng một nguồn cung cấp".

Tuy nhiên, nó không phải là một chiến lược hoàn toàn hoàn hảo.

Các cửa hàng mang thương hiệu McDonald's đã báo cáo tình trạng thiếu khoai tây chiên vào giữa tháng 7, khi vụ thu hoạch khoai tây của Nga giảm và các nhà cung cấp nước ngoài không thể lấp đầy khoảng trống do các lệnh trừng phạt.

Liệu năng lượng có giúp được Nga tiếp tục duy trì sự ổn định kinh tế?Thức ăn nhanh được duy trì liên tục là một chuyện. Tuy nhiên, sự ổn định lâu dài của Nga phụ thuộc lại vào lĩnh vực năng lượng, cho đến nay vẫn là nguồn thu lớn nhất của chính phủ.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, doanh thu của Nga từ việc bán dầu và khí đốt cho châu Âu đã tăng gấp đôi từ tháng 3 đến tháng 7 năm nay, so với mức trung bình của những năm gần đây mặc dù khối lượng giao dịch giảm. Dữ liệu của IEA cho thấy việc cung cấp khí đốt đến châu Âu đã giảm khoảng 75% trong 12 tháng qua.

Về dầu thô, dự đoán hồi tháng 3 của IEA cho thấy có khoảng 3 triệu thùng dầu của Nga sẽ được tung ra thị trường trong một ngày từ tháng 4 do các lệnh trừng phạt hoặc mối đe dọa từ các lệnh trừng phạt của phương Tây đã không thành công. Xuất khẩu đã tăng lên, tuy nhiên, các nhà phân tích của Rystad Energy lưu ý rằng sẽ giảm nhẹ trong mùa Hè này.

Yếu tố chính là khả năng của Nga trong việc tìm kiếm thị trường mới ở châu Á.

Theo Houmayoun Falakshali từ công ty tư vấn hàng hóa Kpler, hầu hết xuất khẩu dầu đường biển của Nga đã đến châu Á kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Vào tháng 7, thị phần là 56%, so với chỉ 37% vào tháng 7 năm 2021.

Kinh tế Nga đã 'thấm đòn' sau 6 tháng chiến tranh? - Ảnh 3.

Xuất khẩu dầu đường biển của Nga sang châu Á đã tăng vọt trong năm nay. Ảnh: Reuters.

Vào tháng 1 và tháng 7 năm nay, Trung Quốc đã tăng nhập khẩu dầu thô Ural của Nga với chiết khấu cao bằng đường biển lên 40%, so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu của Kpler. Cũng theo Kpler, nhập khẩu dầu Nga bằng đường biển của Ấn Độ đã tăng hơn 1.700% so với cùng kỳ năm ngoái. Nga cũng đang tăng cường xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc thông qua một đường ống ở Siberia.

Điều gì xảy ra khi lệnh cấm vận của châu Âu đối với 90% lượng dầu của Nga có hiệu lực vào tháng 12, sẽ là rất quan trọng. Ước tính khoảng 2 triệu thùng dầu của Nga trong một ngày sẽ ở trong tình trạng lấp lửng, và trong khi có khả năng một số trong số đó sẽ đến châu Á và các chuyên gia nghi ngờ liệu nhu cầu có đủ cao để hấp thụ hết hay không.

Falakshali nói rằng Trung Quốc không thể mua nhiều dầu của Nga hơn hiện tại do nhu cầu trong nước giảm và mặc khác họ không cần nhiều loại dầu mà Nga xuất khẩu.

Giá cả cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc liệu Nga có đủ khả năng tiếp tục giảm giá để đảm bảo thị trường mới hay không."Giảm giá 30% từ 120 USD/ thùng là một chuyện nhỏ nhưng giảm tiếp từ mức 70 USD/thùng là một vấn đề khác", ông Nechaev nói.Các lệnh trừng phạt đã bắt đầu ảnh hưởng lên nền kinh tế Nga?

Trong khi lạm phát toàn cầu đang giúp ích cho ngành năng lượng của Nga, thì nó lại gây hại cho người dân nước này. Giống như phần còn lại của châu Âu, người Nga đang phải chịu một cuộc khủng hoảng về giá cả sinh hoạt, khiến cuộc chiến ở Ukraina trở nên tồi tệ hơn nhiều.

Nechaev, người đã giúp chèo lái nước Nga vượt qua sự sụp đổ kinh tế nghiêm trọng hơn nhiều trong những năm 1990, lo lắng.

"Về mức sống, nếu bạn đo lường nó bằng thu nhập thực tế, chúng ta đã đi lùi khoảng 10 năm", ông nói.Chính phủ Nga đang cố gắng chống lại điều này. Vào tháng 5, họ thông báo sẽ tăng lương hưu và lương tối thiểu lên 10%.

Nga đã thiết lập một hệ thống quy định mới cho phép nhân viên của các công ty bị "đình chỉ hoạt động" có thể tạm thời chuyển sang làm việc nơi khác mà không bị cho là vi phạm hợp đồng lao động. Và Nga cũng đã chi 17 tỷ rúp (280 triệu USD) để mua trái phiếu của các hãng hàng không Nga, bị tê liệt bởi các lệnh cấm trên không và các lệnh trừng phạt ngăn cản việc bảo trì và cung cấp các bộ phận từ các nhà sản xuất nước ngoài.

Ngoài ra, các biện pháp trừng phạt công nghệ, giống như những biện pháp trừng phạt ảnh hưởng đến ngành hàng không, có thể có tác động sâu sắc đến triển vọng kinh tế dài hạn của Nga. Vào tháng 6, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo cho biết xuất khẩu chất bán dẫn toàn cầu sang Nga đã giảm 90% kể từ khi chiến tranh bắt đầu.

Theo các chuyên gia, điều đó đang làm tê liệt sản xuất, từ ô tô đến máy tính, và theo các chuyên gia, nó sẽ khiến các lĩnh vực này bị tụt hậu xa hơn trong cuộc đua công nghệ toàn cầu.

Weafer nói: "Tác động của các lệnh trừng phạt sẽ là một vết bỏng chậm hơn là một đòn tấn công nhanh chóng. Nga hiện đang xem xét khả năng có một thời gian kinh tế trì trệ kéo dài".

Trong khi đó thì ông Nechaev dứt khoát hơn. Ông nói: "Ngay bây giờ, sự suy giảm kinh tế đã bắt đầu".

(Nguồn: CNN)

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement