Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Franchise là gì? Những điều cần biết về Franchise

Kiến thức kinh tế

18/11/2022 11:28

Franchise là gì? Nhân tố tác động đến Franchise và Các loại hình Franchise phổ biến hiện nay.

Franchise là gì?

Franchise được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là nhượng quyền kinh doanh hay nhượng quyền thương hiệu là một hình thức cho phép một cá nhân, tổ chức kinh doanh một hình thức sản phẩm hoặc dịch vụ đã có thương hiệu từ trước đó ở trên thị trường. 

Theo đó thì phía bên nhượng quyền sẽ cung cấp cho bên mua những công thức, mô hình kinh doanh, cách thức vận hành kinh doanh...tùy vào các điều khoản hợp đồng đã được ký kết. Trong Franchise thì bên mua sẽ trả một khoản phí hoặc phần trăm theo doanh thu. Franchise bao gồm bên nhượng quyền (Franchisor) và bên nhận nhượng quyền (franchisee).

Về bản chất thì franchise là một hoạt động kinh doanh trong đó có thoả thuận của hai bên (bán, mua franchising) chuyển giao mô hình kinh doanh gắn liền với các đối tượng sở hữu trí tuệ… dựa trên cơ sở hợp đồng franchising.

Các loại hình Franchise phổ biến

Hiện tại, những mô hình về nhượng quyền thương mại đã và đang được đa dạng hóa hơn bao giờ hết, đi kèm với đó là những hình thức về nhượng quyền thương mại cũng đang dần trở nên linh hoạt. 

Nhưng tóm gọn lại thì Franchise hiện nay được sử dụng với 4 hình thức chính như sau:

+ Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện

Hình thức kinh doanh này có tên gọi tiếng Anh là "Full business format Franchise". Đây được xem là hình thức nhượng quyền hơn với yêu cầu từ cả 2 bên. 

Bên nhượng quyền sẽ chia sẻ và chuyển nhượng tối thiểu là 4 loại sản phẩm với tính chất cơ bản có liên hệ tới thương hiệu cũng như doanh nghiệp bao gồm:

- Hệ thống: Bao gồm mô hình, chiến lược kinh doanh, quy trình vận hành, chính sách quản lý và cả hỗ trợ hoạt động khai trường, hỗ trợ tiếp thị quảng cáo cho bên nhận nhượng quyền.

- Bí quyết của công nghệ sản xuất kinh doanh

- Hệ thống thương hiệu của sản phẩm/doanh nghiệp

- Sản phẩm và dịch vụ

Với hình thức này bên nhận nhượng quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền các khoản phí liên quan đến phí nhượng quyền ban đầu và phí hoạt động. Các khoản này thường được tính theo doanh số bán định kỳ.

Franchise là gì? Những điều cần biết về Franchise - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

+ Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn

Mục đích chính của hình thức kinh doanh này là cổ phần hóa bộ máy doanh nghiệp với phương thức nhượng quyền tham gia doanh nghiệp với nguồn vốn đổ vào ở tỷ lệ nhỏ.

+ Nhượng quyền góp mặt quản lý

Với hình thức như management Franchise này sẽ được thực hiện khi phía nhượng quyền đem tới người quản lý cũng như điều hành doanh nghiệp ngoài hoạt động chuyển về thương hiệu và hình thức kinh doanh, chiến lược kinh doanh mới.

+ Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện

Tiếng Anh của mô hình này có tên gọi là: "Non-business format Franchise". Nó được xếp vào hình thức nhượng quyền thứ tư, nhượng quyền kinh doanh không hoàn toàn. 

Khác với những hình thức kể trên thì hình thức này có phần nào đó "thoáng" hơn. Nó sẽ bao gồm nhượng quyền về công nghệ sản phẩm cũng như:

- Nhượng quyền thương hiệu (Brand Franchise/Trademarrk License).

- Nhượng quyền về phân phối dịch vụ sản phẩm (Products Distribution Franchise).

- Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm và tiếp thị (Marketing Franchise).

Nhân tố tác động đến Franchise

Việc phát triển một thương hiệu nhượng quyền hay kinh doanh NQTM tương đối phức tạp và chịu sự tác động của những nhân tố sau đây.

- Bản sắc thương hiệu: Đây chính là giá trị cốt lõi, là phần hồn của thương hiệu giúp tạo dấu ấn trong tâm trí khách hàng, giúp tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Chính bản sắc thương hiệu tạo ra lợi thế cạnh tranh tuyệt đối cho người nhận nhượng quyền bắt đầu khởi sự hoạt động kinh doanh.

- Sự tin tưởng tuyệt đối vào mô hình kinh doanh của người nhận nhượng quyền: Thiếu sự tin tưởng này người nhận nhượng quyền không thể đảm bảo được tính đồng bộ của toàn thể các cửa hàng trong cả hệ thống. Nghiêm trọng hơn, việc thiếu tin tưởng dẫn đến làm sai có thể phải nhận các mức kỉ luật từ người nhượng quyền. Việc này gây trở ngại cho việc mở rộng kinh doanh của hệ thống, sẽ gây thiệt hại cho cả hai bên.

- Sự am hiểu địa phương: Nhân tố đảm bảo sự hợp giữa đặc tính của sản phẩm với nhu cầu của khách hàng sở tại. Sự am hiểu này còn giúp người nhận nhượng quyền trong những việc liên quan đến bất động sản, nguồn cung hàng hóa, luật pháp, tài chính,...

- Chiến lược kinh doanh dài hạn và khả năng tài chính của người nhận nhượng quyền: Chi phí đầu tư ban đầu khá lớn, bao gồm phí nhượng quyền, chi phí đầu tư cửa hàng, nguồn hàng, một phần chi phí đào tạo, chi phí lao động,... 

Những chi phí này chỉ có thể được bù đắp và doanh nghiệp bắt đầu có lợi nhuận sau hàng năm, thậm chí vài năm. Do đó, người nhận nhượng quyền phải có tiềm lực tài chính và có kế hoạch rõ ràng để có thể tồn tại đén khi được hưởng thành quả.

Một số doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam

Franchise trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn ở nước ta ngày càng phát triển rộng rãi và nhận được sự quan tâm. Một số thương hiệu nổi tiếng với mô hình nhượng quyền tại Việt Nam:

- Pizza Hut: Thương hiệu pizza của Mỹ hiện đã có hơn 6000 nhà hàng với 16.000 cửa hàng trên hơn 100 quốc gia trên thế giới. Với thương hiệu này chi phí nhượng quyền sẽ rơi vào khỏng 300.000 – 2.200.000 USD.

- KFC: Đây là thương hiệu gà rán nổi tiếng trên khắp thế giới, hiện nay thương hiệu này đã có mặt trên khoảng 118 quốc gia khác nhau với tổng hơn 14000 cửa hàng. Chiếm 1/2 thị trường thức ăn nhanh trên toàn thế giới. Chi phí cho chuyển nhượng thương hiệu gà rán KFC sẽ rơi vào khoảng 1.300.000 đến 2.500.000 USD.

- Domio's Pizza: Đây là thương hiệu Pizza lớn thứ 2 ở Mỹ sau Pizza Hut nhưng lại lớn nhất toàn cầu với số lượng nhà hàng tới 12.000 tại hơn 80 quốc gia. Chi phí để nhượng quyền rơi vào khoảng 250.000 USD.

- Kichi Kichi: Đây là chuỗi nhà hàng chuyên về buffer lẩu tại Việt Nam. Chi phí để nhượng quyền cho Kichi Kichi rơi vào khoảng 300.000 USD.

- Jollibee: Đây là tập đoàn fast food lớn nhất tại châu Á. Jollibe hiện đã có hơn 100 của hàng tại thị trường Việt Nam. Chi phí để nhượng quyền thương hiệu này khoảng 250.000 – 300.000 USD.

- Lotteria: Đây là đối thủ nặng ký của KFC, chi phí nhượng quyền Lotteria rơi vào khoảng 250.000 USD.

- Buger King: Chi phí nhượng quyền cho thương hiệu này rơi vào khoảng 50.000 – 300.000 USD.

(Tổng hợp)

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement