11/10/2022 20:32
EPC là gì? Những điều cần biết về EPC
EPC là gì? Bản chất, ưu điểm và sự khác biệt giữa hợp đồng EPC và PPP.
EPC là gì?
EPC có tên tiếng anh (Engineering – Procurement of goods – Construction) được hiểu là hợp đồng tổng thầu thiết kế - cung ứng vật tư, thiết bị - xây dựng. Phía nhà thầu khi nhận được gói thầu cần thực hiện đầy đủ 3 công việc cơ bản sau:
+ Thực hiện tư vấn: Bao gồm khảo sát thực tế, đưa ra phương án thiết kế, giám sát thi công.
+ Cung ứng vật tư: Nhà thầu có trách nhiệm mua bán nguồn vật tư phục vụ cho quá trình thi công của công trình.
+ Thi công: Sau khi đã hoàn tất khâu tư vấn và cung ứng vật tư, nhà thầu sẽ chuyển sang giai đoạn thi công.
Thông thường hợp đồng EPC thường áp dụng cho những dự án xây dựng lớn với hơn 30% vốn đầu tư do nhà nước cung cấp. Hiểu nôm na thì đây là dạng hợp đồng cung ứng vật tư, kỹ thuật thiết kế và kiêm luôn khâu thi công xây dựng.
Những điều khoản về thời gian thi công, chất lượng công trình, công nghệ kỹ thuật, thời hạn hoàn thành,.. Đều được quy định chi tiết trong hợp đồng EPC.
Sự khác biệt giữa hợp đồng EPC và PPP
Bên cạnh hợp đồng EPC thì hợp đồng PPP cũng được sử dụng khá nhiều trong xây dựng. Vậy điểm khác biệt giữa hai loại hợp đồng này là gì? Chúng ta cùng phân tích qua một số yếu tố sau đây:
+ PPP là mô hình hợp tác công tư giữa Nhà nước và nhà đầu tư. Cả hai phía sẽ cùng nhau phối hợp thực hiện dự án xây dựng về kết cấu hạ tầng và cung cấp dịch vụ công trên cơ sở hợp đồng dự án để có thể kết hợp được những điểm mạnh của cả hai.
+ Hợp đồng EPC là được hiểu là những hợp đồng thuộc các dự án đầu tư xây dựng lớn với hơn 30% vốn đầu tư do nhà nước cung cấp. Nhà thầu sẽ thực hiện việc xây dựng công trình và khi hoàn thành thì công trình được bàn giao lại cho Nhà nước quản lý, vận hành.
Về thời gian
+ Với hợp đồng EPC, thời gian thực hiện dự án chỉ bao gồm thời gian chuẩn bị dự án và xây dựng công trình. So với thời hạn thực hiện của một dự án PPP thì nó ngắn hơn rất nhiều.
Về tài chính
+ Đối với dự án EPC, việc huy động tài chính sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với một dự án PPP.
Về trách nhiệm
+ Đối với các dự án áp dụng gói thầu EPC, nhà thầu sẽ chỉ có trách nhiệm huy động vốn để đảm bảo việc hoàn thành công trình xây dựng và thường thì ngay khi bàn giao công trình họ sẽ nhận được ngay khoản thanh toán.
+ Đối với các dự án áp dụng gói thầu PPP, nhà đầu tư sẽ phải đàm phán với các tổ chính tài chính để có được những khoản vay dài hạn và hoàn trả từ nguồn thu của dự án trong suốt thời hạn hợp đồng.
Bản chất của hợp đồng EPC là gì?
Theo nghị định 48/2010/CP-NĐ ngày 7/5/2010 của Chính Phủ quy định về hợp đồng trong hoạt động xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng có sử dụng 30% vốn Nhà nước trở lên thì định nghĩa là hợp đồng thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (viết tắt là EPC).
Hợp đồng EPC được áp dụng vào Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ trước. Việc chủ đầu tư sử dụng hợp đồng này là do không muốn tham gia sâu vào quá trình thực hiện dự án trên cơ sở cân nhắc các nguồn lực có sẵn, tính phức tạp của công trình, đồng thời muốn chuyển những rủi ro trong quá trình thực hiện sang cho nhà thầu EPC.
Hiện nay, hợp đồng EPC đang được nhiều chủ đầu tư trong nước và nước ngoài sử dụng cho các dự án công nghiệp ở Việt Nam.
Trên thế giới, khi áp dụng hợp đồng EPC người ta sử dụng phổ biến nhất bộ điều kiện hợp đồng EPC mẫu do Hiệp hội Quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC) ban hành, để thương thảo, đàm phán các hợp đồng EPC.
Với việc sử dụng điều kiện này, các bên chủ đầu tư và nhà thầu EPC có cách hiểu thống nhất về bản chất, quyền và nghĩa vụ của từng bên theo hợp đồng.
Ở Việt Nam những hợp đồng lớn được ký theo hình thức EPC như: Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lai II, Thủy điện Na Hang, Nhiệt điện Uông Bí mở rộng,…
Ưu điểm của hợp đồng EPC
Việc áp dụng hợp đồng EPC giúp khắc phục được nhiều nhược điểm cho cả chủ đầu tư lẫn nhà thầu, nhà tư vấn đều có lợi, có thể phát huy được đầy đủ vai trò, tính chủ động và sáng tạo của các chủ thể tham gia quá trình thực hiện, nâng cao hiệu quả thực hiện dự án hoặc gói thầu.
Đối với chủ đầu tư thì áp dụng hợp đồng EPC cho phép tận dụng được trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý của nhà thầu khi thực hiện dự án hoặc gói thầu trong quá trình thực hiện, do chỉ có 1 đầu mối chịu trách nhiệm nên chủ đầu tư cần ít nhân lực và chi phí quản lý dự án.
Bên cạnh, việc cung cấp tài chính cho dự án hay gói thầu cũng thuận lợi hơn, tiến độ thực hiện dự án cũng nhanh hơn. Nếu một phần các rủi ro xảy ra trong quá trình thiết kế, cung ứng và xây dựng công trình sẽ được phía nhà thầu chia sẻ.
Về phía nhà thầu thì hợp đồng EPC tạo điều kiện để nhà thầu chủ động linh hoạt hơn trong việc điều phối, kiểm tra công việc trên hiện trường theo tiến độ của hợp đồng mà không bị phụ thuộc vào sự kiểm tra giám sát thường xuyên của chủ đầu tư.
Qua đó, giảm được thời gian gián đoạn, tiết kiệm được một khoản chi phí cho việc kết hợp các khâu trong quá trình thực hiện.
Tuy nhiên, phương thức nghiệm thu, thanh toán của hợp đồng EPC đòi hỏi phía nhà thầu phải tổ chức tốt hệ thống quản lý chất lượng của mình để tự kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng và tiến độ thực hiện các công việc.
(Tổng hợp)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement