Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Khủng hoảng năng lượng đang 'bào mòn' nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của Đức

Phân tích

08/08/2022 17:24

Trong nhiều thập kỷ, lĩnh vực xuất khẩu đã nuôi sống và mang lại sự thịnh vượng cho nước Đức, nền kinh tế lớn nhất EU. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng năng lượng đang "bào mòn" sự thịnh vượng này khiến nhiều người cho rằng nước Đức cần thay đổi.

Xuất khẩu của Đức đạt mức kỷ lục trong tháng 6, theo số liệu công bố tuần trước. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng, giá cả tăng vọt và lạm phát tràn lan là nguyên nhân, chứ không phải là hàng xuất khẩu của Đức đang trong tình trạng tốt.

Đức là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới, đứng thứ ba chỉ sau Trung Quốc và Mỹ.

Khủng hoảng năng lượng đang 'bào mòn' nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của Đức - Ảnh 1.

Xuất khẩu là lĩnh vực chính của Đức trong nhiều thập kỷ qua.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều lo lắng về mức độ ảnh hưởng của nền kinh tế quá phụ thuộc vào xuất khẩu sau một loạt các biến động trên thị trường toàn cầu trong vài năm trở lại đây.

Chiến tranh thương mại và căng thẳng ngày càng gia tăng giữa phương Tây và Trung Quốc; những cú sốc về nguồn cung trong thời gian xảy ra đại dịch và gần đây nhất là cuộc chiến ở Ukraina, tất cả đã làm đảo lộn trật tự của cái mà đã mang lại phần lớn sự thịnh vượng của nước Đức trong thời gian gần đây.

Andreas Nölke, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Goethe Frankfurt, nói: "Tôi nghĩ rằng trên thế giới không có nền kinh tế nào chịu tác động của những thay đổi trong quá trình toàn cầu hóa nhiều hơn nước Đức".

Nölke đã viết một cuốn sách có tựa đề "Chủ nghĩa xuất khẩu: Ma túy của Đức", trong đó ông lập luận rằng nước Đức đã trở nên "nghiện" nền tảng xuất khẩu hùng mạnh của mình và cần một mô hình kinh tế mới để đáp ứng nhu cầu của bối cảnh kinh tế toàn cầu đã thay đổi.

Ông nói: "Đức là một trong những quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ thời kỳ toàn cầu hóa mà chúng ta đã thấy kể từ năm 1990 đến nay và có lẽ ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhưng bây giờ bạn có thể thấy dữ liệu xung quanh toàn cầu hóa đang giảm dần. Tôi nghĩ rằng Đức đang gặp khó khăn".

Dữ liệu thương mại tháng 5 của Đức cho thấy mức thâm hụt thương mại đầu tiên của nước này trong hơn 30 năm, có nghĩa là nước này đã nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Carsten Brzeski, nhà kinh tế tại ngân hàng ING và là nhà phân tích kinh tế lâu năm của Đức, đã đánh giá tin tức này một cách rõ ràng.

"Cuộc chiến ở Ukraina đã chấm dứt mô hình kinh doanh của nền kinh tế Đức như chúng ta đã biết - một mô hình chủ yếu dựa trên nhập khẩu năng lượng giá rẻ và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp cho một thế giới ngày càng toàn cầu hóa", ông nói thêm.

Trong khi Nölke lập luận rằng rủi ro xuất khẩu của Đức đã rõ ràng trong nhiều năm, một trong những mối đe dọa mới nhất và cấp bách nhất là cuộc khủng hoảng xung quanh năng lượng của Nga, đặc biệt là khí đốt.

Khủng hoảng năng lượng đang 'bào mòn' nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của Đức - Ảnh 2.

Đức dựa vào khí đốt Nga để xuất khẩu.

Nền kinh tế lớn nhất châu Âu từng là một trong những nền kinh tế phụ thuộc nhiều nhất vào năng lượng của Nga trong nhiều thập kỷ, nhưng chiến tranh đã buộc họ phải suy nghĩ lại. Với việc EU gấp rút cắt giảm nhập khẩu năng lượng của Nga và chính Nga cũng cắt giảm lượng cung cấp, nhiều ngành công nghiệp xuất khẩu lớn ở Đức đang tự hỏi làm thế nào họ có thể tồn tại nếu không có nguồn năng lượng tương đối rẻ mà họ đã phụ thuộc bấy lâu nay.

Trong khi phần lớn sự tập trung vào tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng là đối với các hộ gia đình trong nước, song, theo các chuyên gia, ngành công nghiệp của Đức có khả năng bị ảnh hưởng nặng nề.

Một cuộc khảo sát đối với 3.500 công ty do Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (DIHK) thực hiện gần đây cho thấy, 16% công ty đang thu hẹp quy mô sản xuất hoặc ngừng một phần hoạt động kinh doanh do giá năng lượng tăng cao.

"Đây là những con số đáng báo động", chủ tịch DIHK Peter Adrian nói. "Chúng cho thấy giá năng lượng cao là một gánh nặng như thế nào".

Ngân hàng Commerzbank, một trong những công ty cho vay doanh nghiệp lớn nhất của Đức, tuần trước cho biết cuộc khủng hoảng khí đốt có thể dẫn đến một "cuộc suy thoái nghiêm trọng" và so sánh nó với hậu quả với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Một số lĩnh vực trong ngành công nghiệp của Đức đặc biệt sử dụng nhiều năng lượng, trong đó đặc biệt là lĩnh vực hóa chất.

Khoảng một phần ba trong số gần 30% thị phần năng lượng được sử dụng trực tiếp để sản xuất một số sản phẩm hóa học vào năm 2020.

Ngoài ra, một số lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng khác ở Đức bao gồm lĩnh vực kim loại, sản xuất luyện cốc và dầu khoáng, thủy tinh và gốm sứ. Điểm chung cho hầu hết tất cả các lĩnh vực là sử dụng nhiều năng lượng để tạo động lực cho xuất khẩu.

Vào đầu cuộc khủng hoảng, BASF của Đức, tập đoàn hóa chất lớn nhất thế giới, đã cảnh báo họ sẽ phải ngừng sản xuất nếu nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên giảm xuống còn 50% so với yêu cầu.

Khủng hoảng năng lượng đang 'bào mòn' nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của Đức - Ảnh 3.

Mức tiêu thụ năng lượng trong các lĩnh vực ở Đức.

Tuần trước, công ty đã chính thức tuyên bố sẽ cắt giảm sản lượng amoniac do chi phí năng lượng tăng cao, một quyết định có thể có tác động đến các lĩnh vực phụ thuộc vào amoniac như sản xuất nhựa, sản xuất phân bón và ngành công nghiệp đồ uống có ga.

Việc giảm amoniac đã từng được thực hiện trước đây, trong thời kỳ giá khí đốt cao. Tuy nhiên, Nölke coi đó là một ví dụ về việc mọi thứ có thể bắt đầu thay đổi trong dài hạn đối với ngành công nghiệp Đức.

Ông cũng nhấn mạnh các lĩnh vực nhạy cảm với giá cả khác và các nhà xuất khẩu có nguy cơ ngừng kinh doanh vì tình hình năng lượng, đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến các thành phần thép.

Ông nói: "Tôi nghĩ ví dụ điển hình nhất là ngành công nghiệp phụ tùng xe hơi và các công ty đang sản xuất phụ tùng cho các công ty ô tô lớn. Đây là một phần của các ngành đang gặp khó khăn vào lúc này", ông nói thêm.

Cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng nghiêm trọng, mối đe dọa hiện hữu đối với mô hình kinh tế dựa vào xuất khẩu của Đức đến từ nhiều yếu tố, chứ không chỉ là cuộc chiến ở Ukraina, điều đã tác động thị trường năng lượng toàn cầu.

Một nguyên nhân chính khác gây lo ngại là sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Đức - một tình huống mà các nhà phê bình cho là không thể chấp nhận được trong bối cảnh quan hệ giữa Trung Quốc và phương Tây ngày càng xấu đi, và tách khỏi Trung Quốc trở thành một mệnh lệnh kinh tế và chính trị.

Nölke nói: "Rõ ràng là hiện tại, các bộ phận lớn của ngành công nghiệp Đức ... đang phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Trung Quốc".

Cuộc khủng hoảng năng lượng chỉ là cuộc khủng hoảng mới nhất trong một loạt các mối đe dọa. Đối với đội quân các công ty xuất khẩu của Đức, trong vài năm tới.

N.MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement