Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Gây chiến với Trung Quốc là thảm họa chiến lược của Mỹ

Phân tích

02/02/2024 14:13

Mỹ thường xuyên mắc chứng "mất trí nhớ" lịch sử và ngạo mạn về công nghệ. Bài viết sau là một ví dụ nổi bật để chứng minh cho luận điểm này.

Kể từ khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, nước Mỹ đã thua trong mọi cuộc chiến mà nước này "khơi mào". Đúng vậy, Mỹ đã thua trong mọi cuộc chiến như: Chiến tranh Việt Nam, Afghanistan và Chiến tranh Iraq lần thứ hai. Tuy nhiên, Mỹ lại thắng trong Chiến tranh Lạnh vốn không phải là do nước này "kích hoạt".

Cuộc xâm lược Kuwait năm 1990 của Saddam Hussein đã gây ra phản ứng áp đảo của một liên minh quốc tế lớn do Mỹ dẫn đầu. Sau vụ khủng bố 11/9, Mỹ đã không cần phải xâm lược Afghanistan để tiêu diệt Al-Qaeda hay tiêu diệt Osama Bin Laden. Rốt cuộc Bin Laden bị tiêu diệt ở đâu? Ở Pakistan, chứ không phải Afghanistan.

Giờ đây, Mỹ đang lặp lại những đánh giá sai lầm lớn như vậy trong tư duy chiến lược và lập kế hoạch cho an ninh và quốc phòng của chính mình. Kể từ chiến lược xoay trục sang châu Á của cựu Tổng thống Barack Obama, các chính quyền kế tiếp là Donald Trump và Joe Biden đều làm theo. Kết quả là Mỹ hiện có một lực lượng quân sự được thiết kế để thực hiện một cuộc chiến (có lẽ là chống Trung Quốc) với chi phí khoảng 900 tỷ USD/năm.

Gây chiến với Trung Quốc là thảm họa chiến lược của Mỹ- Ảnh 1.

Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Ralph Johnson (DDG 114) tiến hành các hoạt động thường lệ ở eo biển Đài Loan, vào ngày 9/9/2023. Ảnh: AP

Và đây là một cuộc chiến mà Mỹ sẽ không hoặc không thể thắng bởi nhiều lý do. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã đúng khi cảnh báo rằng bất kỳ ai dự định tiến hành một cuộc chiến tranh trên bộ ở châu Á "cần phải kiểm tra tâm trí của họ". Trong trường hợp này, ý nghĩa của chiến thắng và giành chiến thắng là gì? Có thể vẫn chưa được xác định hoặc không có.

Hơn nữa, với tỷ lệ phí tổn cho vũ khí có thể nếu chiến tranh với Trung Quốc bùng nổ, Mỹ có năng lực trong khoảng 1 tháng (giống như ở Ukraine) trước khi "hết hàng tồn kho". Kịch bản được thảo luận nhiều nhất với tên gọi "Trận chiến eo biển Đài Loan" và khả năng đánh bại cuộc xâm lược và tấn công quân sự của Trung Quốc vào hòn đảo này. Điều này cần phải được xem xét lại một cách cẩn thận.

Dựa trên các cuộc xâm lược thực tế trong quá khứ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và Chiến tranh Triều Tiên (đặc biệt là ở Normandy năm 1944 và ở Okinawa một năm sau đó), sẽ cần tới 5.000 tàu thuyền và máy bay trở lên cùng hàng trăm nghìn binh sĩ và thủy quân lục chiến. Trong ngắn hạn, Trung Quốc sẽ không có năng lực này.

Tuy nhiên, giả sử Trung Quốc tiến hành một cuộc xâm lược hoặc bắn phá Đài Loan với các cuộc tấn công bằng đường không và tên lửa ồ ạt, Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan như thế nào?

Ngày nay, việc phát hiện một mục tiêu đồng nghĩa có thể phá hủy nó. Bất kể biện pháp đối phó là gì, nếu các nhóm tàu sân bay tấn công áp sát Đài Loan trong phạm vi 1.000 dặm chẳng hạn, hòn đảo này sẽ trở thành mục tiêu và có thể bị tên lửa Trung Quốc tấn công. Các tàu ngầm của Mỹ sẽ bị hạn chế về số lượng đạn dược và sẽ phải rời khỏi cuộc chiến sau khi sử dụng hết vũ khí.

Nếu Mỹ tấn công lục địa Trung Quốc thì tại sao Bắc Kinh không tấn công Guam, Hawaii hay lục địa Mỹ? Trong trường hợp thứ hai, liệu điều đó có viện dẫn Điều 5 Hiệp ước Washington 1949 của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong đó "tấn công vào một nước sẽ được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả?" NATO đã viện dẫn Điều 5 (lần đầu tiên) sau vụ khủng bố 11/9 ở Mỹ. NATO sẽ làm gì trong trường hợp này?

Với Trung Quốc là "kẻ dẫn đường" hoặc mối đe dọa chính, điều gì sẽ xảy ra nếu các cuộc chiến ở Ukraina và Gaza cũng như nỗ lực bảo vệ Biển Đỏ khỏi các cuộc tấn công của Houthi leo thang? Với chiến lược quân sự thiên về Trung Quốc, một cuộc chiến của Mỹ có được chuẩn bị cho các tình huống bất ngờ khác không? Nếu không, đã đến lúc xem xét lại chiến lược đó chưa?

Chiến tranh với Trung Quốc sẽ là một thảm họa chiến lược. Mỹ chưa giải thích làm thế nào một cuộc chiến như vậy có thể diễn ra và giành chiến thắng. Hậu quả kinh tế sẽ rất thảm khốc. Và một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc như thế nào? Có ai có thể trả lời những câu hỏi này không?

Gây chiến với Trung Quốc là thảm họa chiến lược của Mỹ- Ảnh 2.

Đảo Lieyu ở eo biển Đài Loan, gần Trung Quốc. Ảnh: Getty Images

Một giải pháp chiến lược rõ đến mức không ai thấy. Mỹ cần thay đổi trọng tâm của mình từ đảm nhận gánh nặng "cạnh tranh, ngăn chặn và đánh bại hoặc chiếm ưu thế" trước các đối thủ cụ thể (được nêu trong Chiến lược phòng thủ quốc gia) sang thông qua hợp tác với các đồng minh ở NATO và châu Á để ngăn chặn chiến tranh và sự leo thang của chiến tranh.

Phòng ngừa không phải là ngăn chặn mà mang tính chủ động hơn. Nói một cách đơn giản, thay vì giữ vai trò dẫn đầu trong chiến tranh, mục tiêu chiến lược của Mỹ phải là bảo vệ các đồng minh hiệp ước bằng cách giúp họ tự vệ. 

Hơn nữa, Mỹ phải ngừng nêu đích danh kẻ thù cụ thể. Nếu Trung Quốc, Nga, Iran hoặc những nước khác tuyên bố rằng chiến lược của họ là ngăn chặn và đánh bại Mỹ khi chiến tranh nổ ra, phản ứng của chúng ta sẽ như thế nào?

Một quan điểm chiến lược "sửa đổi" như vậy sẽ cho phép một lực lượng nhỏ hơn, ít tốn kém hơn được điều chỉnh cho nhiều tình huống bất ngờ (do phụ thuộc nhiều hơn vào các đồng minh). Tuy nhiên, nếu Mỹ tiếp tục gánh vác toàn bộ gánh nặng (một lần nữa nhằm vào Trung Quốc), thì Washington sẽ lặp lại những sai lầm chiến lược trong quá khứ.

Điều tồi tệ nhất sẽ là một cuộc chiến tranh với Trung Quốc mà không bao giờ cần phải tham chiến. Nhưng liệu có ai lắng nghe không?

(Nguồn: TTXVN/thehill)

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement